Cuộn dây có điện trở thuần \(R = 50\Omega \) và độ tự cảm L mắc vào điện áp xoay chiều \(U = 100 V\) và chu kì \(0,02s\). Cho biết công suất của mạch điện là \(100W\). Giá trị của L là:
Ta có:
+ công suất tiêu thụ của mạch điện:
\(P = \dfrac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R\)
+ Do mạch là cuộn dây có điện trở thuần và độ tự cảm L => tổng trở của mạch:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_L}^2} \)
\( \to P = \dfrac{{{U^2}}}{{{R^2} + Z_L^2}}R \leftrightarrow 100 = \frac{{{{100}^2}}}{{{{50}^2} + {Z_L}^2}}50 \to {Z_L} = 50\Omega \)
+ Mặt khác, ta có:
\({Z_L} = \omega L = \dfrac{{2\pi }}{T}L \to L = \dfrac{{{Z_L}.T}}{{2\pi }} = \dfrac{{50.0,02}}{{2\pi }} = \dfrac{{0,5}}{\pi }(H)\)
Một mạch điện nối tiếp có \(R = 60\Omega \), \(C = {10^{ - 3}}/(8\pi )(F)\) được mắc vào mạng điện xoay chiều 220 V – 50Hz. Hệ số công suất của mạch là:
Ta có:
+ Dung kháng:
\({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{2\pi fC}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{8\pi }}}} = 80\Omega \)
+ Tổng trở của mạch:
\(Z = \sqrt {{R^2} + {Z_C}^2} = \sqrt {{{60}^2} + {{80}^2}} = 100\Omega \)
+ hệ số công suất:
\({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{R}{Z} = \dfrac{{60}}{{100}} = 0,6\)
Mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp. Hai đầu đoạn mạch có một điện áp xoay chiều có tần số và điện áp hiệu dụng không đổi. Dùng vôn kế có điện trở rất lớn, lần lượt đo điện áp ở hai đầu đoạn mạch, hai đầu tụ điện và hai đầu cuộn dây thì số chỉ của vôn kế tương ứng là U, UC và UL. Biế U = UC = 2UL. Hệ số công suất của mạch là:
Ta có:
+ \(\begin{array}{l}U = \sqrt {U_R^2 + {{({U_L} - {U_C})}^2}} \leftrightarrow {U^2} = U_R^2 + {(\frac{U}{2} - U)^2}\\ \to {U_R} = \frac{{\sqrt 3 U}}{2}\end{array}\)
+ Hệ số công suất:
\({\rm{cos}}\varphi = \frac{R}{Z} = \frac{{{U_R}}}{U} = \frac{{\frac{{\sqrt 3 U}}{2}}}{U} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
Đoạn mạch AB gồm hai đoạn AD và DB ghép nối tiếp. Điện áp tức thời trên các đoạn mạch và dòng điện qua chúng lần lượt có biểu thức: \({u_{AD}} = 100\sqrt 2 cos(100\pi t + \dfrac{\pi}{2})\left( V \right);\) \({u_{DB}} = 100\sqrt 6 cos(100\pi t + \dfrac{2\pi}{ 3})\left( V \right)\), \(i{\rm{ }} = \sqrt 2 cos(100\pi t + \dfrac{\pi}{2})\left( A \right).\)Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là:
Điện áp đoạn mạch \(AD\) cùng pha với i nên trên đoạn mạch \(AD\) chỉ có điện trở \(R\) hoặc \(RLC\) nhưng \(Z_L=Z_C\).
\( \to R = \dfrac{U}{I} = 100\Omega \)
Điện áp đoạn mạch \(BD\) sớm pha hơn i một góc \(\varphi = \dfrac{\pi }{6}\)
=> Trên đoạn mạch \(BD\) có điện trở \(R'\) và X (X có thể là \({Z_L}\) hoặc \({Z_L}\) và \({Z_C}\) \(\left( {{Z_L} > {Z_C}} \right)\)
\(\begin{array}{l} \to \tan \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{{{Z_X}}}{{R'}} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }} \to {Z_X} = \dfrac{{R'}}{{\sqrt 3 }}\\ \to {Z_{BD}} = \dfrac{{{U_{BD}}}}{I} = 100\sqrt 3 \end{array}\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}{Z_{BD}} = \sqrt {R{'^2} + Z_X^2} = \sqrt {R{'^2} + \dfrac{{R{'^2}}}{3}} = \dfrac{{2R'}}{{\sqrt 3 }} = 100\sqrt 3 \\ \Rightarrow R' = 150\Omega \end{array}\)
=> Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là: \(P = {I^2}(R + R') = 1(100 + 150) = 250W\)
Đặt vào 2 đầu mạch điện có 2 phần tử C và R với điện trở R = ZC = 100 một nguồn điện tổng hợp có biểu thức \(u{\rm{ }} = 100{\rm{ }} + {\rm{ }}100\sqrt 2 cos(100\pi t + {\rm{ }}\pi {\rm{ }}/4)\) V. Tính công suất tỏa nhiệt trên điện trở:
Hiệu điện thế của đoạn mạch là tổng hợp của 2 thành phần:
+ Phần không đổi: U’=100V phần này không tạo ra dòng điện vì đoạn mạch chứa C ( Tụ điện không cho dòng điện không đổi đi qua)
+ Phần xoay chiều:
\(u = 100\sqrt 2 {\rm{cos(100}}\pi {\rm{t + }}\frac{\pi }{4})V\)
Tổng trở của đoạn mạch là:
\(Z = 100\sqrt 2 \to I = \frac{1}{{\sqrt 2 }}\)
Công suất tiêu thụ của mạch là:
\(P = {I^2}R = \frac{1}{2}.100 = 50W\)
Cho đoạn mạch nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C và cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở r. Biết \(L = C{R^2} = C{r^2}.\) Đặt vào đoạn mạch điện áp xoay chiều \(u = U\sqrt 2 \cos \omega t(V)\) thì điện áp hiệu dụng của đoạn mạch RC gấp \(\sqrt 3 \) lần điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây. Hệ số công suất của đoạn mạch là
Ta có:
\(\begin{array}{l}L = {R^2}C = {r^2}C\\ = > {Z_L}.Z_C^{} = {R^2} = {r^2}\end{array}\)
Điện áp hiệu dụng của đoạn mạch RC gấp \(\sqrt 3 \) lần điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây
\(\begin{array}{l}I.\sqrt {{R^2} + Z_C^2} = \sqrt 3 .I.\sqrt {{r^2} + Z{{_L^2}^{}}} < = > {R^2} + Z_C^2 = 3({r^2} + Z_L^2)\\ < = > {Z_L}.{Z_C} + Z_C^2 = 3.{Z_L}.{Z_C} + 3Z_L^2\\ < = > {Z_C}(Z_L^{} + {Z_C}) = 3{Z_L}({Z_L} + {Z_C})\\ = > {Z_C} = 3{Z_L} = > {R^2} = 3Z_L^2 = > R = Z{}_L\sqrt 3 \end{array}\)
=> Hệ số công suất của đoạn mạch là
\(\cos \varphi = \frac{{R + r}}{{\sqrt {{{(R + r)}^2} + {{({Z_L} - Zc)}^2}} }} = \frac{{2R}}{{\sqrt {4{R^2} + 4Z_L^2} }} = \frac{{2\sqrt 3 {Z_L}}}{{\sqrt {4.3.Z_L^2 + 4Z_L^2} }} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u = {U_0}cos\omega t\)(\(\omega \) và U0 là các hằng số) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(R_1\) và cuộn cảm thuần \(L\) thì dòng điện qua mạch có cường độ hiệu dụng \(I\) và trễ pha \(\dfrac{\pi }{6}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở \(R_2\) và tụ điện \(C\) thì dòng điện qua mạch cũng có cường độ hiệu dụng \(I\) nhưng sớm pha \(\dfrac{\pi }{4}\) so với điện áp hai đầu đoạn mạch. Nếu đặt điện áp trên vào hai đầu đoạn mạch gồm \(R_1\), \(R_2\), \(L\) và \(C\) mắc nối tiếp thì hệ số công suất của mạch có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
+ Mạch R1,L: \(\tan {\varphi _1} = \dfrac{{{Z_L}}}{{{R_1}}} = \tan \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 }} \to {R_1} = {Z_L}\sqrt 3 \to {Z_1} = \dfrac{{2{R_1}}}{{\sqrt 3 }}(*).\)
+ Mạch R2,C: \(\tan {\varphi _2} = \dfrac{{ - {Z_C}}}{{{R_2}}} = \tan \dfrac{{ - \pi }}{4} = - 1 \to {R_2} = {Z_C} \to {Z_2} = {R_2}\sqrt 2 (**).\)
+ Mạch R1,L và mạch R2, C: Cùng U, có cùng I à \({Z_1}\)= \({Z_2}\), từ (*) và (**) à \({R_1} = {R_2}\sqrt {\dfrac{3}{2}} \).
+ Chuẩn hóa: \({R_2} = 1 \to {Z_C} = 1 \to {R_1} = \sqrt {\dfrac{3}{2}} \to {Z_L} = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}.\)
+ Mạch gồm R1, R2, L và C mắc nối tiếp thì hệ số công suất: \({\rm{cos}}\varphi = \dfrac{{{R_1} + {R_2}}}{{\sqrt {{{({R_1} + {R_2})}^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} }} \approx \)\(0,991\)
Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số góc \(\frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất của đoạn mạch này.
Khi dòng điện có tần số góc \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\) chạy qua đoạn mạch thì trong mạch xảy ra cộng hưởng điện.
Hệ số công suất bằng:
\(\cos \varphi = \frac{R}{Z} = \frac{R}{R} = 1\)
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi, tần số 50 Hz vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Điều chỉnh điện dung C đến giá trị \(\dfrac{1}{{40\pi }}\,\,mF\) hoặc \(\dfrac{1}{{20\pi }}\,\,mF\) thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đều có giá trị bằng nhau. Giá trị của L bằng
Hai giá trị dung kháng của tụ điện là:
\(\left\{ \begin{array}{l}{Z_{{C_1}}} = \dfrac{1}{{2\pi f{C_1}}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{1.10}^{ - 3}}}}{{20\pi }}}} = 200\,\,\left( \Omega \right)\\{Z_{{C_2}}} = \dfrac{1}{{2\pi f{C_2}}} = \dfrac{1}{{2\pi .50.\dfrac{{{{1.10}^{ - 3}}}}{{40\pi }}}} = 400\,\,\left( \Omega \right)\end{array} \right.\)
Công suất trên mạch có giá trị bằng nhau, ta có:
\(\begin{array}{l}P = \dfrac{{{U^2}.R}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_{{C_1}}}} \right)}^2}}} = \dfrac{{{U^2}.R}}{{{R^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_{{C_2}}}} \right)}^2}}}\\ \Rightarrow \left| {{Z_L} - {Z_{{C_1}}}} \right| = \left| {{Z_L} - {Z_{{C_2}}}} \right| \Rightarrow \left| {{Z_L} - 400} \right| = \left| {{Z_L} - 200} \right| \Rightarrow {Z_L} = 300\,\,\left( \Omega \right)\end{array}\)
Mặt khác: \({Z_L} = 2\pi fL \Rightarrow 300 = 2.50\pi .L \Rightarrow L = \dfrac{3}{\pi }\,\,\left( H \right)\)
Mạch RLC nối tiếp có \(R = 25\,\,\Omega ;\,\,C = \dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }\,\,F\) và L là cuộn dây thuần cảm biến đổi được. Hiệu điện thế giữa hai đầu mạch là \(u = 200\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t - \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,\left( V \right)\). Thay đổi L sao cho công suất mạch đạt cực đại. Giá trị của L khi đó là
Dung kháng của tụ điện là: \({Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = \dfrac{1}{{100\pi .\dfrac{{{{10}^{ - 4}}}}{\pi }}} = 100\,\,\left( \Omega \right)\)
Công suất trong mạch đạt cực đại khi:
\({Z_L} = {Z_C} = 100\,\,\left( \Omega \right) \Rightarrow \omega L = 100 \Rightarrow 100\pi L = 100 \Rightarrow L = \dfrac{1}{\pi }\,\,\left( H \right)\)
Đoạn mạch AB gồm hai đoạn AD và DB ghép nối tiếp. Điện áp tức thời trên các đoạn mạch và dòng điện qua chúng lần lượt có biểu thức \({u_{AD}} = 100\sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,\left( V \right)\); \({u_{DB}} = 100\sqrt 6 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{{2\pi }}{3}} \right)\,\,\left( V \right)\); \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \dfrac{\pi }{2}} \right)\,\,\left( A \right)\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch AB là
Ta có hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
\(\begin{array}{l}{u_{AB}} = {u_{AD}} + {u_{DB}} = 100\sqrt 2 \angle \dfrac{\pi }{2} + 100\sqrt 6 \angle \dfrac{{2\pi }}{3} = 100\sqrt {14} \angle 1,9\\ \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{U_{0AB}} = 100\sqrt {14} \,\,\left( V \right) \Rightarrow {U_{AB}} = \dfrac{{{U_{0AB}}}}{{\sqrt 2 }} = \dfrac{{100\sqrt {14} }}{{\sqrt 2 }} = 100\sqrt 7 \,\,\left( V \right)\\{\varphi _u} = 1,9\,\,\left( {rad} \right) \Rightarrow \Delta \varphi = {\varphi _u} - {\varphi _i} = 1,9 - \dfrac{\pi }{2} = 0,33\,\,\left( {rad} \right) = 18,{86^0}\end{array} \right.\end{array}\)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là:
\(P = UI\cos \Delta \varphi = 100\sqrt 7 .1.cos18,86 = 250\,\,\left( W \right)\)
Một quạt điện xoay chiều mắc nối tiếp với điện trở R rồi mắc hai đầu đoạn mạch này vào điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 380 V. Biết quạt điện này có giá trị định mức 220V – 80 W và khi hoạt động đúng công suất định mức thì độ lệch pha giữa điện áp ở hai đầu quạt và cường độ dòng điện chạy qua nó là φ với cosφ = 0,8. Để quạt điện chạy gần đúng công suất định mức nhất thì R có giá trị
Áp dụng công thức tính công suất của quạt:
\(P = U.I.\cos \varphi \Rightarrow I = \frac{P}{{U.\cos \varphi }} = \frac{{80}}{{220.0,8}} = \frac{5}{{11}}A\)
Mạch điện có giản đồ vecto:
Từ đó ta tìm được UR từ giản đồ vecto:
\(\begin{gathered}
U = \sqrt {U_R^2 + U_q^2 - 2{U_R}.{U_q}.\cos ({{180}^0} - \varphi )} \hfill \\
\Leftrightarrow {380^2} = U_R^2 + {220^2} - 2.{U_R}.220.( - \cos \varphi ) \Rightarrow {U_R} = 180V \hfill \\
\end{gathered} \)
Xác định được điện trở R:
\(R = \frac{{{U_R}}}{I} = \frac{{180}}{{\frac{5}{{11}}}} = {396_{}}\Omega \)
Đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần R1 = 40Ω mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung \(C = \dfrac{{{{10}^{ - 3}}}}{{4\pi }}F\), đoạn mạch MB gồm điện trở thuần R2 mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Đặt vào A, B điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi thì điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch AM và MB lần lượt là \({u_{AM}} = 50\sqrt 2 .\cos \left( {100\pi t - \dfrac{{7\pi }}{{12}}} \right)\,\left( V \right)\)và \({u_{MB}} = 150.\cos 100\pi t\,\,\left( V \right)\). Hệ số công suất của đoạn mạch AB là:
Đoạn mạch AM có:
\(\left\{ \begin{array}{l}{R_1} = 40\Omega \\{Z_C} = \dfrac{1}{{\omega C}} = 40\Omega \end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}{Z_{AM}} = 40\sqrt 2 \Omega \\\tan {\varphi _{AM}} = - \dfrac{{{Z_C}}}{{{R_1}}} = - 1 \Rightarrow {\varphi _{uAM}} - {\varphi _i} = - \dfrac{\pi }{4}\end{array} \right.\)
Dòng điện hiệu dụng chạy qua mạch:
\(I = \dfrac{{{U_{AM}}}}{{{Z_{AM}}}} = \dfrac{{50}}{{40\sqrt 2 }} = \dfrac{{5\sqrt 2 }}{8}A\)
Từ hai biểu thức của điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch AM và MB ta có:
\({\varphi _{uMB}} - {\varphi _{uAM}} = \dfrac{{7\pi }}{{12}} \Rightarrow {\varphi _{uAM}} = {\varphi _{uMB}} - \dfrac{{7\pi }}{{12}}\)
Mà: \({\varphi _{uAM}} - {\varphi _i} = - \dfrac{\pi }{4} \Rightarrow {\varphi _{uMB}} - \dfrac{{7\pi }}{{12}} - {\varphi _i} = - \dfrac{\pi }{4} \Rightarrow {\varphi _{uMB}} - {\varphi _i} = \dfrac{\pi }{3}\)
\( \Rightarrow \tan {\varphi _{MB}} = \tan \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{{{Z_L}}}{{{R_2}}} \Rightarrow {Z_L} = \sqrt 3 .{R_2}\,\,\,\left( 1 \right)\)
Lại có: \({Z_{MB}} = \dfrac{{{U_{MB}}}}{I} = \dfrac{{75\sqrt 2 }}{{\dfrac{{5\sqrt 2 }}{8}}} = 120 \Rightarrow \sqrt {R_2^2 + Z_L^2} = 120\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{R_2} = 60\Omega \\{Z_L} = 60\sqrt 3 \Omega \end{array} \right.\)
Hệ số công suất của đoạn mạch:
\(\begin{array}{l}\cos \varphi = \dfrac{{{R_1} + {R_2}}}{{\sqrt {{{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2} + {{\left( {{Z_L} - {Z_C}} \right)}^2}} }}\\ \Rightarrow \cos \varphi = \dfrac{{40 + 60}}{{\sqrt {{{\left( {40 + 60} \right)}^2} + {{\left( {60\sqrt 3 - 40} \right)}^2}} }} = 0,84\end{array}\)
Đặt điện áp \(u = 6\sqrt 2 \cos \left( {\omega t} \right)\,\,V\) (\(\omega \) không đổi) vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện. Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là \(10\;{\rm{V}}\) và sớm pha hơn điện áp hai đầu mạch là \(1,56{\rm{rad}}.\)Hệ số công suất của mạch là
Ta có: \(\left( {{u_d},u} \right) = 1,56rad = \frac{\pi }{2};U = 6V;{U_d} = 10V\)
Vì điện áp hai đầu cuộn dây lệch pha với điện áp hai đầu đoạn mạch góc 1,56rad nên cuộn dây có điện trở thuần.
Ta có giản đồ vecto:
Từ giản đồ vecto ta có: \(\tan \alpha = \frac{6}{{10}} = 0,6\)
\( \Rightarrow \alpha = shif\tan 0,6 = 0,54042\) \( \Rightarrow \cos \alpha = 0,86\)
Mà \(\alpha = \varphi \Rightarrow \cos \varphi = 0,86\)
Đặt điện áp \(u = 220\sqrt 2 \cos (100\pi t)\left( V \right)\) vào hai đầu đoạn mạch \(AB\) gồm ba phần tử điện trở thuần \(R,\) cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L\) và tụ điện có điện dung \(C\) ghép nối tiếp. Biết \(R = 100\Omega ,L = \dfrac{{\sqrt 3 }}{\pi }H\). Khi thay đổi điện dung \(C\) của tụ điện thì cường dòng điện sớm pha hơn \(u\) một góc \(\dfrac{\pi }{3}rad\). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch \(AB\) là
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch \(AB\) là:
\(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}.co{s^2}\varphi = \dfrac{{{{220}^2}}}{{100}}.{\left( {\cos \dfrac{\pi }{3}} \right)^2} = 121W\)
Điện năng truyền tải đi xa thường bị hao phí chủ yếu do tỏa nhiệt trên đường dây. Gọi R là điện trở đường dây, P là công suất điện được truyền đi, U là điện áp tại nơi phát, \(co{\rm{s}}\varphi \) là hệ số công suất của mạch điện thì công suất hao phí trên đường dây là
Công suất hao phí trên đường dây: \({P_{hp}} = \frac{{{P^2}}}{{{U^2}co{{\rm{s}}^2}\varphi }}R\)
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Mắc một biến trở R vào hai cực của một nguồn điện một chiều có suất điện động \(\xi = 6V\) và điện trở trong \(r\). Đồ thị biểu diễn hiệu suất H của nguồn điện theo biến trở R như hình vẽ bên. Công suất tiêu thụ cực đại trên R có giá trị bằng
Ta có: \(H = \frac{{{U_N}}}{E} = \frac{{{R_N}}}{{{R_N} + r}}\)
Từ đồ thị ta có tại \(R = 3\Omega \) thì \(H = 0,75\)
\( \Leftrightarrow \frac{R}{{R + r}} = 0,75 \Leftrightarrow \frac{3}{{3 + r}} = 0,75 \Rightarrow r = 1\Omega \)
Công suất tiêu thụ trên R:
\({P_R} = {I^2}R = \frac{{{E^2}}}{{{{\left( {R + r} \right)}^2}}}R = \frac{{{E^2}}}{{{{\left( {\sqrt R + \frac{r}{{\sqrt R }}} \right)}^2}}}\)
\( \Rightarrow {P_{Rma{\rm{x}}}}\) khi \({\left( {\sqrt R + \frac{r}{{\sqrt R }}} \right)^2}_{\min }\)
Áp dụng BĐT Cosi ta có: \(\sqrt R + \frac{r}{{\sqrt R }} \ge 2\sqrt r = 2\)
\( \Rightarrow \sqrt R + \frac{r}{{\sqrt R }} = 2\sqrt r = 2\) khi \(\sqrt R = \frac{r}{{\sqrt R }}\)hay \(R = r\)
\( \Rightarrow {P_{R\max }} = \frac{{{E^2}}}{{4{\rm{R}}}} = \frac{{{E^2}}}{{4{\rm{r}}}} = \frac{{{6^2}}}{4} = 9W\)
Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đâu đoạn mạch AB mắc nối tiếp gồm điện trở R không đổi và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Gọi \(\varphi \) là độ lệch pha của điện áp hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hình vẽ bên là đồ thị của công suất mà mạch tiêu thụ theo giá trị của \(\varphi \). Giá trị \({\varphi _1}\) gần giá trị nào nhất sau đây?
Từ đồ thị ta có:
Khi \(\varphi = 0 \to {P_{ma{\rm{x}}}} = {P_0} = \frac{{{U^2}}}{R}\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
Khi \(\varphi = {\varphi _1} \to P = \frac{3}{4}{P_0} = UI\cos \varphi = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R\,\,\,\,\,\left( 2 \right)\)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(\frac{3}{4}\frac{{{U^2}}}{R} = \frac{{{U^2}}}{{{Z^2}}}R\)
\( \Rightarrow 3{{\rm{Z}}^2} = 4{{\rm{R}}^2} \Leftrightarrow 3\left( {{R^2} + Z_L^2} \right) = 4{{\rm{R}}^2} \Rightarrow {Z_L} = \frac{R}{{\sqrt 3 }}\)
Lại có: \(\tan {\varphi _1} = \frac{{{Z_L}}}{R} = \frac{1}{{\sqrt 3 }} \Rightarrow {\varphi _1} = \frac{\pi }{6}\) rad
Một máy pha cà phê có công suất 1200 W được mắc vào một nguồn điện có điện áp hiệu dụng là 220 V. Giả sử máy đang được sử dụng đúng định mức công suất và coi hệ số công suất của mạch điện bằng 1. Khi này, dòng điện trong mạch có cường độ hiệu dụng gần nhất với giá trị nào sau đây?
Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
\(I = \dfrac{P}{{U\cos \varphi }} = \dfrac{{1200}}{{220.1}} = \dfrac{{60}}{{11}} \approx 5,45\left( A \right)\)
Cho hai đoạn mạch X và Y là các đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh. Nếu mắc đoạn mạch X vào hiệu điện thế xoay chiều \(u = {U_0}\cos \left( {\omega t} \right)\) thì cường độ dòng điện qua mạch lệch pha \(\frac{\pi }{6}\) so với hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch. Công suất tiêu thụ trên X khi đó là \({P_1} = 250\sqrt 3 W\). Nếu mắc nối tiếp hai đoạn mạch X và Y rồi nối vào hiệu điện thế xoay chiều như trường hợp trước thì điện áp giữa hai đầu của đoạn mạch X và đoạn mạch Y vuông pha với nhau. Công suất tiêu thụ trên X lúc này là \({P_2} = 90\sqrt 3 W\). Công suất tiêu thụ trên Y bằng bao nhiêu W?
Khi mắc điện áp u vào hai đầu đoạn mạch X, độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện là:
\(\tan \varphi = \dfrac{{{Z_{L1}} - {Z_{C1}}}}{{{R_1}}} = \tan \dfrac{\pi }{6} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3} \Rightarrow {Z_{L1}} - {Z_{C1}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}{R_1}\)
Chuẩn hóa \({R_1} = 1 \Rightarrow {Z_{L1}} - {Z_{C1}} = \dfrac{{\sqrt 3 }}{3}\)
Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch X là:
\(\begin{array}{l}P = \dfrac{{{U_{R1}}^2}}{{{R_1}}} = \dfrac{{{{\left( {U.cos\varphi } \right)}^2}}}{{{R_1}}} \Rightarrow \frac{{{U^2}.{{\left( {\dfrac{{\sqrt 3 }}{2}} \right)}^2}}}{{{R_1}}} = 250\sqrt 3 \\ \Rightarrow {U^2} = \dfrac{{1000\sqrt 3 }}{3}{R_1} = \dfrac{{1000\sqrt 3 }}{3}\end{array}\)
Khi mắc điệu áp u vào hai đầu đoạn mạch X, Y mắc nối tiếp
Điện áp giữa hai đầu đoạn mạch X và Y vuông pha, ta có:
\(\begin{array}{l}\tan {\varphi _1}.\tan {\varphi _2} = - 1 \Rightarrow \dfrac{{{Z_{L1}} - {Z_{C1}}}}{{{R_1}}}.\dfrac{{{Z_{L2}} - {Z_{C2}}}}{{{R_2}}} = - 1\\ \Rightarrow \frac{{\sqrt 3 }}{3}.\dfrac{{{Z_{L2}} - {Z_{C2}}}}{{{R_2}}} = - 1 \Rightarrow {Z_{L2}} - {Z_{C2}} = - \sqrt 3 {R_2}\end{array}\)
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\(I = \dfrac{U}{{\sqrt {{{\left[ {\left( {{Z_{L1}} - {Z_{C1}}} \right) + \left( {{Z_{L2}} - {Z_{C2}}} \right)} \right]}^2} + {{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2}} }}\)
\( \Rightarrow I = \dfrac{U}{{\sqrt {{{\left( {\dfrac{{\sqrt 3 }}{3} - \sqrt 3 {R_2}} \right)}^2} + {{\left( {1 + {R_2}} \right)}^2}} }} = \dfrac{U}{{\sqrt {\dfrac{4}{3} + 4{R_2}^2} }}\)
Công suất tiêu thụ của đoạn mạch X là:
\(\begin{array}{l}{P_1} = {I^2}{R_1} = \dfrac{{{U^2}{R_1}}}{{\dfrac{4}{3} + 4{R_2}^2}} = 90\sqrt 3 \\ \Rightarrow \dfrac{{\dfrac{{1000\sqrt 3 }}{3}}}{{\dfrac{4}{3} + 4{R_2}^2}} = 90\sqrt 3 \Rightarrow {R_2}^2 = \dfrac{{16}}{{27}} \Rightarrow {R_2} = \dfrac{4}{{3\sqrt 3 }}\end{array}\)
Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch Y là:
\({P_2} = {I^2}{R_2} = \dfrac{{{U^2}{R_2}}}{{\dfrac{4}{3} + 4{R_2}^2}} = \dfrac{{\dfrac{{1000\sqrt 3 }}{3}.\dfrac{4}{{3\sqrt 3 }}}}{{\dfrac{4}{3} + 4.\dfrac{{16}}{{27}}}} = 120\,\,\left( {\rm{W}} \right)\)