Đặt điện áp \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)\,\,\left( V \right)\)(t tính bằng s) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở 100 Ω, cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{2}{\pi }\,\,H\) và tụ điện có điện dung \(\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\,\,F\) mắc nối tiếp. Biểu thức cường độ dòng điện trong đoạn mạch là
Cảm kháng của cuộn dây và dung kháng của tụ điện là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{Z_L} = \omega L = 100\pi .\frac{2}{\pi } = 200\,\,\left( \Omega \right)\\{Z_C} = \frac{1}{{\omega C}} = \frac{1}{{100\pi .\frac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\,\,\left( \Omega \right)\end{array} \right.\)
Tổng trở của đoạn mạch là:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt {{{100}^2} + {{\left( {200 - 100} \right)}^2}} = 100\sqrt 2 \,\,\left( \Omega \right)\)
Cường độ dòng điện cực đại là:
\({I_0} = \frac{{{U_0}}}{Z} = \frac{{200\sqrt 2 }}{{100\sqrt 2 }} = 2\,\,\left( A \right)\)
Độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là:
\(\tan \varphi = \frac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R} = \frac{{200 - 100}}{{100}} = 1 \Rightarrow \varphi = \frac{\pi }{4}\,\,\left( {rad} \right)\)
Lại có: \(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} \Rightarrow {\varphi _i} = {\varphi _u} - \varphi = \frac{\pi }{4} - \frac{\pi }{4} = 0\,\,\left( {rad} \right)\)
Vậy biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là: i = 2cos100πt (A)
Cường độ dòng điện \(i = 2co{\rm{s100}}\pi {\rm{t}}\left( A \right)\) có pha tại thời điểm t là
Pha của dòng điện tại thời điểm t là \(100\pi t\).
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Đặt điện áp \(u = {U_0}co{\rm{s}}\omega {\rm{t}}\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
Đối với đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuẩn, ta có \({u_L} \bot i\)
\( \Rightarrow \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} + \frac{{u_L^2}}{{U_{0L}^2}} = 1\)
Khi \({u_L} = {U_{0L}} \Rightarrow \frac{{{i^2}}}{{I_0^2}} + \frac{{U_{0L}^2}}{{U_{0L}^2}} = 1 \Rightarrow i = 0\)
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu cuộn thuần cảm thì cường độ dòng điện chạy qua cuộn cảm
- Mạch chứa \(R:\) dòng điện cùng pha điện áp.
- Mạch chứa \(L:\) dòng điện trễ pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp.
- Mạch chứa \(C:\) dòng điện sớm pha \(\frac{\pi }{2}\) so với điện áp.
Đặt điện áp xoay chiều có biểu thức u = 200cos100πt (V), (t tính bằng giây) vào hai đầu một cuộn thuần cảm có độ tự cảm là 1/π (H). Cường độ dòng điện hiệu dụng qua cuộn cảm là
Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 100(\Omega ) \to I = \dfrac{U}{{{Z_L}}} = \dfrac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 {Z_L}}} = \sqrt 2 (A)\)
Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện
Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện, cường độ dòng điện sớm pha \(\dfrac{\pi }{2}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch.
Một mạch điện xoay chiều có u là điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch và i là cường độ tức thời qua mạch. Chọn phát biểu sai.
A, C, D – đúng
B – sai vì: Mạch chỉ có điện trở thì u và i cùng pha với nhau
Chọn phát biểu đúng
A - đúng
B, C – sai vì: điện áp và cường độ dòng điện trong mạch chỉ có điện trở biến thiên cùng tần số, cùng pha so với nhau.
D - sai vì: Nhiệt lượng tỏa ra ở điện trở thuần tỉ lệ với bình phương cường độ hiệu dụng qua nó
\(Q = {I^2}Rt = \frac{{I_0^2Rt}}{2}\)
Điều nào sau đây là sai khi nói về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần?
A, C, D - đúng
B - sai vì pha của dòng điện bằng với pha của điện áp chứ không phải luôn bằng 0.
Đặt vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần R một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)V\) thì cường độ dòng điện chạy qua điện trở có biểu thức \(i = {I_0}cos\left( {\omega t + {\varphi _i}} \right)A\), trong đó \({I_0}\) và \({\varphi _i}\) được xác định bởi các hệ thức tương ứng là:
Ta có:
+ Cường độ dòng điện cực đại trong mạch chỉ có R: \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{R}\)
+ Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch chỉ có R dao động cùng pha với nhau \( \to {\varphi _i} = {\varphi _u} = \frac{\pi }{3}\)
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm hai điện trở thuần \({R_1} = 15\Omega \) và \({R_2} = 25\Omega \) mắc nối tiếp với nhau. Đặt vào giữa hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = 110cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)V\). Kết luận nào sau đây là không đúng ?
Ta có,
+ Tổng trở của mạch: \(R{\rm{ }} = {\rm{ }}{R_1} + {\rm{ }}{R_2} = 15 + 25 = 40\Omega \)
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch: \(I{\rm{ }} = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{\dfrac{{110}}{{\sqrt 2 }}}}{{40}} = \dfrac{{11}}{{4\sqrt 2 }} \approx 1,94A\)
Cường độ dòng điện cực đại qua R1 và R2 là như nhau và bằng: \({I_{01}}{\rm{ = }}{{\rm{I}}_{02}} = {I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{R} = \dfrac{{110}}{{40}} = 2,75A\)
Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong mạch dao động cùng pha nhau
=> Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch: \(i = 2,75{\rm{cos}}\left( {{\rm{100}}\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)A\)
+ Điện áp cực đại qua \(R_1\) là \(U_{01}=I_0.R_1=41,25V\)
Điện áp cực đại qua \(R_2\) là \(U_{02}=I_0.R_2=68,75V\)
=> Phương án B - sai
Mắc điện trở \(R = 50\Omega \) vào mạng điện xoay chiều có điện áp \(u = 110\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \pi /2} \right)(V)\). Nhiệt lượng toả ra trên điện trở trong 15 phút là:
Ta có, cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{R} = \dfrac{{110\sqrt 2 }}{{50}} = \dfrac{{11\sqrt 2 }}{5}A\)
Nhiệt lượng tỏa ra trên R trong 15 phút là: \(Q = {I^2}Rt = \dfrac{{I_0^2Rt}}{2} = \dfrac{{{{\left( {\dfrac{{11\sqrt 2 }}{5}} \right)}^2}.50.15.60}}{2} = 217800J = 217,8kJ\)
Một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L được mắc vào điện áp xoay chiều có tần số \(f\). Chọn phát biểu sai.
A- sai vì: Cường độ dòng điện trong mạch chỉ có L trễ pha hơn điện áp u
B, C – đúng vì: \(I = \dfrac{U}{{{Z_L}}} = \dfrac{U}{{\omega L}} = \dfrac{U}{{2\pi fL}}\) => cường độ dòng điện tỉ lệ nghịch với L và f
D - đúng vì cường độ dòng điện biến thiên điều hòa với tần số f
Mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần với độ tự cảm \(L\). Đặt vào hai đầu cuộn cảm thuần một điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\left( {\omega t + \varphi } \right)V\), Cường độ dòng điện hiệu dụng của mạch được cho bởi biểu thức nào sau đây:
Với đoạn mạch chỉ có L thì cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I = \dfrac{U}{{{Z_L}}} = \dfrac{U}{{\omega L}}\)
Trong đó \(U\) - điện áp hiệu dụng
Đặt vào hai đầu cuộn cảm \(L = \frac{2}{\pi }H\) một mạch điện có biểu thức điện áp \(u = 120\sqrt 2 cos\left( {120\pi t + \frac{\pi }{4}} \right)V\). Cảm kháng của cuộn cảm là:
Từ phương trình điện áp, ta có tần số góc \(\omega = 120\pi \left( {rad/s} \right)\)
=> Cảm kháng của cuộn cảm: \({Z_L} = \omega L = 120\pi .\frac{2}{\pi } = 240\Omega \)
Đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm có hệ số tự cảm \(L\). Điện áp tức thời và cường độ dòng điện tức thời của mạch là \(u\) và \(i\). Điện áp cực đại và cường độ dòng điện cực đại là \({U_0},{I_0}\). Biểu thức nào sau đây là đúng?
Mạch chỉ có cuộn cảm nên điện áp nhanh pha hơn dòng điện góc \(\frac{\pi }{2}\)
Khi đó ta có:
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}u = {U_C}\cos (\omega t + {\varphi _u}) = {U_0}\cos (\omega t + {\varphi _u})\\i = {I_0}\cos (\omega t + {\varphi _u} - \frac{\pi }{2}) = {I_0}\sin (\omega t + {\varphi _u})\end{array} \right.\\ \to {\left( {\frac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\frac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\end{array}\)
Cho một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn cảm thuần. Tại thời điểm \({t_1}\) điện áp và dòng điện qua cuộn cảm có giá trị lần lượt là \(10V;0,3A\). Tại thời điểm \({t_2}\) điện áp và dòng điện qua cuộn cảm có giá trị lần lượt là \(6V;0,5A\). Cảm kháng của mạch có giá trị là:
Ta có:
Mạch chỉ có cuộn cảm nên điện áp nhanh pha hơn dòng điện góc π/2.
Khi đó ta có \({\left( {\dfrac{u}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{i}{I}} \right)^2} = 1\)
Tại thời điểm t1: \({\left( {\dfrac{{{u_1}}}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{{i{}_1}}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\)
Tại thời điểm t2: \({\left( {\dfrac{{{u_2}}}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{{i{}_2}}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\)
Từ đó ta được:
\(\begin{array}{l}{\left( {\dfrac{{{u_1}}}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{{i{}_1}}{{{I_0}}}} \right)^2} = {\left( {\dfrac{{{u_2}}}{{{U_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{{i{}_2}}{{{I_0}}}} \right)^2}\\ \to \dfrac{{u_1^2 - u_2^2}}{{U_0^2}} = \dfrac{{i_2^2 - i_1^2}}{{I_0^2}}\\ \to \dfrac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = \sqrt {\dfrac{{u_1^2 - u_2^2}}{{i_2^2 - i_1^2}}} = \sqrt {\dfrac{{{{10}^2} - {6^2}}}{{0,{5^2} - 0,{3^2}}}} = 20\end{array}\)
Mặt khác, ta có: \({Z_L} = \dfrac{{{U_0}}}{{{I_0}}} = 20\Omega \)
Đặt vào hai đầu tụ điện \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}F\) một điện áp xoay chiều \(u = 120\sqrt 2 cos\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{6}} \right)V\). Dung kháng của tụ điện có giá trị là:
Từ phương trình điện áp, ta có tần số góc: \(\omega = 100\pi \left( {rad/s} \right)\)
Dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{{2\pi }}}} = 200\Omega \)
Một mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt vào hai đầu tụ điện một điện áp \(u = U\sqrt 2 cos\left( {\omega t + \varphi } \right)V\). Cường độ dòng điện cực đại của mạch được xác định bởi biểu thức:
Ta có: Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \frac{{{U_0}}}{{{Z_C}}} = \frac{{U\sqrt 2 }}{{\frac{1}{{\omega C}}}} = U\sqrt 2 \omega C\)
Cho đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện với điện dung \(C = \dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }F\). Đặt điện áp xoay chiều có tần số \(50{\rm{ }}Hz\) vào hai đầu đoạn mạch. Tại thời điểm mà điện áp hai đầu mạch có giá trị \(100V\) thì cường độ dòng điện trong mạch là \(2{\rm{ }}A\). Điện áp hiệu dụng hai đầu tụ điện có giá trị là:
Dung kháng của mạch là : \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 50\Omega \)
Áp dụng hệ thức liên hệ ta được:
\(\begin{array}{l}{\left( {\dfrac{{{u_C}}}{{{U_{0C}}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{i}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\\ \leftrightarrow {\left( {\dfrac{{100}}{{50{I_0}}}} \right)^2} + {\left( {\dfrac{2}{{{I_0}}}} \right)^2} = 1\\ \leftrightarrow \dfrac{4}{{I_0^2}} + \dfrac{4}{{I_0^2}} = 1\\ \to {I_0} = 2\sqrt 2 A\\ \to {U_{0C}} = {I_0}{Z_C} = 2\sqrt 2 .50 = 100\sqrt 2 V\\ \to {U_C} = \dfrac{{{U_{0C}}}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{100\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }} = 100V\end{array}\)