Đặt vào hai đầu đoạn mạch chi có điện trở thuần \(R\) điện áp xoay chiều \(u = {U_0}\cos (\omega t )\) (\(U_0\) và \(ω\) là hằng số). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch này là
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch chỉ có điện trở thuần: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R} = \dfrac{{U_0^2}}{{2R}}.\)
Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R và tụ điện mắc nối tiếp thì dung kháng của tụ điện là ZC. Hệ số công suất của đoạn mạch là:
Hệ số công suất của mạch gồm R và C:
\(\cos \varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }}\)
Đặt vào hai đầu điện trở một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi và tần số f thay đổi được. Khi f = f0 và f = 2f0 thì công suất tiêu thụ của điện trở tương ứng là P1 và P2. Hệ thức nào sau đây đúng?
Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở, công suất tiêu thụ không phụ thuộc vào tần số:
\(P=\dfrac{U^2}{R}\)
=> \(P_1=P_2\)
Đặt điện áp xoay chiều u = 100cos100πt (V) vào hai đầu một đoạn mạch thì dòng điện chạy trong mạch có cường độ \(i = 5\cos (100\pi t + \dfrac{\pi }{3})(A)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch:\(P = UI\cos \varphi = \dfrac{{100.5}}{2}.c{\rm{os}}\dfrac{\pi }{3} = 125W\)
Đề thi THPT QG - 2020
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng \(U\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu \(R\) là \({U_R}\). Hệ số công suất của đoạn mạch là \(cos\varphi \). Công thức nào sau đây đúng?
Hệ số công suất của đoạn mạch:
\(cos\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{{U_R}}}{U}\)
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + φ) (ω>0) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần \(R\) và tụ điện có điện dung \(C\) mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch là
Hệ số công suất của đoạn mạch:\(\cos \varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + Z_C^2} }} = \dfrac{R}{{\sqrt {{R^2} + {{(\omega C)}^{ - 2}}} }}\)
Đoạn mạch AB gồm hai đoạn AD và DB ghép nối tiếp. Điện áp tức thời trên các đoạn mạch và dòng điện qua chúng lần lượt có biểu thức \({u_{AD}} = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,\left( V \right)\); \({u_{DB}} = 100\sqrt 6 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( V \right)\); \(i = 2\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{3}} \right)\,\,\left( A \right)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là
Ta có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
\(\begin{array}{l}{u_{AB}} = {u_{AD}} + {u_{DB}} = 100\sqrt 2 \angle \dfrac{\pi }{2} + 100\sqrt 6 \angle \dfrac{{2\pi }}{3} = 100\sqrt {14} \angle 1,9\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{U_{0AB}} = 100\sqrt {14} \,\,\left( V \right) \Rightarrow {U_{AB}} = \dfrac{{{U_{0AB}}}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{100\sqrt {14} }}{{\sqrt 2 }} = 100\sqrt 7 \,\,\left( V \right)\\{\varphi _u} = 1,9\,\,\left( {rad} \right) \Rightarrow \Delta \varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = 1,9 - \dfrac{\pi }{3} = 0,853\,\,\left( {rad} \right) = 48,{86^0}\end{array} \right.\end{array}\)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
\(P = UI\cos \Delta \varphi = 100\sqrt 7 .2.cos48,86 = 348\,\,\left( W \right)\)
Đặt một điện áp \(u = 220\sqrt 2 co{\rm{s100}}\pi {\rm{t}}\left( V \right)\) vào hai đầu một đoạn mạch R, L, C ghép nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mạch có biểu thức \(i = 5\sqrt 2 co{\rm{s}}\left( {100\pi t - \frac{\pi }{3}} \right)\left( A \right)\). Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
Độ lệch pha của u và i: \(\varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = 0 - \left( { - \frac{\pi }{3}} \right) = \frac{\pi }{3}\)
Hệ số công suất: \(\cos \varphi = \cos \frac{\pi }{3} = \frac{1}{2}\)
Một trạm phát điện dùng để cung cấp điện cho một khu dân cư. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu trạm phát điện là U, điện trở của toàn bộ hệ thống dây dẫn là R, cường độ dòng điện hiệu dụng trong dây dẫn là I. Công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng là:
Công suất hao phí trong quá trình truyền tải điện năng là:
\(P = {I^2}R\)
Công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức:
Công suất của dòng điện xoay chiều được tính theo công thức:
\(P = UI\cos \varphi \)
Trong đoạn mạch RLC nối tiếp, gọi Z là tổng trở của mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch được tính bởi:
Hệ số công suất của đoạn mạch: \(cos\varphi = \dfrac{R}{Z}\)
Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất. Với R là điện trở thuần, L là độ tự cảm, C là điện dung:
Ta có: \({\rm{cos}}\varphi {\rm{ = }}\frac{R}{Z}\)
=> Mạch chỉ có R hoặc mạch có RLC mắc nối tiếp trong đó ZL = ZC thì cho hệ số công suất lớn nhất bằng 1
Công suất của một đoạn mạch RLC nối tiếp có tính dung kháng (ZL < ZC). Nếu ta tăng tần số của dòng điện thì hệ số công suất của mạch:
Ta có, hệ số công suất:
\({\rm{cos}}\varphi {\rm{ = }}\dfrac{R}{Z} = k\)
Mạch có tính dung kháng: ZL < ZC
Khi ta tăng tần số của dòng điện thì khi đó:
+ Hiệu số cảm kháng và dung kháng giảm dần về 0, khi đó hệ số công suất tăng dần đến k0
+ Sau đó hiệu số cảm kháng và dung kháng tăng dần từ 0 đến giá trị nào đó=> hệ số công suất k giảm từ k0
=> Chọn D - k tăng lên rồi giảm
Công suất của một đoạn mạch R, L, C nối tiếp không phụ thuộc vào:
Ta có: Công suất
\(P = UIcos\varphi = {\rm{ }}UI\dfrac{R}{Z} = \dfrac{U}{Z}IR = {I^2}R\)
=> Công suất không phụ thuộc vào pha ban đầu của dòng điện qua mạch.
Một mạch điện RLC nối tiếp có \(C = 1/({\omega ^2}L)\). Nếu ta tăng dần giá trị của C thì:
Theo đầu bài, ta có:
+ \(C = 1/({\omega ^2}L) \leftrightarrow {Z_L} = {Z_C}\)
khi đó công suất trong mạch đạt giá trị cực đại:
\({P_{{\rm{max}}}} = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)
+ Khi tăng dần giá trị của C => tổng trở của mạch tăng => công suất của mạch giảm
Đoạn mạch RLC nối tiếp có hệ số công suất lớn nhất. Hệ thức nào sau đây không đúng:
Ta có, mạch RLC mắc nối tiếp có hệ số công suất lớn nhất khi:
\({Z_L} = {Z_C}\)
Khi đó, ta có:
+ \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} \to T = \frac{{2\pi }}{\omega } = 2\pi \sqrt {LC} \)
+ Công suất cực đại:
\({P_{{\rm{max}}}} = UI\)
+ Tổng trở khi đó:
\(Z = R\)
+ \(U = {U_R}\)
=> Phương án D - sai
Một mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Điện áp ở hai đầu đoạn mạch \(u = {U_0}\cos \omega t\), cho biết \(LC{\omega ^2} = 1\). Nếu ta tăng tần số góc \(\omega \) của u thì
Theo đầu bài, ta có:
\(LC{\omega ^2} = 1 \to {Z_L} = {Z_C}\)
=> Công suất của mạch cực đại
Nếu ta tăng tần số góc \(\omega \)thì:
+ Công suất tiêu thụ của mạch giảm
+ Cường độ hiệu dụng qua mạch giảm:
\(I = \frac{U}{Z}\)
+ Tổng trở của đoạn mạch tăng
+ Hệ số công suất của mạch giảm
Ta suy ra:
A, C, D - sai
B- đúng
Đoạn mạch điện xoay chiều có điện áp ở hai đầu \(u = 100\cos \left( {100\pi t + \pi /2} \right)(V)\) và dòng điện xoay chiều qua mạch \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \pi /6} \right)(A)\). Công suất tiêu thụ của mạch điện là:
Ta có:
+ Độ lệch pha giữa u và i:
\(\varphi = \dfrac{\pi }{2} - \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{\pi }{3}(ra{\rm{d}})\)
+ Công suất tiêu thụ của mạch điện:
\(P = UIcos\varphi = \dfrac{{100}}{{\sqrt 2 }}.\dfrac{2}{{\sqrt 2 }}.c{\rm{os}}\dfrac{\pi }{3} = 50{\rm{W}}\)
Đoạn mạch nối tiếp có \(R = 80\Omega \); \(L = 0,4/\pi (H)\)và \(C = {10^{ - 4}}/\pi (F)\). Mắc mạch điện vào nguồn \(220V – 50 Hz\). Công suất toả nhiệt của đoạn mạch là:
Ta có:
+ Cảm kháng:
\({Z_L} = \omega L = 2\pi fL = 2\pi .50.\dfrac{{0,4}}{\pi } = 40\Omega \)
+ Dung kháng:
\({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\Omega \)
+ Tổng trở của mạch:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} = \sqrt {{{80}^2} + {{(40 - 100)}^2}} = 100\Omega \)
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch:
\(I = \dfrac{U}{Z} = \dfrac{{220}}{{100}} = 2,2(A)\)
+ Công suất tỏa nhiệt :
\(P = {I^2}R = {2,2^2}.80 = 387,2{\rm{W}}\)
Mạch điện RLC nối tiếp được mắc vào mạng điện \(100 V – 50 Hz\). Cho biết công suất của mạch điện là \(30 W\) và hệ số công suất là \(0,6\). Giá trị của R là:
Ta có:
Công suất tiêu thụ của mạch điện:
\(P = UIcos\varphi \to I = \dfrac{P}{{Uc{\rm{os}}\varphi }} = \dfrac{{30}}{{100.0,6}} = 0,5(A)\)
Tổng trở :
\(Z = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{100}}{{0,5}} = 200\Omega \)
Hệ số công suất :
\({\rm{cos}}\varphi {\rm{ = }}\dfrac{R}{Z} = 0,6 \to R = cos \varphi . Z =0,6.200 = 120\Omega \)