Biểu thức nào sau đây là sai khi xác định cơ năng của con lắc lò xo?
A, B, C – đúng
D – sai vì: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = {{\rm{W}}_{{t_{max}}}} = {{\rm{W}}_{{d_{max}}}}\)
Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa:
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
=> Cơ năng của con lắc lò xo tỉ lệ thuận với bình phương biên độ dao động và độ cứng k
=> Các phương án:
A, B, C – sai
D - đúng
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A – sai vì: Cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa được bảo toàn
B – sai vì: Động năng và thế năng của con lắc lò xo luôn thay đổi
C – sai vì: Trong dao động điều hòa của con lắc lò xo, động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu.
D - đúng
Cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa không phụ thuộc vào?
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
Cơ năng của con lắc không phụ thuộc vào khối lượng của vật
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ dao động A. Khi giảm độ cứng của lò xo 2 lần và tăng biên độ dao động của lò xo lên 4 lần thì cơ năng của con lắc sẽ:
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo: \(W = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
=> Khi giảm độ cứng của lò xo 2 lần và tăng biên độ dao động của lò xo lên 4 lần thì cơ năng của con lắc sẽ tăng 8 lần.
Một con lắc lò xo dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ:
Biết vật nặng treo vào con lắc có khối lượng \(m = 100g\). Cơ năng của con lắc có giá trị là:
+ Từ đồ thị, ta có:
- Biên độ dao động của vật: \(A = 4cm\)
- Chu kì dao động của vật: \(T = \pi \left( s \right)\)
+ Tần số góc: \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2\pi }}{\pi } = 2\left( {rad/s} \right)\)
+ Cơ năng của con lắc: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = \dfrac{1}{2}0,{1.2^2}.{\left( {0,04} \right)^2} = 3,{2.10^{ - 4}} = 0,32mJ\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa có độ cứng \(k = 100N/m\) và có năng lượng dao động là \({\rm{W}} = 0,32J\). Biên độ dao động của con lắc có giá trị là:
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
Ta suy ra: \(A = \sqrt {\dfrac{{2W}}{k}} = \sqrt {\dfrac{{2.0,32}}{{100}}} = 0,08m = 8cm\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Ta có:
+ Động năng của con lắc:
\(\begin{array}{l}{W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\sin ^2}(\omega t + \varphi )\\ = W - {W_t} = \dfrac{1}{2}k{A^2} - \dfrac{1}{2}k{x^2}\end{array}\)
+ Thế năng của con lắc:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2} = \dfrac{1}{2}k{A^2}co{s^2}\left( {\omega t + \varphi } \right)\\ = {\rm{W}} - {{\rm{W}}_d} = \dfrac{1}{2}k{A^2} - \dfrac{1}{2}m{v^2}\end{array}\)
=> Các phương án:
A, C, D – sai
B - đúng
Chọn phát biểu đúng về sự biến đổi năng lượng của một chất điểm dao động điều hòa với chu kỳ \(T\), tần số \(f\)?
Ta có:
+ Động năng:
\(\begin{array}{l}{W_d} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}{\sin ^2}(\omega t + \varphi )\\ = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\left( {\dfrac{{1 - c{\rm{os}}\left( {2\omega t + 2\varphi } \right)}}{2}} \right)\\ = \dfrac{1}{4}m{\omega ^2}{A^2} - \dfrac{1}{4}m{\omega ^2}{A^2}{\rm{cos}}\left( {2\omega t + 2\varphi } \right)\end{array}\)
+ Thế năng:
\(\begin{array}{l}{W_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2} = \dfrac{1}{2}k{A^2}{\rm{co}}{{\rm{s}}^2}(\omega t + \varphi )\\ = \dfrac{1}{2}k{A^2}\left( {\dfrac{{1 + c{\rm{os}}\left( {2\omega t + 2\varphi } \right)}}{2}} \right)\\ = \dfrac{1}{4}k{A^2} + \dfrac{1}{4}k{A^2}{\rm{cos}}\left( {2\omega t + 2\varphi } \right)\end{array}\)
Từ các biểu thức của động năng và thế năng đó ta suy ra:
Động năng và thế năng của vật biến thiên điều hòa với cùng tần số góc \(2\omega \), tần số \(2f\) và chu kì \(\dfrac{T}{2}\) .
Cơ năng được bảo toàn
=> Các phương án:
A, B, C – sai
D – đúng
Một con lắc lò xo dao động điều hòa và vật đang chuyển động từ vị trí cân bằng về vị trí biên thì:
Khi vật đang chuyển động từ vị trí cân bằng về vị trí biên thì: Thế năng tăng - Động năng giảm - Cơ năng bảo toàn.
=> Các phương án:
A – sai vì: Khi đó năng lượng của vật đang chuyển hóa từ động năng sang thế năng
B – đúng
C – sai vì: Cơ năng của vật được bảo toàn
D – sai vì: Thế năng của vật tăng dần
Một vật có khối lượng \(m = 200g\) gắn vào lò xo dao động điều hòa có đồ thị li độ theo thời gian như hình vẽ:
Động năng của vật tại thời điểm \(t = 0,5s\) là:
+ Từ đồ thị, ta có:
- Biên độ dao động của vật: \(A = 10cm\)
- Khoảng thời gian từ \(0,1s\) đến \(0,3s\): \(\Delta t = 0,3 - 0,1 = 0,2s = \dfrac{T}{2} \to T = 0,4s\)
- Tần số góc của dao động: \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2\pi }}{{0,4}} = 5\pi \left( {rad/s} \right)\)
+ Tại thời điểm \(t = 0,5s\) vật đang ở li độ \(x = 0\)
=> Thế năng của vật khi đó: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2} = 0J\)
=> Động năng của vật khi đó:
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_d} = {\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\\ = \dfrac{1}{2}.0,2.{\left( {5\pi } \right)^2}.{\left( {0,1} \right)^2} = 0,25J\end{array}\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa với biên độ dao động \(A\), tần số góc \(\omega \). Li độ và vận tốc của vật khi \({{\rm{W}}_t} = n{{\rm{W}}_d}\) là:
Khi biết thế năng tại vị trí có li độ x gấp n lần động năng của vật: \({{\rm{W}}_t} = n{{\rm{W}}_d}\)
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_t} = n{W_d}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{W_t} = \dfrac{n}{{n + 1}}W\\{W_d} = \dfrac{1}{{n + 1}}W\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = \pm A\sqrt {\dfrac{n}{{n + 1}}} \\v = \pm \dfrac{{A\omega }}{{\sqrt {n + 1} }}\end{array} \right.\)
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 10cos\left( {4\pi t} \right)cm\). Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật ở cách VTCB một khoảng:
Từ phương trình dao động điều hòa, ta có:
Biên độ dao động của vật: \(A = 10cm\)
Khi \({{\rm{W}}_t} = 3{W_d}\)
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{W_t} = 3{W_d}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to {W_t} = \dfrac{3}{{3 + 1}}W\\ \to x = \pm A\sqrt {\dfrac{3}{{3 + 1}}} = \pm 5\sqrt 3 cm \approx \pm 8,66cm\end{array}\)
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 5cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm\). Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật có tốc độ là:
Từ phương trình dao động điều hòa, ta có:
+ Biên độ dao động của vật: \(A = 5cm\)
+ Tần số góc: \(\omega = 2\pi \left( {rad/s} \right)\)
Khi Wđ = 3Wt
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_t} = 3{W_d}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to {W_d} = \dfrac{1}{{3 + 1}}W \to v = \pm \dfrac{{A\omega }}{{\sqrt {3 + 1} }} = \pm \dfrac{{5.2\pi }}{2} = \pm 5\pi cm/s\)
Một vật dao động điều hòa với phương trình \(x = 5cos\left( {2\pi t + \dfrac{\pi }{6}} \right)cm\). Tại thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng thì vật có tốc độ là:
Từ phương trình dao động điều hòa, ta có:
+ Biên độ dao động của vật: \(A = 5cm\)
+ Tần số góc: \(\omega = 2\pi \left( {rad/s} \right)\)
Khi Wđ = 3Wt
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_t} = 3{W_d}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to {W_d} = \dfrac{1}{{3 + 1}}W \to v = \pm \dfrac{{A\omega }}{{\sqrt {3 + 1} }} = \pm \dfrac{{5.2\pi }}{2} = \pm 5\pi cm/s\)
Mối liên hệ giữa li độ \(x\), tốc độ \(v\) và tần số góc \(\omega \) của một dao động điều hòa khi động năng bằng 3 lần thế năng của hệ là:
Khi Wđ = 3Wt
\(\left\{ \begin{array}{l}{W_d} = 3{W_t}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{W_t} = \dfrac{1}{{3 + 1}}W\\{W_d} = \dfrac{3}{{3 + 1}}W\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}x = \pm \dfrac{A}{{\sqrt {3 + 1} }}\\v = \pm A\omega \sqrt {\dfrac{3}{{3 + 1}}} \end{array} \right. \to \dfrac{x}{v} = \dfrac{1}{{\sqrt 3 \omega }}\)
\( \to \sqrt 3 \omega x = v\)
Một lò xo có độ cứng \(k\) treo thẳng đứng vào điểm cố định, đầu dưới treo vật có khối lượng \(m = 160g\). Vật dao động điều hòa với tần số \(f = 5Hz\), cơ năng của vật \({\rm{W}} = 0,08J\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tỉ số động năng và thế năng tại li độ \(x = 2cm\) là:
+ Tần số góc: \(\omega = 2\pi f = 10\pi (ra{\rm{d}}/s)\)
+ Tại li độ \(x = 2cm\) có:
+ Thế năng: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{{\rm{x}}^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{x^2} = \dfrac{1}{2}0,16.{(10\pi )^2}{(0,02)^2} = 0,032J\)
+ Động năng: \({{\rm{W}}_đ}{\rm{ = W}} - {{\rm{W}}_t} = 0,08 - 0,032 = 0,048J\)
\( \to \dfrac{{{{\rm{W}}_{đ}}}}{{{{\rm{W}}_t}}} = \dfrac{{0,048}}{{0,032}} = \dfrac{3}{2}\)
Ở một thời điểm, vận tốc của một vật dao động điều hòa bằng 40% vận tốc cực đại, tỉ số giữa động năng và thế năng của vật là:
+ Khi \(v = 40\% {v_{max}} = 0,4.A\omega \)
Áp dụng hệ thức độc lập ta có: \({A^2} = {x^2} + \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} \to {x^2} = {A^2} - \dfrac{{{v^2}}}{{{\omega ^2}}} = {A^2} - \dfrac{{{{(0,4A\omega )}^2}}}{{{\omega ^2}}} = 0,84{A^2}\)
Khi đó, ta có:
+ Động năng của vật: \({{\rm{W}}_{đ}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}m{(0,4)^2}{\omega ^2}{A^2}\)
+ Thế năng của vật: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{{\rm{x}}^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{x^2} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}0,84.{A^2}\)
\( \to \dfrac{{{{\rm{W}}_{đ}}}}{{{{\rm{W}}_t}}} = \dfrac{{\dfrac{1}{2}m{{(0,4)}^2}{\omega ^2}{A^2}}}{{\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}0,84.{A^2}}} = \dfrac{4}{{21}}\)
Một vật dao động điều hòa với chu kỳ \(T\) và biên độ \(A\). Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng là?
Ta có:
+ Vị trí có động năng bằng thế năng:
\({{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_{đ}} \to 2{{\rm{W}}_t} = {\rm{W}} \to {x_1} = \pm \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\)
+ Vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng:
\({{\rm{W}}_d} = 3{{\rm{W}}_t} \to {{\rm{W}}_t} = \dfrac{{\rm{W}}}{4} \to {x_2} = \pm \dfrac{A}{2}\)
Xác định các vị trí trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng tương ứng với góc quét: \(\Delta \varphi = \dfrac{\pi }{{12}}\)
Mặt khác,
\(\begin{array}{l}\Delta \varphi = \omega \Delta t \leftrightarrow \dfrac{\pi }{{12}} = \dfrac{{2\pi }}{T}.\Delta t\\ \to \Delta t = \dfrac{T}{{24}}\end{array}\)
Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí có động năng bằng thế năng đến vị trí có động năng bằng 3 lần thế năng là \(\dfrac{T}{{24}}\)
Một vật dao động điều hòa với chu kỳ \(T\) và biên độ \(A\). Ban đầu vật ở vị trí cân bằng, khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng là:
+ Vị trí ban đầu: \(x = 0\)
+ Vị trí: \(\left\{ \begin{array}{l}{W_t} = 3{W_d}\\W = {W_t} + {W_d}\end{array} \right. \to {W_t} = \dfrac{3}{4}W \to x = \pm \dfrac{{A\sqrt 3 }}{2}\)
Vẽ trên vòng tròn lượng giác, ta được:
Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng ứng với góc quét \(\Delta \varphi = \dfrac{\pi }{3}\)
Mặt khác, ta có:
\(\begin{array}{l}\Delta \varphi = \omega \Delta t \leftrightarrow \dfrac{\pi }{3} = \dfrac{{2\pi }}{T}\Delta t\\ \to \Delta t = \dfrac{T}{6}\end{array}\)
=> Khoảng thời gian ngắn nhất kể từ khi vật dao động đến thời điểm mà thế năng bằng 3 lần động năng là \(\dfrac{T}{6}\)