Mạch điện nối tiếp gồm điện trở \(R\), cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L\) thay đổi được và tụ điện có điện dung \(C\). Điện áp hai đầu là \(U\) ổn định, tần số \(f\). Thay đổi \(C\) để \({U_{Lmax}}\). Chọn hệ thức sai?
Ta có L thay đổi để UL max, khi đó: \({U_{Lm{\rm{ax}}}} = \dfrac{{U_R^2 + U_C^2}}{{{U_C}}} = \dfrac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R}\)
\(\left\{ \begin{array}{l}{U_{RC}} \bot {U_{AB}}\\U_{L\max }^2 = {U^2} + U_{RC}^2 = {U^2} + U_R^2 + U_C^2\\U_{L\max }^{}.{U_R} = U.{U_{RC}}\\\dfrac{1}{{U_R^2}} = \dfrac{1}{{{U^2}}} + \dfrac{1}{{U_{RC}^2}}\end{array} \right.\)
=> Các phương án:
+ A, B, C – đúng
+ D – sai vì: \(\dfrac{1}{{U_R^2}} = \dfrac{1}{{{U^2}}} + \dfrac{1}{{U_{RL}^2}}\)
Cho mạch điện RLC nối tiếp. Trong đó \(R = 80\Omega \), \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }F\) và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch là \(u = 200cos(100\pi t){\rm{ }}V.\)Độ tự cảm của cuộn dây để điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm L cực đại là:
Ta có: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\Omega \)
L biến thiên để UL max khi đó: \({Z_L} = \dfrac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\)
\( \to {Z_L} = \dfrac{{{{80}^2} + {{100}^2}}}{{100}} = 164\Omega \)
Mặt khác: \({Z_L} = \omega L \to L = \dfrac{{{Z_L}}}{\omega } = \dfrac{{164}}{{100\pi }} = \dfrac{{1,64}}{\pi }(H)\)
Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp có điện áp hai đầu đoạn mạch là \(u = 180\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t){\rm{ }}V\). Biết \(R = 30\Omega \) , \({Z_C} = 40\Omega \) và độ tự cảm L thay đổi (cuộn dây thuần cảm). Xác định L để \({U_L}\) cực đại và giá trị cực đại của \({U_L}\) và cảm kháng khi đó bằng bao nhiêu?
L biến thiên để \({U_L}\) max khi đó: \({Z_L} = \dfrac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\) và \({U_{Lm{\rm{ax}}}} = \dfrac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R}\)
\( \to {Z_L} = \dfrac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}} = \dfrac{{{{30}^2} + {{40}^2}}}{{40}} = 62,5\Omega \)
\({U_{Lm{\rm{ax}}}} = \dfrac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R} = \dfrac{{120\sqrt {{{30}^2} + {{40}^2}} }}{{30}} = 300(V)\)
Cho mạch điện xoay chiều như hình vẽ. Điện áp xoay chiều giữa hai đầu đoạn mạch có dạng \(u = 100\sqrt 2 {\rm{cos}}(100\pi t){\rm{ }}V\). Điều chỉnh L đến khi điện áp \({U_{AM}}\) đạt cực đại thì \({U_{MB}} = 240V\). Điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm cực đại có giá trị bằng:
L biến thiên để \({U_L}\) max, khi đó:
\(\begin{array}{l}U_{L\max }^2 = {U^2} + U_{RC}^2 = {U^2} + U_{MB}^2 = {100^2} + {240^2}\\ \to {U_L} = 260(V)\end{array}\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi \(L\) đến khi \(L = {L_0}\) thì cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại. Khi đó:
Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì cường độ dòng điện trong mạch đạt cực đại khi đó, xảy ra cộng hưởng điện
\({Z_L} = {Z_C} \leftrightarrow \omega {L_0} = \dfrac{1}{{\omega C}} \to {L_0} = \dfrac{1}{{{\omega ^2}C}}\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi \(L\) đến khi \(L = {L_0}\) thì tổng trở của mạch cực tiểu. Khi đó:
Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì tổng trở của mạch cực tiểu \(\left( {{Z_{\min }}} \right)\) khi đó, xảy ra cộng hưởng điện
\({Z_L} = {Z_C} \leftrightarrow \omega {L_0} = \dfrac{1}{{\omega C}} \to {L_0} = \dfrac{1}{{{\omega ^2}C}}\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi \(L\) đến khi \(L = {L_0}\) thì điện áp và cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với nhau. Khi đó:
Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì điện áp và cường độ dòng điện trong mạch cùng pha với nhau khi đó, xảy ra cộng hưởng điện
\({Z_L} = {Z_C} \leftrightarrow \omega {L_0} = \dfrac{1}{{\omega C}} \to {L_0} = \dfrac{1}{{{\omega ^2}C}}\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì công suất \({P_{max}}\). Khi đó, \(Z\) tổng trở và công suất cực đại \({P_{max}}\) đó được xác định bởi biểu thức:
\(L\) thay đổi để \({P_{max}}\) , khi đó, mạch xảy ra cộng hưởng
\({Z_L} = {Z_C}\) và \(\left\{ \begin{array}{l}{Z_{\min }} = R\\{I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R}\\{U_{{R_{max}}}} = U\\{P_{{\rm{max}}}} = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\end{array} \right.\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì điện áp \({U_{{R_{max}}}}\). Khi đó, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đó được xác định bởi biểu thức:
\(L\) thay đổi để \({U_{{R_{max}}}}\) , khi đó, mạch xảy ra cộng hưởng
\({Z_L} = {Z_C}\) và \(\left\{ \begin{array}{l}{Z_{\min }} = R\\{I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R}\\{U_{{R_{max}}}} = U\\{P_{{\rm{max}}}} = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\end{array} \right.\)
Trong mạch điện xoay chiều gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì điện áp hiệu dụng trên hai đầu tụ điện đạt cực đại. Khi đó, điện áp hiệu dụng trên cuộn cảm đó được xác định bởi biểu thức:
L thay đổi để \({U_{Cmax}}\), khi đó mạch xảy ra cộng hưởng điện
\({Z_L} = {Z_C}\) và \(\left\{ \begin{array}{l}{Z_{\min }} = R\\{I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R}\\{U_{{R_{max}}}} = U\\{P_{{\rm{max}}}} = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\end{array} \right.\)
Ta có, điện áp hiệu dụng trên hai đầu cuộn cảm: \({U_L} = I.{Z_L} = \dfrac{U}{R}{Z_L} = \dfrac{U}{R}{Z_C}\) (vì \({Z_L} = {Z_C}\))
Trong mạch điện xoay chiều gồm \(R,{\rm{ }}L,{\rm{ }}C\) mắc nối tiếp. Cho \(C,{\rm{ }}R,\omega \) không đổi. Thay đổi L đến khi \(L = {L_0}\) thì trong mạch xảy ra cộng hưởng. Phát biểu nào sau đây là đúng?
\(L\) thay đổi để mạch xảy ra cộng hưởng khi đó: \({Z_L} = {Z_C}\) và \(\left\{ \begin{array}{l}{Z_{\min }} = R\\{I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R}\\{U_{{R_{max}}}} = U\\{P_{{\rm{max}}}} = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\end{array} \right.\)
A – sai vì: \({Z_{\min }} = R\)
B – sai vì: \({I_{max}} = \dfrac{U}{R}\)
C - đúng
D - sai vì khi đó u và i cùng pha với nhau \(\left( {{\varphi _u} = {\varphi _i}} \right)\)
Đoạn mạch xoay chiều RLC, gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm thay đổi được, điện trở thuần \(R = 60\Omega \)và tụ điện có điện dung C. Hiệu điện thế hai đầu mạch \(u = 120\sqrt 2 cos(100\pi t)V\). Khi thay đổi độ tự cảm của cuộn dây thì cường độ hiệu dụng đạt giá trị lớn nhất là:
\(L\) thay đổi để \({I_{max}}\), khi đó: \({I_{{\rm{max}}}} = \dfrac{U}{R} = \dfrac{{\dfrac{{120\sqrt 2 }}{{\sqrt 2 }}}}{{60}} = 2(A)\)
Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(R = 80\Omega ,{\rm{ }}C = \dfrac{{200}}{\pi }\mu F\), L thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều \(u = 160cos(100\pi t + \dfrac{\pi }{3})V\). Khi \(L = {L_0}\) thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở đạt giá trị cực đại. Khi đó, biểu thức điện áp giữa hai đầu tụ điện là:
- Ta có: L biến thiên để \({U_{Rmax}}\) khi mạch xảy ra hiện tượng cộng hưởng điện: \({Z_L} = {Z_C}\)
+ Cường độ dòng điện cực đại khi đó: \({I_0} = \dfrac{{{U_0}}}{R} = \dfrac{{160}}{{80}} = 2(A)\)
+ Mạch xảy cộng hưởng => u, i cùng pha \( \to {\varphi _i} = {\varphi _u} = \dfrac{\pi }{3}\left( {rad} \right)\)
- Dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{200.10}^{ - 6}}}}{\pi }}} = 50\Omega \)
- Hiệu điện thế cực đại giữa hai đầu tụ điện: \({U_{0C}} = {I_0}{Z_C} = 2.50 = 100(V)\)
- Mặt khác, ta có \({u_C}\) chậm pha hơn \(i\) một góc \(\dfrac{\pi }{2}(ra{\rm{d}})\)
\( \to {\varphi _{{u_C}}} = {\varphi _i} - \dfrac{\pi }{2} = \dfrac{\pi }{3} - \dfrac{\pi }{2} = - \dfrac{\pi }{6}\left( {rad} \right)\)
=> Biểu thức điện áp giữa hai đầu cuộn cảm: \({u_C} = 100c{\rm{os}}\left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{6}} \right)V\)
Đặt điện áp \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t)V}}\) vào hai đầu đoạn mạch nối tiếp gồm \(R = 40\Omega ,\)cuộn cảm có độ tự cảm L có thể thay đổi được và tụ điện có điện dung C. Khi \(L = {L_1} = \dfrac{1}{{2\pi }}H\) thì cường độ dòng điện qua mạch cực đại. Khi \( {L_1} = \dfrac{{{L}}}{2}\) thì điện áp ở hai đầu cuộn cảm đạt cực đại. Tần số góc \(\omega \) bằng?
Ta có:
+ Khi \(L = {L_1}\): cường độ dòng điện qua mạch cực đại
=> Khi đó mạch cộng hưởng: \({Z_C} = {Z_{{L_1}}}\)(1)
+ Khi \(L = 2{L_1} \to {Z_L} = 2{Z_{{L_1}}}\): thì \({U_L}max\) , khi đó ta có:
\({Z_L} = \dfrac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}} = 2{Z_{{L_1}}}\) (2)
Từ (1) và (2): \( \to \dfrac{{{R^2} + {Z_C}^2}}{{{Z_C}}} = 2{Z_{{L_1}}} = 2{Z_C} \to R = {Z_L} = {Z_{{C_1}}} = 40\Omega \)
Mặt khác: \({Z_{{L_1}}} = \omega {L_1} \to \omega = \dfrac{{{Z_{{L_1}}}}}{{{L_1}}} = \dfrac{{40}}{{\dfrac{1}{{2\pi }}}} = 80\pi \left( {rad/s} \right)\)
Một đoạn mạch RLC không phân nhánh (hình dưới) gồm điện trở \(R = 80\Omega \), tụ điện có dung kháng bằng điện trở và cuộn cảm thuần có L thay đổi được. Mắc vào hai đầu đoạn mạch xoay chiều có điện áp hiệu dụng không đổi và tần số \(50Hz\). Điều chỉnh L để điện áp giữa hai đầu AN cực đại, giá trị của L là:
L thay đổi để URL max khi đó: \({Z_L} = \dfrac{{{Z_C}}}{2} = \dfrac{R}{2} = \dfrac{{80}}{2} = 40\Omega \)
Mặt khác: \({Z_L} = \omega L \to L = \dfrac{{{Z_L}}}{\omega } = \dfrac{{{Z_L}}}{{2\pi .f}} = \dfrac{{40}}{{2\pi 50}} = \dfrac{2}{{5\pi }}(H)\)
Đặt điện áp xoay chiều có tần số \(50Hz\) và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu mạch AB gồm biến trở \(R\), tụ điện \(C\) và cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) thay đổi được như hình vẽ. Khi \(L = L_1\) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu AM không phụ thuộc vào \(R\). Ứng với mỗi giá trị của \(R\), khi \(L = L_2\) thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tích \(L_1L _2\) theo \(R\). Để công suất tiêu thụ của mạch ứng với mỗi \(R\) đạt cực đại thì giá trị của \(L\) là
+ L thay đổi để UAM = \(\dfrac{U}{{\sqrt {{R^2} + Z_{LC}^2} }}.\sqrt {{R^2} + Z_C^2} \) không phụ thuộc vào R nên
\({R^2} + Z_C^2 = {R^2} + Z_{LC}^2 \to Z_C^2 = {({Z_L} - {Z_C})^2} \Rightarrow {Z_{L1}} = 2{Z_C}\) (1)
+ L thay đổi để UL max nên \({Z_{L2}} = \dfrac{{{R^2} + Z_C^2}}{{{Z_C}}}\) (2)
+ Nhìn vào đồ thị ta thấy khi R = 100Ω thì \({L_1}{L_2} = \dfrac{4}{{{\pi ^2}}} \Rightarrow {Z_{L1}}{Z_{L2}} = \dfrac{4}{{{\pi ^2}}}.{\omega ^2} = 40000\) (3)
Từ (1), (2), (3) ta được ZC= 100Ω
Để công suất tiêu tụ của mạch cực đại thì ZL = ZC = 100Ω \( \Rightarrow L = \dfrac{1}{\pi }(H)\)
Cho đoạn mạch điện xoay chiều RLC có L thay đổi được. Khi \(L = {L_1}\) và \(L = {L_2}\) thì tổng trở của mạch không thay đổi. Khi đó \({Z_{{L_1}}} + {Z_{{L_2}}} = ?\)
Khi \({Z_1} = {Z_2}\)
\({R^2} + {({Z_{L1}} - {Z_C})^2} = {R^2} + {({Z_{L2}} - {Z_C})^2} \to \left| {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right| = \left| {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right|\)
Với \({Z_{{L_2}}} > {Z_{{L_1}}}\) \( \to {Z_{L1}} + {Z_{L2}} = 2{Z_C}\)
Cho mạch điện gồm R, L, C mắc nối tiếp. Cho \(R = 20\Omega ,{\rm{ }}C = 125{\rm{ }}(\mu F)\), L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = 40cos(100t + \pi /2){\rm{ }}V\). Giảm L để cảm kháng giảm từ \(60\Omega \) đến \(20\Omega \), thì công suất tiêu thụ trên mạch:
Ta có:
L thay đổi \({P_{max}}\) khi \({Z_L} = {Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{{{100.125.10}^{ - 6}}}} = 80\Omega \)
Mặt khác: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R = \dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}}}R\)
Khi giảm L để cảm kháng giảm từ \(60\Omega \) đến \(20\Omega \)thì tổng trở của mạch tăng dần => P giảm
=> Công suất tiêu thụ trên mạch giảm dần theo sự giảm của cảm kháng
Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 {\rm{cos}}\omega {\rm{t (V)}}\) (với \(\omega \) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch AB gồm đoạn mạch AM nối tiếp đoạn mạch MB. Đoạn mạch AM có điện trở thuần R, đoạn mạch MB có cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch AM và độ lớn góc lệch pha của cường độ dòng điện so với điện áp u khi \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}{L_1}\) là \(U\) và \({\varphi _1}\), còn khi \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}{L_2}\) thì tương ứng là \(\sqrt 3 U\) và \({\varphi _2}\). Biết \({\varphi _1} + {\varphi _2} = {90^0}\). Hệ số công suất của mạch khi \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}{L_1}\) là:
Ta có:
Khi \(L{\rm{ }} = {\rm{ }}{L_1}\) thì \({U_{AM1}} = {\rm{ }}{U_{R1}} = {\rm{ }}U\)
Khi L = L2 thì
\({\varphi _1} + {\varphi _2} = \dfrac{\pi }{2} \to \tan {\varphi _1}\tan {\varphi _2} = - 1 \to \dfrac{{{Z_{L1}} - {Z_C}}}{R}.\dfrac{{{Z_{L2}} - {Z_C}}}{R} = - 1{\rm{ }}(1)\)
Mặt khác: ta có
\(\begin{array}{l}\dfrac{{{U_{R1}}}}{{{U_{R2}}}} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }} \to {I_2} = \sqrt 3 {I_1} \to {Z_1} = \sqrt 3 {Z_2}\\ \leftrightarrow \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}} = \sqrt 3 \sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}^2}} \\ \leftrightarrow {\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)^2} - 2{R^2} - 3{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)^2} = 0{\rm{ (2)}}\end{array}\)
Chia cả hai vế của (2) cho \(\left( {{Z_{L2}} - {\rm{ }}{Z_C}} \right)\) kết hợp với (1), ta được: \(\dfrac{{{{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}}}{{{{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}^2}}} + 2\dfrac{{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}}{{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}} - 3 = 0{\rm{ }} \to \left[ \begin{array}{l}\dfrac{{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}}{{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}} = 1(Loai)\\\dfrac{{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}}{{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}} = - 3\end{array} \right.\)
Với \(\dfrac{{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}}{{\left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)}} = - 3 \to - \dfrac{{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}}{3} = \left( {{Z_{L2}} - {Z_C}} \right)\)
Thay vào (1) =>\({\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)^2} = 3{R^2}\)
Hệ số công suất của mạch khi \(L = {L_1}\) : \({\rm{cos}}{\varphi _1} = \dfrac{R}{{{Z_1}}} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_{L1}} - {Z_C}} \right)}^2}} }} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + 3{R^2}} }} = \dfrac{R}{{2R}} = \dfrac{1}{2}\)
Cho đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp; trong đó R và C không đổi, còn L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 {\rm{cos(}}\omega {\rm{t + }}{\varphi _u})\) (với \(U,\omega \) không đổi). Điều chỉnh L tới giá trị L1 thì hiệu điện thế hiệu dụng hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại và bằng \({U_{Lmax}}\). Gọi \({U_{Cmax}}\) là giá trị hiệu điện thế hiệu dụng cực đại ở hai đầu tụ điện. Cho biết \({U_{L\max }} = \sqrt {10} {U_{Rm{\rm{ax}}}}\) . Hệ thức nào sau đây là đúng?
- L biến thiên để \({U_{Rmax}},{\rm{ }}{U_{Cmax}}\) <=> cộng hưởng điện
Khi đó: \(\left\{ \begin{array}{l}{U_{{R_{{\rm{max}}}}}} = U\\{U_{{C_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{U}{R}{Z_C}\end{array} \right.\)
- L biến thiên để \({U_{Lmax}}\)
Khi đó: \({U_{{L_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R}\)
Theo đề bài, ta có:
\(\begin{array}{l}{U_{{L_{{\rm{max}}}}}} = \sqrt {10} {U_{{R_{{\rm{max}}}}}} = \sqrt {10} U\\ \to \dfrac{{U\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}{R} = \sqrt {10} U \to \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt {10} R\\ \to {R^2} + Z_C^2 = 10{R^2}\\ \to Z_C^2 = 9{R^2} \to {Z_C} = 3R\end{array}\)
=> Tỉ số: \(\dfrac{{{U_{{C_{{\rm{max}}}}}}}}{{{U_{{L_{{\rm{max}}}}}}}} = \dfrac{{\dfrac{U}{R}{Z_C}}}{{\sqrt {10} U}} = \dfrac{{{Z_C}}}{{\sqrt {10} R}} = \dfrac{{3R}}{{\sqrt {10} R}} = \dfrac{3}{{\sqrt {10} }}\)