Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp được mắc vào điện áp \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t\) (\(U\) không đổi). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại khi
Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp được mắc vào điện áp (\(U\) không đổi). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt giá trị cực đại khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng: \({\omega ^2}LC{\rm{ }} = {\rm{ }}1\)
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Đặt điện áp \(u = 100cos\left( {\omega t + \frac{\pi }{6}} \right)\left( V \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là \(i = 2cos\left( {\omega t + \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
Ta có, độ lệch pha của u so với i: \(\Delta \varphi = \frac{\pi }{6} - \frac{\pi }{3} = - \frac{\pi }{6}\)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch: \(P = UI\cos \varphi = \frac{{100}}{{\sqrt 2 }}.\frac{2}{{\sqrt 2 }}.\cos \left( { - \frac{\pi }{6}} \right) = 50\sqrt 3 {\rm{W}}\)
Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất nhỏ nhất. Với R là điện trở thuần, L là độ tự cảm, C là điện dung:
Ta có: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Mạch chỉ có C có hệ số công suất nhỏ nhất vì \(cos\varphi = 0\)
Công suất của một đoạn mạch RLC nối tiếp có tính cảm kháng \(\left( {{Z_L} > {Z_C}} \right)\). Nếu ta giảm tần số của dòng điện thì hệ số công suất của mạch:
+ Ta có, hệ số công suất: \(cos\varphi = \dfrac{R}{Z} = k\)
+ Mạch có tính cảm kháng: \({Z_L} > {Z_C}\)
+ Độ lớn hiệu số cảm kháng và dung kháng: \(\left| {{Z_L} - {Z_C}} \right| = \left| {\omega L - \dfrac{1}{{\omega C}}} \right| = \left| {2\pi fL - \dfrac{1}{{2\pi fC}}} \right|\)
Khi ta giảm tần số của dòng điện thì khi đó:
+ Hiệu số cảm kháng và dung kháng giảm dần về 0, khi đó hệ số công suất tăng dần đến \({k_0}\)
+ Sau đó độ lớn hiệu số cảm kháng và dung kháng tăng dần từ 0 đến giá trị nào đó => hệ số công suất \(k\) giảm từ \({k_0}\)
Vậy khi giảm tần số của dòng điện thì hệ số công suất k tăng lên rồi giảm
Công suất của một đoạn mạch R, L, C nối tiếp không phụ thuộc vào:
Ta có: Công suất \(P = UIcos\varphi = {\rm{ }}UI\dfrac{R}{Z} = \dfrac{U}{Z}IR = {I^2}R\)
=> Công suất không phụ thuộc vào pha ban đầu của dòng điện qua mạch
Một đoạn mạch không phân nhánh có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn \(\dfrac{\pi }{2}\)
Ta có, biểu thức tính độ lệch pha của u so với i: \(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)
Theo đề bài, ta có dòng điện sớm pha hơn hiệu điện thế một góc nhỏ hơn \(\dfrac{\pi }{2}\)
=> Mạch gồm R, L,C với \({Z_L} < {Z_C}\) hoặc mạch chỉ gồm tụ điện và điện trở R
Ta xét các phương án:
+ A – sai vì: mạch có thể có cuộn cảm với \({Z_L} < {Z_C}\)
+ B – sai vì: hệ số công suất của mạch khác không ( do mạch gồm R, L,C với \({Z_L} < {Z_C}\) hoặc mạch chỉ gồm tụ điện và điện trở R mà hệ số công suất \(cos\varphi = \dfrac{R}{Z}\) => \(cos\varphi \ne 0\))
+ C – đúng vì: Ta có, cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch: \(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)
=> Khi ta tăng tần số dòng điện lên thì cảm kháng tăng và dung kháng giảm => tổng trở của mạch tăng => cường độ dòng điện trong mạch giảm
+ D – sai vì: Ta có, cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch: \(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{U}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\)
=> Khi ta tăng tần số dòng điện lên thì cảm kháng tăng và dung kháng giảm => tổng trở của mạch tăng => cường độ dòng điện trong mạch giảm
Đoạn mạch RLC nối tiếp có hệ số công suất lớn nhất khi?
Ta có, mạch RLC mắc nối tiếp có hệ số công suất lớn nhất khi: \({Z_L} = {Z_C}\)
Khi đó, ta có:
+ \(\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} \to T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {LC} \)
+ Công suất cực đại: \({P_{{\rm{max}}}} = UI\)
+ Tổng trở khi đó: \(Z = R\)
+ \(U = {U_R}\)
=> Các phương án:
A – đúng
B, C, D - sai
Cho mạch điện xoay chiều AB gồm hai đoạn mạch AM chỉ chứa C và đoạn mạch MB chỉ chứa cuộn dây mắc nối tiếp. Biết UAM =\(\sqrt 2 \)UMB và uAB nhanh pha \(\dfrac{\pi }{6}\)so với uAM. Biết hệ số công suất của cuộn dây không vượt quá giá trị \(0,72\). Hệ số công suất của cuộn dây bằng
+ Dễ dàng nhận ra cuộn dây có điện trở thuần => \(0 < \varphi < {90^0}\).
+ Áp dụng hàm sin trong tam giác, ta có: \(\dfrac{{{U_{MB}}}}{{\sin \dfrac{\pi }{6}}} = \dfrac{{{U_{AM}}}}{{\sin ({\varphi _d} + \dfrac{\pi }{3})}}\).
+ Chuẩn hóa: UMB =1 => \({U_{AM}} = \sqrt 2 .\) \(\sin ({\varphi _d} + \dfrac{\pi }{3}) = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }} \to \left\{ \begin{array}{l}{\varphi _d} + \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{\pi }{4} \to {\varphi _d} < 0:loai\\{\varphi _d} + \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{{3\pi }}{4} \to {\varphi _d} = \dfrac{{5\pi }}{{12}}\end{array} \right.\)
+ Hệ số công suất của cuộn dây: \({\rm{cos}}{\varphi _d} = c{\rm{os}}\dfrac{{5\pi }}{{12}} = \)\(\dfrac{{\sqrt 6 - \sqrt 2 }}{4}\)
Một đoạn mạch xoay chiều có biểu thức điện áp đặt vào hai đầu đoạn mạch \(u = 80\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)V\), dòng điện xoay chiều qua mạch có biểu thức \(i = 4cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)A\). Công suất tiêu thụ của mạch điện là:
Ta có:
+ Độ lệch pha của u so với i: \(\varphi = \dfrac{{2\pi }}{3} - \dfrac{\pi }{4} = \dfrac{{5\pi }}{{12}}\)
+ Hiệu điện thế hiệu dụng: \(U = 80V\)
Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I = \dfrac{4}{{\sqrt 2 }} = 2\sqrt 2 A\)
=> Công suất tiêu thụ của mạch điện: \(P = UIcos\varphi = 80.2\sqrt 2 .cos\dfrac{{5\pi }}{{12}} = 58,56W\)
Đoạn mạch nối tiếp có \(R = 24\Omega \); \(L = \dfrac{{0,5}}{\pi }(H)\)và \(C = \dfrac{5}{{3\pi }}{.10^{ - 4}}\left( F \right)\). Mắc mạch điện mạch điện có biểu thức điện áp \(u = 65\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)V\). Công suất toả nhiệt của đoạn mạch là:
Ta có:
+ Cảm kháng: \({Z_L} = \omega L = 100\pi .\dfrac{{0,5}}{\pi } = 50\Omega \)
+ Dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{5.10}^{ - 4}}}}{{3\pi }}}} = 60\Omega \)
+ Tổng trở của mạch: \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} = \sqrt {{{24}^2} + {{(50 - 60)}^2}} = 26\Omega \)
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch: \(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{65}}{{26}} = 2,5(A)\)
+ Công suất tỏa nhiệt : \(P = {I^2}R = 2,{5^2}.24 = 150{\rm{W}}\)
Một dòng điện có cường độ \(i = 2cos100\pi t\left( A \right)\) chạy qua đoạn mạch chỉ có điện trở \(100 Ω\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là \(P = R{I^2} = 100.{\left( {\sqrt 2 } \right)^2} = 200W\)
Mạch điện RLC nối tiếp được mắc vào mạng điện \(220V - 50Hz\). Cho biết công suất của mạch điện là \(100W\) và hệ số công suất là \(0,6\). Giá trị của R là:
Ta có:
Công suất tiêu thụ của mạch điện: \(P = UIcos\varphi \to I = \dfrac{P}{{Uc{\rm{os}}\varphi }} = \dfrac{{100}}{{220.0,6}} = 0,7575(A)\)
Tổng trở : \(Z = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{220}}{{0,7575}} = 290,4\Omega \)
Hệ số công suất : \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = 0,6 \to R = 0,6.Z = 0,6.290,4 = 174,24\Omega \)
Cuộn dây có điện trở thuần \(R = 50\Omega \) và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều \(U = 110{\rm{ }}V\) có tần số \(f = 60Hz\). Cho biết công suất của mạch điện là \(100W\). Giá trị của L là:
Ta có:
+ Công suất tiêu thụ của mạch điện: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R\)
+ Do mạch là cuộn dây có điện trở thuần và độ tự cảm L => tổng trở của mạch: \(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} \)
\( \to P = \dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + Z_L^2}}R \leftrightarrow 100 = \dfrac{{{{110}^2}}}{{{{50}^2} + {Z_L}^2}}50 \to {Z_L} = 59,6\Omega \)
+ Mặt khác, ta có: \({Z_L} = \omega L = 2\pi fL \to L = \dfrac{{{Z_L}}}{{2\pi f}} = \dfrac{{59,6}}{{2\pi .60}} = 0,158(H)\)
Một mạch điện gồm điện trở mắc nối tiếp với tụ điện. Biết điện trở có giá trị \(R = 40\Omega \), tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}(F)\) được mắc vào mạng điện xoay chiều \(220{\rm{ }}V{\rm{ }}-{\rm{ }}50Hz\). Hệ số công suất của mạch là:
Ta có:
+ Dung kháng: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{3\pi }}}} = 30\Omega \)
+ Tổng trở của mạch: \(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_C}^2} = \sqrt {{{40}^2} + {{30}^2}} = 50\Omega \)
+ hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{40}}{{50}} = 0,8\)
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là \(U\), \({U_C}\) và \({U_L}\) . Biết \(U = \dfrac{{{U_C}}}{{\sqrt 2 }} = \sqrt 2 {U_L}\). Hệ số công suất của mạch là:
Ta có:
+ Điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch:
\(\begin{array}{l}U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + {\left( {\dfrac{U}{{\sqrt 2 }} - \sqrt 2 U} \right)^2}\\ \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + \dfrac{{{U^2}}}{2}\\ \leftrightarrow U_R^2 = \dfrac{{{U^2}}}{2} \to {U_R} = \dfrac{U}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)
+ Hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{{U_R}}}{U} = \dfrac{{\dfrac{U}{{\sqrt 2 }}}}{U} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn AM gồm điện trở thuần \({R_1} = 40\Omega \) mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{4\pi }}F\), đoạn mạch MB gồm điện trở thuần \({R_2}\) mắc với cuộn thuần cảm. Đặt vào A, B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt là \({u_{AM}} = 50\sqrt 2 cos\left( {100\pi t -\dfrac{7\pi }{12}} \right)V\); \({u_{MB}} = 150cos\left( {100\pi t} \right)V\). Hệ số công suất của đoạn mạch AB là:
+ Xét đoạn mạch AM: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = {Z_C} = 40\Omega \Rightarrow {\varphi _{AM}} = - \dfrac{\pi }{4}\\{Z_{AM}} = 40\sqrt 2 \Rightarrow I = \dfrac{{{U_{AM}}}}{{{Z_{AM}}}} = 0,625\sqrt 2 A\end{array} \right.\)
Theo đề bài, \({u_{MB}}\) nhanh pha hơn \({u_{AM}}\) góc \(\dfrac{\pi }{4}\) nên nhanh pha hơn i góc \(\dfrac{\pi }{3}\)
\(\begin{array}{l} \to \tan \varphi = \dfrac{{{Z_L}}}{{{R_2}}} = \sqrt 3 \\ \to {Z_L} = \sqrt 3 {R_2}\end{array}\)
+ Xét đoạn mạch MB:
\(\begin{array}{l}{Z_{MB}} = \dfrac{{{U_{MB}}}}{I} = 120 = \sqrt {R_2^2 + Z_L^2} = 2{R_2}\\ \to \left\{ \begin{array}{l}{R_2} = 60\Omega \\{Z_L} = 60\sqrt 3 \Omega \end{array} \right.\end{array}\)
Hệ số công suất của mạch AB là \(cos\varphi = \dfrac{{{R_1} + {R_2}}}{{\sqrt {{{({R_1} + {R_2})}^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} = \dfrac{{40 + 60}}{{\sqrt {{{\left( {40 + 60} \right)}^2} + \left( {60\sqrt 3 - 40} \right)} }} \approx 0,84\)
Đặt vào 2 đầu mạch điện có 2 phần tử C và R với điện trở \(R = {Z_C} = 50\Omega \) một nguồn điện tổng hợp có biểu thức \(u{\rm{ }} = 100 + 220\sqrt 2 cos\left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{4}} \right)V\) công suất tỏa nhiệt trên điện trở:
Hiệu điện thế của đoạn mạch là tổng hợp của 2 thành phần:
+ Phần không đổi: U’=100V phần này không tạo ra dòng điện vì đoạn mạch chứa C ( Tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua)
+ Phần xoay chiều: \(u = 220\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t + }}\dfrac{\pi }{4})V\)
Tổng trở của đoạn mạch là:
\(\begin{array}{l}Z = \sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt {{{50}^2} + {{50}^2}} = 50\sqrt 2 \\ \to I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{220}}{{50\sqrt 2 }} = 2,2\sqrt 2 A\end{array}\)
Công suất tiêu thụ của mạch là: \(P = {I^2}R = {\left( {2,2\sqrt 2 } \right)^2}.50 = 484{\rm{W}}\)
Cho đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r. Biết \(L = C{R^2} = C{r^2}\) Đặt vào đoạn mạch điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t(V)\) thì điện áp hiệu dụng của đoạn mạch RC gấp \(\sqrt 3 \) lần điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây. Hệ số công suất của đoạn mạch là
Ta có:
\(\begin{array}{l}L = {R^2}C = {r^2}C \leftrightarrow \dfrac{L}{C} = {R^2} = {r^2}\\ \to {Z_L}.{Z_C} = {R^2} = {r^2}\end{array}\)
Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch RC gấp \(\sqrt 3 \) lần điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây
\(\begin{array}{l}I.\sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt 3 .I.\sqrt {{r^2} + Z_L^2} \\ \leftrightarrow {R^2} + Z_C^2 = 3({r^2} + Z_L^2)\\ \leftrightarrow {Z_L}.{Z_C} + Z_C^2 = 3{Z_L}.{Z_C} + 2Z_L^2\\ \leftrightarrow {Z_C}({Z_L} + {Z_C}) = 3{Z_L}({Z_L} + {Z_C})\\ \to {Z_C} = 3{Z_L}\\ \to {R^2} = 3Z_L^2\\ \to R = \sqrt 3 Z{}_L\end{array}\)
=> Hệ số công suất của đoạn mạch là:
\(\cos \varphi = \dfrac{{R + r}}{{\sqrt {{{(R + r)}^2} + {{({Z_L} - Zc)}^2}} }} = \dfrac{{2R}}{{\sqrt {4{R^2} + 4Z_L^2} }} = \dfrac{{2\sqrt 3 {Z_L}}}{{\sqrt {4.3.Z_L^2 + 4Z_L^2} }} = \dfrac{\sqrt 3}{2}\)
Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc \(\omega\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Hệ số công suất của mạch bằng:
Hệ số công suất: \(\cos \varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{\left( {L\omega - \dfrac{1}{{C\omega }}} \right)}^2}} }}\)
Đặt điện áp \(u = 100\cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{4}} \right)V\) vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp. Khi đó dòng điện trong mạch có biểu thức \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{{12}}} \right)A\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
Từ phương trình điện áp và cường độ dòng điện, ta có:
+ Độ lệch pha của \(u\) so với \(i\): \(\varphi ={ - \dfrac{\pi }{4} - \dfrac{\pi }{{12}}}=-\dfrac{\pi}{3}\)
+ Điện áp hiệu dụng: \(U=\dfrac{U_0}{\sqrt{2}}=\dfrac{100}{\sqrt{2}}=50\sqrt{2}V\)
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng: \(I=\dfrac{I_0}{\sqrt{2}}=\dfrac{2}{\sqrt{2}}=\sqrt{2}A\)
=> Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là : \(P = UI\cos \varphi = 50\sqrt 2 .\sqrt 2 .\cos \left( -\dfrac{\pi}{3} \right) = 50W\)