Con lắc lò xo dao động theo phương ngang với phương trình \(x = Acos(\omega t + \varphi )\). Cứ sau những khoảng thời gian bằng nhau và bằng \(0,025s\) thì động năng của vật bằng thế năng của lò xo. Con lắc dao động điều hoà với tần số góc
Ta có: \({{\rm{W}}_t} = {{\rm{W}}_d} \to 2{{\rm{W}}_t} = {\rm{W}} \to x = \pm \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\)
Ta có, khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp động năng bằng thế năng là \(\dfrac{T}{4}\)
Theo đầu bài, ta có:
\(\begin{array}{l}0,025 = \dfrac{T}{4} \to T = 0,1s\\\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2\pi }}{{0,1}} = 20\pi (ra{\rm{d}}/s)\end{array}\)
Một chất điểm có khối lượng \(m = 0,5kg\) dao động điều hoà với chu kì \(T = 0,5s\). Biết năng lượng của nó là \(0,02J\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Biên độ dao động của chất điểm là:
+ Ta có: tần số góc \(\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{2\pi }}{{0,5}} = 4\pi (ra{\rm{d}}/s)\)
+ Cơ năng của dao động: \({\rm{W = }}\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} \to A = \sqrt {\dfrac{{2{\rm{W}}}}{{m{\omega ^2}}}} = \sqrt {\dfrac{{2.0,02}}{{0,5{{(4\pi )}^2}}}} = \sqrt 5 {.10^{ - 2}}m = \sqrt 5 cm\)
Một chất điểm dao động điều hòa theo phương trình \(x = Acos\left( {4\pi t - \dfrac{\pi }{3}} \right)cm\). Trong một giây đầu tiên từ thời điểm t = 0, chất điểm qua li độ mà động năng bằng 3 lần thế năng bao nhiêu lần?
+ Chu kì dao động của chất điểm: \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi }}{{4\pi }} = 0,5{\rm{s}}\)
+ Tại t = 0: \(\left\{ \begin{array}{l}x = Ac{\rm{os}}\left( { - \dfrac{\pi }{3}} \right) = \dfrac{A}{2}\\v = - A\omega \sin \left( { - \dfrac{\pi }{3}} \right) > 0\end{array} \right.\)
+ Tại vị trí: \({{\rm{W}}_d} = 3{W_t}\)
\(\begin{array}{l}\left\{ \begin{array}{l}{{\rm{W}}_d} = 3{W_t}\\{{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_d} = {\rm{W}}\end{array} \right. \to {{\rm{W}}_t} = \dfrac{{\rm{W}}}{4}\\ \to x = \pm \dfrac{A}{2}\end{array}\)
Ta có: \(\Delta t = 1s = 2.0,5 = 2T\)
=> Sau 1s, chất điểm lại quay về vị trí ban đầu
Mặt khác, trong 1 chu kì chất điểm đi qua li độ mà động năng bằng 3 lần thế năng 4 lần
=> Trong 1s (2T) chất điểm đi qua li độ có động năng bằng 3 lần thế năng 2.4 = 8 lần
Một con lắc lò xo gồm vật nặng có khối lượng \(m = 160g\) dao động điều hoà với cơ năng \({\rm{W}} = 2mJ\) và gia tốc cực đại \({a_{max}} = 50cm/{s^2}\). Biên độ và tần số góc của dao động là:
Ta có:
+ Cơ năng: \({\rm{W = }}\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
+ Gia tốc cực đại: \({a_{{\rm{max}}}} = {\omega ^2}A\)
\(\begin{array}{l} \to \dfrac{{\rm{W}}}{{{a_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{{mA}}{2} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{{0,5}} = {4.10^{ - 3}}\\ \to A = \dfrac{{{{2.4.10}^{ - 3}}}}{m} = \dfrac{{{{2.4.10}^{ - 3}}}}{{0,16}} = 0,05m = 5cm\end{array}\)
Thay vào amax \( \to \omega = \sqrt {\dfrac{{{a_{{\rm{max}}}}}}{A}} = \sqrt {\dfrac{{0,5}}{{0,05}}} = \sqrt {10} {\rm{r}}a{\rm{d}}/s\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa gồm vật nặng có khối lượng \(m = 160g\), đồ thị thế năng theo thời gian của con lắc như hình vẽ. Biết \({t_2} - {t_1} = 0,02s\), lấy \({\pi ^2} = 10\) . Biên độ và chu kì dao động của con lắc là:
Gọi \(T'\): chu kì tuần hoàn của thế năng
\(T\): chu kì dao động của vật
Ta có: \(T' = \dfrac{T}{2}\)
Từ đồ thị Wt - t, ta có:
\(\begin{array}{l}{t_2} - {t_1} = {\rm{ }}0,02s = T' = \dfrac{T}{2} \to T = 0,04s\\ \to \omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = 50\pi \left( {rad/s} \right)\end{array}\)
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{t_{{\rm{max}}}}}}{\rm{ = }}\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = {4.10^{ - 3}}\\ \to A = \sqrt {\dfrac{{2{{\rm{W}}_{{t_{{\rm{max}}}}}}}}{{m{\omega ^2}}}} = \sqrt {\dfrac{{{{2.4.10}^{ - 3}}}}{{0,16{{(50\pi )}^2}}}} = \sqrt 2 {.10^{ - 3}}m = \sqrt 2 mm\end{array}\)
Một con lắc lò xo dao động điều hòa gồm vật nặng có khối lượng \(m = 160g\), đồ thị thế năng theo thời gian của con lắc như hình vẽ. Biết \({t_2} - {t_1} = 0,02s\), lấy \({\pi ^2} = 10\) . Biên độ và chu kì dao động của con lắc là:
Gọi \(T'\): chu kì tuần hoàn của thế năng
\(T\): chu kì dao động của vật
Ta có: \(T' = \dfrac{T}{2}\)
Từ đồ thị Wt - t, ta có:
\(\begin{array}{l}{t_2} - {t_1} = {\rm{ }}0,02s = \dfrac{{T'}}{2} = \dfrac{T}{4} \to T = 0,08s\\ \to \omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = 25\pi \left( {rad/s} \right)\end{array}\)
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{{t_{{\rm{max}}}}}}{\rm{ = }}\dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = {4.10^{ - 3}}\\ \to A = \sqrt {\dfrac{{2{{\rm{W}}_{{t_{{\rm{max}}}}}}}}{{m{\omega ^2}}}} = \sqrt {\dfrac{{{{2.4.10}^{ - 3}}}}{{0,16{{(25\pi )}^2}}}} = \sqrt 8 {.10^{ - 3}}m = \sqrt 8 mm\end{array}\)
Một vật có khối lượng \(200g\) dao động điều hòa có đồ thị động năng như hình vẽ. Tại thời điểm t = 0 vật đang chuyển động theo chiều dương, lấy \({\pi ^2} = 10\). Phương trình dao động của vật là:
Từ đồ thị, ta có:
+ Tại thời điểm ban đầu (t =0) :
\(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_d} = 2mJ \to {{\rm{W}}_t} = 4 - 2 = 2mJ = \dfrac{{\rm{W}}}{2}\\ \to {x_0} = \pm \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\end{array}\)
+ Vị trí có Wđ = 0 lần thứ nhất \( \leftrightarrow {x_1} = \pm A\)
Dựa vào đồ thị (động năng đang giảm) ta suy ra: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = \dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\\{x_1} = A\end{array} \right.\)
=> Khoảng thời gian vật đi từ \({x_0}\) đến \({x_1}\) là: \(\Delta t = \dfrac{T}{8} = \dfrac{1}{6}s \to T = \dfrac{4}{3}{\rm{s}} \to \omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = \dfrac{{3\pi }}{2}(ra{\rm{d}}/s)\)
+ \({{\rm{W}}_{{{\rm{d}}_{{\rm{max}}}}}} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = 4mJ \to A = \sqrt {\dfrac{{2{{\rm{W}}_{{d_{{\rm{max}}}}}}}}{{m{\omega ^2}}}} = \sqrt {\dfrac{{{{2.4.10}^{ - 3}}}}{{0,2.{{(\dfrac{{3\pi }}{2} )}^2}}}} = \dfrac{{\sqrt {10} }}{{75}}m = \dfrac{{4\sqrt {10} }}{3}cm\)
Tại t = 0: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_0} = Ac{\rm{os}}\varphi {\rm{ = }}\dfrac{A}{{\sqrt 2 }}\\v = - {\rm{A}}\omega {\rm{sin}}\varphi > 0\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}{\rm{cos}}\varphi = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\\\sin \varphi < 0\end{array} \right. \to \varphi = - \dfrac{\pi }{4}\)
=> Phương trình dao động của vật: \(x = \dfrac{{4\sqrt {10} }}{3}c{\rm{os}}\left( {\dfrac{{3\pi }}{2}t - \dfrac{\pi }{4}} \right)cm\)
Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ và lò xo có độ cứng \(20 N/m\) dao động điều hòa với chu kì \(2 s\). Khi pha dao động là \(\dfrac{\pi }{2}\) thì vận tốc của vật là \(-20\sqrt 3 cm/s\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Khi vật qua vị trí có li độ \(3\pi \)(cm) thì động năng của con lắc là
+ Khi pha dao động là \(\dfrac{\pi }{2}\) thì vật đạt tốc độ cực đại
=> \({v_{\max }} = 20\sqrt 3 (cm/s)\).
+ \({v_{\max }} = \omega A = \dfrac{{2\pi }}{T}.A \)
\(\to A = \dfrac{{T.{v_{\max }}}}{{2\pi }} = \dfrac{{20\sqrt 3 }}{\pi }(cm)\).
+ Động năng của vật khi li độ \(x = 3π (cm)\) là:
\({W_d} = \dfrac{{k({A^2} - {x^2})}}{2}\\ = \dfrac{{20\left[ {\dfrac{{{{(0,2\sqrt 3 )}^2}}}{{{\pi ^2}}} - {{(0,03\pi )}^2}} \right]}}{2} = 0,03(J)\)
Một vật nhỏ dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn \(2 cm\) thì động năng của vật là \(0,48 J\). Khi vật cách vị trí cân bằng một đoạn \(6 cm\) thì động năng của vật là \(0,32 J\). Biên độ dao động của vật bằng
Theo đề bài, ta có:
\(\dfrac{1}{2}k.0,{02^2} + 0,48 = {\rm{W}}\) (1)
\(\dfrac{1}{2}k.0,{06^2} + 0,32 = {\rm{W}}\) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra: \(k = 100N/m\)
Thế vào (1), ta được: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}.100.0,{02^2} + 0,48 = 0,5J\)
Lại có, \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
Ta suy ra: \(A = \sqrt {\dfrac{{2W}}{k}} = \sqrt {\dfrac{{2.0,5}}{{100}}} = 0,1m = 10cm\)
Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa theo trục Ox nằm ngang với phương trình \(x = Aco{\rm{s}}\omega {\rm{t}}\). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
Cơ năng dao động điều hòa: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}k{A^2}\)
Một con lắc lò xo có độ cứng k dao động điều hòa. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật qua vị trí có li độ x thì thế năng của con lắc lò xo là
Thế năng của con lắc khi vật qua li độ x là: \({{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}k{x^2}\)
Đề thi THPT QG - 2020
Một con lắc lò xo gồm lò xo và vật nhỏ có khối lượng m đang dao động điều hòa theo phương nằm ngang với tần số góc \(\omega \) và biên độ \(A\). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc được tính bằng công thức nào sau đây?
Cơ năng của con lắc lò xo: \({\rm{W}} = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
Một con lắc lò xo có vật nhỏ khối lượng m dao động điều hoà theo phương ngang với phương trình x = Acos(ωt+φ). Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
Cơ năng của con lắc là: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
Một con lắc lò xo có khối lượng vật nhỏ là m dao động điều hòa theo phương ngang với phương trình \(x = Aco{\rm{s}}\omega {\rm{t}}\). Mốc tính thế năng ở vị trí cân bằng. Cơ năng của con lắc là
Cơ năng của con lắc lò xo: \({\rm{W}} = \frac{1}{2}k{{\rm{A}}^2} = \frac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2}\)
Biểu thức nào sau đây xác định cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa?
Cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa: \(W = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với:
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo dao động điều hòa: \(W = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
=> Cơ năng thỉ lệ thuận với độ cứng k và bình phương biên độ dao động
Trong dao động điều hòa, vì cơ năng được bảo toàn nên
Ta có, Cơ năng bằng tổng động năng và thế năng mà cơ năng bảo toàn => Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại.
Cơ năng của một con lắc lò xo không phụ thuộc vào?
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo
\(W = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
=> Cơ năng của con lắc phụ thuộc vào độ cứng, biên độ dao động của vật
Một con lắc lò xo dao động điều hoà với biên độ A. Khi tăng độ cứng của lò xo lên 4 lần và giảm biên độ dao động 2 lần thì cơ năng của con lắc sẽ:
Ta có, cơ năng của con lắc lò xo: \(W = \dfrac{1}{2}k{A^2}\)
=> Khi tăng độ cứng của lò xo lên 4 lần và giảm biên độ dao động 2 lần thì cơ năng của con lắc vẫn không thay đổi
Một chất điểm khối lượng $m = 100 (g)$, dao động điều hoà với phương trình $x = 4cos(2t) cm$. Cơ năng trong dao động điều hoà của chất điểm là:
Từ phương trình dao động điều hòa, ta có biên độ $A = 4cm$, tần số góc $\omega = 2$
Cơ năng trong dao động điều hòa của chất điểm:
\(W = \dfrac{1}{2}m{\omega ^2}{A^2} = \dfrac{1}{2}0,{1.2^2}.0,{04^2} = 3,{2.10^{ - 4}}J\)