Trong bài thực hành đo gia tốc trọng trường của Trái Đất tại phòng thí nghiệm Vật lý Trường THPT Chuyên Tỉnh Thái Nguyên. Bạn Thảo Lớp Toán K29 đo chiều dài con lắc đơn có kết quả là l=100,00±1,00cm thì chu kì dao động T=2,00±0,01s. Lấy π2=9,87. Gia tốc trọng trường tại đó là:
Ta có chu kì T=2π√lg
⇒ Gia tốc rơi tự do: g=4π2lT2
+ Giá trị trung bình của gia tốc trọng trường: ¯g=4π2¯l¯T2=4π2.122=9,87m/s2
+ Sai số:
Δg¯g=Δl¯l+2ΔT¯T⇒Δg=(Δl¯l+2ΔT¯T)¯g⇒Δg=(1100+20,012)9,87=0,1974≈0,2m/s2
⇒g=¯g±Δg=9,87±0,2m/s2
Chọn C.
Một vật dao động điều hòa với gia tốc a được biểu diễn trên hình vẽ. Lấy π2 = 10. Phương trình dao động của vật là
Từ đồ thị, ta có gia tốc cực đại là:a0=25(cm/s2)
Chu kì dao động của vật là: T=2(s)⇒ω=2πT=2π2=π(rad/s)
Tại thời điểm đầu, gia tốc của vật bằng 0 và đang tăng, pha ban đầu là: φ=−π2(rad)
Phương trình gia tốc của vật là: a=25cos(πt−π2)(cm/s2)
Phương trình li độ của vật là: x=2,5cos(πt+π2)(cm)
Một chất điểm thực hiện dao động điều hòa với chu kì T=3,14s và biên độ A=1m. Tại thời điểm chất điểm đi qua vị trí cân bằng thì vận tốc của nó có độ lớn bằng:
Ta có:
+ Tần số góc: ω=2πT=2π3,14=2rad/s
+ Khi chất điểm qua vị trí cân bằng => vận tốc của nó có độ lớn cực đại vmax=ωA=2.1=2m/s
Một vật dao động điều hoà khi vật có li độ x1=3cm thì vận tốc của nó là v1=40cm/s, khi vật qua vị trí cân bằng vật có vận tốc v2=50cm/s. Li độ của vật khi có vận tốc v3=30cm/s là:
Ta có: A2=x2+v2ω2
+ Tại vị trí 1: A2=x21+v21ω2↔A2=32+402ω2 (1)
+ Tại vị trí 2 (vị trí cân bằng): {x=0v=ωA=50cm/s (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: {ω=10rad/sA=5cm
+ Tại vị trí 3: {x3=?v3=30cm/s
A2=x23+v23ω2↔52=x23+302102→x3=±4cm
Vậy li độ của vật khi có vận tốc v3=30cm/s là x3=±4cm
Phương trình dao động của một vật dao động điều hoà có dạng x=6cos(10πt+π)(cm). Li độ của vật khi pha dao động bằng (−600) là:
Ta có phương trình dao động của vật: x=6cos(10πt+π)(cm)
=> Li độ của vật khi pha dao động bằng −600 là: x=6cos(−600)=3cm
Một vật dao động điều hoà, trong thời gian 1 phút vật thực hiện được 30 dao động. Chu kì dao động của vật là:
Ta có: T=ΔtN=6030=2s
Phương trình dao động của vật có dạng x=−Asin(ωt). Pha ban đầu của dao động là:
Phương trình dao động của vật:
x=−Asin(ωt)=Asin(ωt+π)=Acos(ωt+π−π2)=Acos(ωt+π2)
Vậy pha ban đầu của dao động: φ=π2
Một vật dao động điều hoà có phương trình dao động là x=5cos(2πt+π3)cm. Lấy π2=10 . Gia tốc của vật khi có li độ x=3cm là:
Ta có: a=−ω2x=−(2π)2.3=−120cm/s
Một vật dao động điều hòa trên đoạn thẳng dài 10cm và thực hiện được 50 dao động trong thời gian 78,5 giây. Tìm vận tốc và gia tốc của vật khi đi qua vị trí có li độ x=−3cm theo chiều hướng về vị trí cân bằng.
+ Chu kì dao động của vật là: T=ΔtN=78,550=1,57s
+ Tần số góc của dao động: ω=2πT=2π1,57=4rad/s
+ Chiều dài quỹ đạo: L=2A=10cm→A=5cm
Khi vật qua vị trí có li độ x=−3cm theo chiều hướng về vị trí cân bằng thì vận tốc của vật dương (đang chuyển động theo chiều dương)
Áp dụng biểu thức A2=x2+v2ω2
Ta suy ra: v=ω√A2−x2=4√52−33=16cm/s=0,16m/s (do vật đang chuyển động theo chiều dương)
+ Gia tốc của vật khi đó: a=−ω2x=−42.(−3)=48cm/s2=0,48m/s2
Phương trình dao động của vật có dạng x=asinωt+acosωt. Biên độ dao động của vật là:
Ta có:
x=asinωt+acosωt=a√2cos(ωt−π4)
Vậy biên độ dao động của vật là: a√2
Trong chuyển động dao động điều hoà của một vật thì tập hợp ba đại lượng nào sau đây là không thay đổi theo thời gian?
Trong chuyển động dao động điều hòa của một vật thì:
+ Lực, li độ, vận tốc, gia tốc, động năng: thay đổi
Ta có:
- Li độ: x=Acos(ωt+φ)
- Vận tốc: v=Aωcos(ωt+φ+π2)
- Gia tốc: a=−ω2Acos(ωt+φ)
- Động năng: Wđ=12mv2
+ Biên độ (A), tần số (f), tần số góc (ω), năng lượng toàn phần (W): không thay đổi
Một vật dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Vận tốc của vật khi qua vị trí cân bằng là 62,8cm/s và gia tốc ở vị trí biên là 2m/s2. Lấy π2=10 . Biên độ và chu kì dao động của vật lần lượt là:
Ta có:
+ Khi vật ở vị trí cân bằng vận tốc đạt giá trị cực đại: vmax=ωA=62,8cm/s=0,628m/s (1)
+ Khi vật ở vị trí biên, gia tốc có độ lớn cực đại: amax=ω2A=2m/s2 (2)
Lấy (1)2(2) ta được: ω2A2ω2A=0,62822↔A=0,1972m=19,72cm≈20cm
Thay vào (1) ta suy ra: ω=vmaxA=0,6280,1972=3,1846rad/s
+ Chu kì dao động T=2πω=2π3,1846=1,973s≈2s
Một vật dao động điều hoà có quỹ đạo là một đoạn thẳng dài 10cm. Biên độ dao động của vật là:
Ta có chiều dài quỹ đạo của vật dao động điều hòa: L=2A=10cm→A=5cm
Một vật dao động điều hoà đi được quãng đường 16cm trong một chu kì dao động. Biên độ dao động của vật là:
Ta có, quãng đường vật đi được trong một chu kì S=4A=16cm→A=4cm
Một con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương thẳng đứng, trong quá trình dao động của vật lò xo có chiều dài biến thiên từ 20cm đến 28cm. Biên độ dao động của vật là:
Ta có: A=lmax−lmin2=28−202=4cm
Kết luận nào sau đây không đúng? Đối với một chất điểm dao động cơ điều hoà với tần số f thì
Ta có:
+ Li độ, vận tốc, gia tốc biến thiên điều hòa với tần số f , chu kì T và tần số góc ω
+ Động năng, thế năng biến thiên tuần hoàn với tần số f′=2f, chu kì T′=T2 và tần số góc ω′=2ω
Cơ năng của chất điểm dao động điều hoà tỉ lệ thuận với
Ta có cơ năng W=12kA2=12mω2A2
=> Cơ năng tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao động
Một vật dao động điều hòa có phương trình x=Acos(ωt+φ) . Gọi v và a lần lượt là vận tốc và gia tốc của vật. Hệ thức đúng là:
Hệ thức độc lập A – v – a: A2=v2ω2+a2ω4
Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật dao động với phương trình x1=A1cos(ωt+π3)cm thì cơ năng là W1. Khi vật dao động với phương trình x2=A2cos(ωt−π6)cm thì cơ năng là 3W1 . Khi dao động của vật là tổng hợp của hai dao động điều hòa trên thì cơ năng của vật là:
Ta có: x1=A1cos(ωt+π3)cm và x2=A2cos(ωt−π6)cm
Ta suy ra:
+ Cơ năng của dao động 1: W1=12kA21
Cơ năng của dao động 2: W2=12kA22=3W1
→A2=√3A1
+ Nhận thấy độ lệch pha của hai dao động: Δφ=π3−(−π6)=π2 => x1,x2 vuông pha với nhau
Ta suy ra, biên độ dao động tổng hợp: A=√A21+A22=√A21+3A21=2A1
=> Cơ năng của dao động tổng hợp: W=12kA2=12k.(2A1)2=4.12kA21=4W1
Một vật dao động điều hoà với chu kì T=2s, trong 2s vật đi được quãng đường 40cm. Khi t=0 , vật đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Phương trình dao động của vật là:
+ Ta có chu kì dao động của vật là T=2s
=> Trong 2s=1T vật đi được quãng đường S=4A=40cm→A=10cm
+ Tần số góc của dao động : ω=2πT=2π2=π(rad/s)
+ Tại t=0:{x=Acosφ=0v=−Asinφ>0→φ=−π2
Vậy phương trình dao động của vật là : x=10cos(πt−π2)cm