Sóng truyền từ O đến M với vận tốc v=40cm/s, phương trình sóng tại O là u0=4sinπ2t(cm). Biết lúc thời điểm t thì li độ của phần tử M là −3cm , vậy lúc t+2(s) li độ của M là:
Trong khoảng thời gian Δt=(t+2)−t=2s, ta có:
+ Góc quét được Δφ=ωΔt=π2.2=π
+ Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Từ vòng tròn lượng giác, ta có: t+2s điểm M có li độ 3cm
Một sóng cơ ngang truyền trên một sợi dây rất dài có phương trình u=6cos(4πt−0,02πx); trong đó u và x có đơn vị là cm, t có đơn vị là giây. Hãy xác định li độ dao động của một điểm trên dây có toạ độ x=503cm tại thời điểm t=2s.
Ta có: u=6cos(4πt−0,02πx)
Thay x=503cm và t=2s vào, ta được: u=6cos(4π.2−0,02π.503)=6cos(23π3)=3cm
Một sóng cơ học lan truyền trên mặt nước với tốc độ 32cm/s. Phương trình sóng tại nguồn là u=4cos(2πt+π6)cm. Vận tốc của phần tử vật chất tại điểm M cách O một khoảng 16cm tại thời điểm t=2,5s là:
Ta có: λ=vf=322π2π=32cm
Phương trình dao động tại M cách O một khoảng x=16cm:
uM=4cos(2πt+π6−2πxλ)=4cos(2πt+π6−2π.1632)=4cos(2πt−5π6)cm
Phương trình vận tốc tại M:
vM=uM′=−8πsin(2πt−5π6)cm/s
=> Vận tốc tại M tại thời điểm t=2,5s:
vMt=2,5s=−8πsin(2π.2,5−5π6)=−8πsin(25π6)=−4πcm/s
Nguồn sóng ở O dao động với tần số 12Hz, dao động truyền đi với vận tốc 30cm/s theo phương Oy; trên phương này có hai điểm P và Q với PQ=6,25cm. Biên độ sóng bằng a=1cm và không thay đổi khi lan truyền . Nếu tại thời điểm t nào đó P có li độ 1cm thì li độ tại Q là:
+ Ta có, bước sóng: λ=vf=0,312=0,025m=2,5cm
+ Độ lệch pha giữa hai điểm P và Q là: Δφ=2πΔdλ=2π.6,252,5=5π=4π+π
Vẽ trên vòng tròn lượng giác ta được:
Từ vòng tròn lượng giác, ta có li độ tại Q là −1cm
Sóng có tần số 16Hz truyền trên chất lỏng với tốc độ 200cm/s, gây ra các dao động theo phương thẳng đứng của các phần tử chất lỏng. Hai điểm M và N thuộc mặt chất lỏng cùng phương truyền sóng cách nhau 21,875cm. Biết điểm M nằm gần nguồn sóng hơn. Tại thời điểm t điểm N hạ xuống thấp nhất. Hỏi sau đó thời gian ngắn nhất là bao nhiêu thì điểm M sẽ hạ xuống thấp nhất?
Ta có: λ=vf=20016=12,5cm
Chu kì: T=1f=116s
Độ lệch pha giữa hai điểm M và N là: Δφ=2πΔdλ=2π.21,87512,5=7π2=2π+3π2
=> M và N dao động vuông pha nhau
Vì M gần nguồn sóng hơn => M nhanh pha hơn N 1 góc 3π2
Tại thời điểm t: N đang ở biên âm, M đang ở VTCB theo chiều âm
=> Thời gian ngắn nhất điểm M hạ xuống thấp nhất (biên âm) là: Δt=T4=1164=164s
Sóng truyền theo phương ngang trên một sợi dây dài với tần số 15Hz. Điểm M trên dây tại một thời điểm đang ở vị trí cao nhất và tại thời điểm đó điểm N cách M 5cm đang đi qua vị trí có li độ bằng nửa biên độ và đi lên. Coi biên độ sóng không đổi khi truyền. Biết khoảng cách MN nhỏ hơn bước sóng của sóng trên dây. Chọn đáp án đúng cho tốc độ truyền sóng và chiều truyền sóng.
Ta có:
+ Điểm M ở vị trí cao nhất tức là biên dương.
+ Điểm N qua vị trí có li độ bằng A2 và đang đi lên
Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Ta có 2 trường hợp của góc lệch pha giữa M và N:
+ TH 1: M, N lệch pha nhau: Δφ=π3
ΔφMN=2πΔdλ=π3→λ=6Δd=6.5=30cm→v=λf=30.15=450cm/s=4,5m/s
M sớm pha hơn N => Sóng truyền từ M đến N
+ TH 2: M, N lệch pha nhau Δφ=5π3
ΔφMN=2πΔdλ=5π3→λ=65Δd=65.5=6cm→v=λf=6.15=90cm/s
Do N sớm pha hơn M
=> Sóng truyền từ N đến M
Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau λ3. Tại thời điểm t, khi li độ dao động tại M là uM=+6cm thì li độ dao động tại N là uN=−6cm. Biên độ sóng bằng :
Ta có:
Độ lệch pha giữa hai điểm MN là: Δφ=2πΔdλ=2πλ3λ=2π3
Giả sử dao động tại M sớm pha hơn dao động tại N.
Cách 1: Dùng phương trình sóng
Ta có thể viết:
uM=Acosωt=+6cm(1)uN=Acos(ωt−2π3)=−6cm(2)
Lấy (1) + (2), ta được:
uM+uN=0=Acosωt+Acos(ωt−2π3)↔2Acosπ3cos(ωt−π3)=0→ωt−π3=π2+kπ→ωt=5π6+kπ
Thay vào (1), ta được: Acos(5π6+kπ)=2
Do A > 0,
Acos(5π6−π)=6→Acos(−π6)=6→A=4√3cm
Cách 2: Sử dụng vòng tròn lượng giác
Xác định tọa độ N, M trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Từ vòng tròn lượng giác, ta có:
∠NOK=∠KOM=Δφ2=π3→Asinπ3=6cm→A=4√3cm
Một sóng cơ học lan truyền dọc theo một đường thẳng có phương trình sóng tại nguồn O là: uO=Asin(2πTt+π3)(cm) Một điểm M cách nguồn O bằng 13 bước sóng ở thời điểm t=T2 có ly độ uM=3(cm) Biên độ sóng A là:
+ Ta có:
uO=Asin(2πTt+π3)(cm)→uM=Asin(2πTt+π3−2πxλ)cm
+ Thay t=T2 và x=λ3 vào phương trình dao động tại M, ta được:
uM=Asin(2πTt+π3−2πxλ)↔Asin(2πTT2+π3−2πλ3λ)=3→Asin(2π3)=3→A=2√3cm
Một sóng cơ lan truyền từ nguồn O, dọc theo trục Ox với biên độ sóng không đổi, chu kì sóng T và bước sóng λ. Biết rằng tại thời điểm t=0, phần tử tại O qua vị trí cân bằng theo chiều dương và tại thời điểm t=2T phần tử tại điểm M cách O một đoạn d=λ8 có li độ là −3cm. Biên độ sóng là :
Ta có:
- Phương trình sóng tại O: u0=Acos(ωt−π2)cm
- Phương trình sóng tại M: uM=Acos(ωt−π2−2πdλ)cm
Tại t=2T và d=λ8
uM=Acos(2πT2T−π2−2πλ8λ)=−3cm→Acos(13π4)=−3→A=3√2cm
Trên một sợi dây dài vô hạn có một sóng cơ lan truyền theo phương Ox với phương trình sóng u=4cos(5πt−πx4)(cm) ( trong đó t tính bằng s; x tính bằng m). M, N là hai điểm nằm cùng phía so với O cách nhau 6m. Biết sóng truyền từ M đến N. Tại cùng một thời điểm khi phần tử M đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì phần tử N như thế nào?
+ Từ phương trình sóng, ta có: 2πxλ=πx4→λ=8m
+ Độ lệch pha giữa 2 điểm M, N là: Δφ=2πxλ=2π.68=3π2
Ta có, sóng truyền từ M đến N
=> M nhanh pha hơn N một góc 3π2
=> Khi M đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương thì N đi qua vị trí biên dương
Cho phương trình sóng: u=asin(4πt+π4−2πx3)(m,s). Phương trình này biểu diễn:
+ Ta có: u=asin(4πt+π4−2πx3)(m,s)
=> Sóng chạy theo chiều dương của trục x
2πxλ=2πx3→λ=3m
+ Vận tốc truyền sóng: v=λf=λω2π=3.4π2π=6m/s
Một nguồn O dao động với tần số f=60Hz tạo ra sóng trên mặt nước có biên độ 3cm (coi như không đổi khi sóng truyền đi). Biết khoảng cách giữa 4 gợn lồi liên tiếp là 9cm. Điểm M nằm trên mặt nước cách nguồn O đoạn bằng 5cm. Chọn t=0 là lúc phần tử nước tại O đi qua vị trí cân bằng theo chiều dương. Tại thời điểm t1 li độ dao động tại M bằng 2cm. Li độ dao động tại M vào thời điểm t2=(t1+1,2)s bằng bao nhiêu ?
+ Tần số góc: ω=2πf=2π.60=120π(rad/s)
+ Góc quyét của M từ t1 đến t2 là: Δφ=ωΔt=120π.1,2=144π
=> Li độ của M tại t1 và t2 cùng pha nhau
=> Tại t2 M có li độ là 2cm
Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây rất dài với biên độ không đổi, ba điểm A, B và C nằm trên sợi dây sao cho B là trung điểm của AC. Tại thời điểm t1, li độ của ba phần tử A, B, C lần lượt là – 2,4mm; 0 mm; 2,4 mm. Nếu tại thời điểm t2, li độ của A và C đều bằng +3,2 mm, thì li độ của phần tử tại B là:
Xác định tọa độ các điểm tại các thời điểm t1 và t2
Từ vòng tròn lượng giác, ta có:
B quay góc 900
=> Tại t2 li độ B chính bằng biên độ
A, C cũng tương tự
Ta có:
2,42A2+3,22A2=1→A=√2,42+3,22=4mm
Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ 3cm, chu kì truyền sóng 0,5s. Vận tốc truyền sóng là 32cm/s. Sóng truyền từ O đến M. Viết phương trình sóng tại M cách O d=50cm.
+ Biên độ sóng: A=3cm
+ Bước sóng: λ=vT=32.0,5=16cm
+ Tần số góc: ω=2πT=2π0,5=4πrad/s
PT sóng tại M:
uM=3cos(4πt−2πdλ)=3cos(4πt−2π.5016)=3cos(4πt−25π4)=3cos(4πt−25π4)cm
Một sợi dây đàn hồi nằm ngang có điểm đầu O dao động theo phương đứng với biên độ 3cm, chu kì truyền sóng 0,5s. Vận tốc truyền sóng là 32cm/s. Sóng truyền từ O đến M. Viết phương trình sóng tại M cách O d=50cm.
+ Biên độ sóng: A=3cm
+ Bước sóng: λ=vT=32.0,5=16cm
+ Tần số góc: ω=2πT=2π0,5=4πrad/s
PT sóng tại M:
uM=3cos(4πt−2πdλ)=3cos(4πt−2π.5016)=3cos(4πt−25π4)=3cos(4πt−π4)cm
Một sóng cơ học truyền theo phương Ox với biên độ coi như không đổi. Tại O, dao động có dạng u=acosωt(cm). Điểm M cách xa tâm dao động O là 23 bước sóng ở thời điểm bằng 0,5 chu kì thì li độ sóng có giá trị là 3cm. Phương trình dao động ở M thỏa mãn hệ thức nào sau đây:
PT sóng tại O: u=acosωt(cm)
PT sóng tại M:
uM=acos(ωt±2πdλ)=acos(ωt±2π2λ3λ)=acos(ωt±4π3)
Tại thời điểm t=0,5T thì u=3cm
uM=acos(ωT2±4π3)=acos(2πT.T2±4π3)=acos(2πT.T2±4π3)=3cm↔acos(π±4π3)=3cm→a=6cm
=> Phương trình sóng tại M: uM=6cos(ωt−4π3)cm
Một dao động lan truyền trong môi trường từ điểm N đến điểm M cách N một đoạn 0,5(m) với vận tốc 1,2(m/s) . Biết phương trình sóng tại N có dạng uN=0,2cos(4πt)m. Viết biểu thức sóng tại M:
Bước sóng: λ=vT=v2πω=1,22π4π=0,6m
Sóng truyền từ N đến M, ta có phương trình sóng tại M là:
uM=0,2cos(4πt−2πdλ)=0,2cos(4πt−2π0,50,6)=0,2cos(4πt−5π3)m
Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với vận tốc 6m/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là: uO=6cos(5πt+π3)cm. Phương trình sóng tại M nằm trước O và cách O một khoảng 50cm là:
+ Bước sóng: λ=vT=v2πω=62π5π=2,4m
+ Do M nằm trước O, ta có phương trình dao động của M là:
uM=6cos(5πt+π3+2πdλ)=6cos(5πt+π3+2π0,52,4)=6cos(5πt+3π4)cm
Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(8πt-0,04πx) (cm) (x tính bằng cm, t tính bằng s). Li độ của phần tử sóng tại vị trí cách nguồn 25 cm, ở thời điểm t = 3 s là
Li độ của phần tử sóng là:
u = 5cos(8πt-0,04πx) = 5cos(8π.3-0,04π.25) = -5 (cm)
Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t0, tốc dộ dao động của các phần tử tại B và C đều bằng v0. còn phần tử tại trung điểm D của BC đang ở biên. Ở thời điểm t1, vận tốc của các phần tử tại B và C có giá trị đều bằng v0 thì phần tử tại D lúc đó đang có tốc độ bằng:
Ở thời điểm t0, tốc dộ dao động của các phần tử tại B và C đều bằng v0. còn phần tử tại trung điểm D của BC đang ở biên biểu diễn trên vòng tròn lượng giác ta được
Ở thời điểm t1, vận tốc của các phần tử tại B và C có giá trị đều bằng v0 khi biểu diễn trên đường tròn lượng giác ta có
Do ^COB=const và vận tốc tại t0 và t1 bằng nhau nên φ=φ1=π4
Tại t1 vận tốc tại D đạt giá trị cực đại nên {cosφ=v1vmaxsinφ=v2vmax=>vmax=√v20+v20=√2v0