Đề thi thử THPT chuyên Lam Sơn - 2021
Trong phương trình phản ứng hạt nhân: \(_5^{10}B + _0^1 \to _Z^AX + _2^4He\). Hạt nhân \(_Z^AX\) là
Phương trình phản ứng: \(_5^{10}B + _0^1n \to _Z^AX + _2^4He\)
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích và bảo toàn số khối ta có:
\(\left\{ \begin{array}{l}10 + 1 = A + 4\\5 + 0 = Z + 2\end{array} \right. \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}A = 10 + 1 - 4 = 7\\Z = 5 - 2 = 3\end{array} \right.\)
\( \Rightarrow X\) là \(_3^7Li\)
Phản ứng hạt nhân không tuân theo:
Ta có, các định luật bảo toàn của phản ứng hạt nhân:
+ Bảo toàn điện tích
+ Bảo toàn số nuclon (số khối)
+ Bảo toàn năng lượng
+ Bảo toàn động lượng
Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn số proton
Trong phản ứng hạt nhân , trong các đại lượng sau đây, đại lượng được bảo toàn là
Trong phản hạt nhân, với các đại lượng trên, đại lượng được bảo toàn là điện tích.
Trong phản ứng hạt nhân điều nào sau đây không đúng?
Trong phản ứng hạt nhân: Không có định luật bảo toàn số proton.
Chọn trả lời đúng: Phương trình phản ứng hạt nhân: \({}_{17}^{37}Cl + {}_Z^AX \to _0^1n + {}_{18}^{37}{\rm{Ar}}\). Trong đó Z, A là:
Ta có:
+ Áp dụng định luật bảo toàn số khối , ta có :
37 + A = 1 + 37 => A = 1
+ Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, ta có :
17 + Z = 0 + 18 => Z = 1
Cho phản ứng hạt nhân \({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{38}^{94}Sr + {}_Z^AX + 2{}_0^1n\). Hạt nhân X có cấu tạo gồm
PTPƯ: \({}_0^1n + {}_{92}^{235}U \to {}_{38}^{94}Sr + {}_Z^AX + 2{}_0^1n\)
Áp dụng định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích ta có:
+ ĐLBT số khối :
1 + 235 = 94 + A + 2
=> A = 140
+ ĐLBT điện tích :
0 + 92 = 38 + Z + 0
=> Z = 54
=> Hạt nhân X có : A = 140, Z = 54
=> Hạt nhân X có cấu tạo gồm : Np = 54 proton và Nn = 140 – 54 = 86 notron
Khi bắn phá hạt nhân \({}_7^{14}N\) bằng hạt α, người ta thu được một hạt prôtôn và một hạt nhân X. Hạt nhân X là
Ta có phương trình phản ứng là \({}_7^{14}N + {}_2^4He \to {}_Z^AX + {}_1^1p\)
Theo định luật bảo toàn điện tích và định luật bảo toàn số khối ta có:
7 + 2 = 1 + Z
=> Z = 8
14 + 4 = 1 + A
=> A = 17
Hạt nhân X là \({}_8^{17}O\)
Bắn một hạt proton với vận tốc \({3.10^7}m/s\) đến va chạm với hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân. Sau phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau chuyển động với cùng vận tốc, bay theo hai hướng tạo với nhau góc \({160^0}\). Coi khối lượng của các hạt gần đúng là số khối (với đơn vị u). Biết \(1u{c^2} = 931,5MeV\). Năng lượng tỏa ra là:
Phương trình phản ứng: \(p + {}_3^7Li \to {}_2^4X + {}_2^4X\)
Ta có, khối lượng của proton \({m_p} = {A_p} = 1u\) , vận tốc của proton \(v = {3.10^7}m/s = 0,1c\) (\(c = {3.10^8}m/s\) vận tốc ánh sáng)
Động năng của proton \({K_P} = \dfrac{1}{2}m{v^2} = \dfrac{1}{2}u.{\left( {0,1c} \right)^2} = \dfrac{1}{2}0,{1^2}.931,5 = 4,6575MeV\)
Theo bảo toàn động lượng: \({\vec p_p} = {\vec p_{X_1}} + {\vec p_{X_2}}\)
\(P_p^2 = P_X^2 + P_X^2 - 2{P_X}{P_X}c{\rm{os}}{20^0} \Rightarrow {K_p} = {m_X}{K_X} + {m_X}{K_X} - 2{m_X}{K_X}\cos ({20^0}) \Rightarrow {K_X} = 9,653MeV\)
Năng lượng tỏa ra là \(\Delta E = 2{K_X} - {K_p} = 14,6MeV\)
Hạt \(\alpha \) có động năng Kα = 3,51MeV bay đến đập vào hạt nhân Al đứng yên gây ra phản ứng \({}_{13}^{27}Al + \alpha \to {}_{15}^{30}P + X\). Giả sử hai hạt sinh ra có cùng động năng. Tìm vận tốc của hạt nhân photpho và hạt nhân X. Biết rằng phản ứng thu vào năng lượng 4,176.10-13J. Có thể lấy gần đúng khối lượng của các hạt sinh ra theo số khối mP = 30u và mX = 1u.
+ Năng lượng thu vào của phản ứng: Wthu = Kα+ KAl – (KP + Kx)
+ Mà KAl = 0, KP = Kx
=> KP = Kx = 0,45 MeV
\(\begin{array}{l} \Rightarrow {v_P} = \sqrt {\dfrac{{2.{K_P}}}{{{m_P}}}} = \sqrt {\dfrac{{2.0,45.1,{{6.10}^{ - 13}}}}{{30.1,{{66055.10}^{ - 27}}}}} = 1,{7.10^6}m/s\\{v_X} = \sqrt {\dfrac{{2.{K_X}}}{{{m_X}}}} = \sqrt {\dfrac{{2.0,45.1,{{6.10}^{ - 13}}}}{{1.1,{{66055.10}^{ - 27}}}}} = 9,{3.10^6}m/s\end{array}\)
Người ta dùng hạt prôtôn có động năng Kp = 5,45 MeV bắn vào hạt nhân 49Be đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân tạo thành hạt α và một hạt X bay ra. Hạt α có động năng Kα = 4,00 MeV và bay ra theo hướng vuông góc với hướng chuyển động của prôtôn tới. Lấy gần đúng khối lượng của các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Động năng của hạt X bằng:
PT phản ứng: \(p + {}_4^9Be \to \alpha + {}_3^6X\)
+ Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow {{p_p}} = \overrightarrow {{p_\alpha }} + \overrightarrow {{p_X}} \)
=> Ta biểu diễn bằng hình vẽ sau:
Từ hình vẽ ta có: \(p_X^2 = p_\alpha ^2 + p_p^2\)
Mà : \({p^2} = 2mK \Rightarrow {m_X}{K_X} = {m_\alpha }{K_\alpha } + {m_p}{K_p} \Rightarrow {K_X} = \dfrac{{{m_\alpha }{K_\alpha } + {m_p}{K_p}}}{{{m_X}}} = \dfrac{{4.4 + 1.5,45}}{6} = 3,575(MeV)\)
Người ta dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân đứng yên, sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng. Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra bằng
Phương trình phản ứng: \({}_1^1p + {}_3^7Li \to {}_2^4\alpha + {}_2^4\alpha \)
Năng lượng tỏa ra: \(\Delta E = {K_s} - {K_t} = \left( {{K_\alpha } + {K_\alpha }} \right) - \left( {{K_p} + {K_{Li}}} \right) = 2{K_\alpha } - 1,6 = 17,4MeV \to {K_\alpha } = 9,5MeV\)
Dùng một proton có động năng \(5,45 MeV\) bắn vào hạt nhân \({}_4^9Be\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt \(α\). Hạt \(α\) bay ra theo phương vuông góc với phương tới của hạt proton và có động năng \(4,0 MeV\). Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
+ PT phản ứng: \(p + {}_4^9Be \to \alpha + {}_3^6X\)
+ Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow {{p_p}} = \overrightarrow {{p_\alpha }} + \overrightarrow {{p_X}} \)
=> ta biểu diễn bằng hình vẽ sau:
Từ hình vẽ ta có: \(p_X^2 = p_\alpha ^2 + p_p^2\)
Mà : \({p^2} = 2mK \Rightarrow {m_X}{K_X} = {m_\alpha }{K_\alpha } + {m_p}{K_p} \Rightarrow {K_X} = \dfrac{{{m_\alpha }{K_\alpha } + {m_p}{K_p}}}{{{m_X}}} = \dfrac{{4.4 + 1.5,45}}{6} = 3,575(MeV)\)
Năng lượng tỏa ra của phản ứng : \(\Delta E = {K_X} + {K_\alpha } - {K_p} = 3,575 + 4 - 5,45 = 2,125(MeV)\)
Dưới tác dụng của bức xạ gamma hạt nhân C12 đang đứng yên tách thành các hạt He4. Tần số tia gamma 4.1021 Hz. Các hạt He có cùng động năng. Cho mc = 12.000u; mHe = 4,0014u; 1u = 931,5MeV. Động năng mỗi hạt He là
Phương trình phản ứng: \(_6^{12}C \to _2^4He + _2^4He + _2^4He\)
- Năng lượng của bức xạ gamma: \(\varepsilon = hf = 2,{65.10^{ - 12}}(J) = 16,5625(MeV)\)
- Theo định luật bảo toàn năng lượng toàn phần ta có:
\(\varepsilon + {m_C}.{c^2} = 3\left( {{m_{He}}.{c^2} + {K_{He}}} \right) \Leftrightarrow \varepsilon + {m_C}.{c^2} = 3{m_{He}}.{c^2} + 3{K_{He}}\)
=> Động năng của mỗi hạt He là:
\({K_{He}} = \dfrac{{\varepsilon + ({m_C} - 3{m_{He}}).{c^2}}}{3} = \dfrac{{16,5625 + (12 - 3.4,0015).931,5}}{3} = 4,124(MeV) \approx 6,{6.10^{ - 13}}(J)\)
Bắn hạt proton có động năng 4,5 MeV vào hạt nhân \(_3^7Li\) đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân \(p + {}_3^7Li \to 2\alpha + 17,3MeV\). Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ γ , hai hạt α có cùng động năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc β . Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị u gần đúng bằng số khối của nó. Giá trị của β là:
Bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow {{P_p}} = \overrightarrow {{P_\alpha }} + \overrightarrow {{P_\alpha }} \)
Năng lượng toả ra của phản ứng: \(\Delta E = 2{K_\alpha } - {K_p} \Leftrightarrow 17,3 = 2{K_\alpha } - 4,5 \Rightarrow {K_\alpha } = 10,9MeV\)
Áp dụng định lí hàm số cos trong tam giác:
\(\begin{array}{l}P_p^2 = P_\alpha ^2 + P_\alpha ^2 - 2{P_\alpha }{P_\alpha }c{\rm{os}}\left( {180 - \beta } \right) \Rightarrow P_p^2 = 2P_\alpha ^2\left( {1 - c{\rm{os}}\left( {180 - \beta } \right)} \right)\\ \Rightarrow {m_p}{K_p} = 2{m_\alpha }{K_\alpha }\left( {1 - c{\rm{os}}\left( {180 - \beta } \right)} \right) \Rightarrow c{\rm{os}}\left( {180 - \beta } \right) = 1 - \dfrac{{{m_p}{K_p}}}{{2{m_\alpha }{K_\alpha }}} = 1 - \dfrac{{1.4,5}}{{2.4.10,9}} = \dfrac{{827}}{{872}}\\ \Rightarrow 180 - \beta = 18,{5^0} \Rightarrow \beta = 161,{5^0}\end{array}\)
Cho prôtôn có động năng Kp = 2,5 MeV bắn phá hạt nhân \({}_3^7Li\) đứng yên. Biết mp = 1,0073u; mLi = 7,0142u; mX = 4,0015u; 1u = 931,5 MeV/c2. Sau phản ứng xuất hiện hai hạt X giống nhau có cùng động năng và có phương chuyển động hợp với phương chuyển động của prôtôn một góc φ như nhau. Coi phản ứng không kèm theo bức xạ γ . Giá trị của φ là
Phương trình phản ứng hạt nhân: \(p + {}_3^7Li \to {}_2^4X + {}_2^4X\)
Năng lượng toả ra của phản ứng: \(\Delta E = \left( {{m_p} + {m_{Li}} - 2{m_X}} \right){c^2} = 2{K_X} - {K_p} \Rightarrow {K_X} = 9,866MeV\)
Định luật bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow {{P_p}} = \overrightarrow {{P_X}} + \overrightarrow {{P_X}} \)
Áp dụng định lí hàm số cos trong tam giác ta được: \(P_X^2 = P_X^2 + P_p^2 - 2{P_X}{P_p}c{\rm{os}}\varphi \)
\( \Rightarrow \cos \varphi = \frac{{p_p^2}}{{2{p_X}{p_p}}} = \frac{{{p_p}}}{{2{p_X}}} \Rightarrow {P_p} = 2{p_X}\cos \varphi \)
\(\begin{array}{l} \Rightarrow p_p^2 = 4p_X^2{\cos ^2}\varphi \Leftrightarrow {m_P}{K_P} = 4{m_X}{K_X}{\cos ^2}\varphi \Rightarrow {\cos ^2}\varphi = \dfrac{{{m_P}{K_P}}}{{4{m_X}{K_X}}} = \dfrac{{1.2,5}}{{4.4.9,866}}\\ \Rightarrow \varphi = 82,{7^o}\end{array}\)
Dùng prôtôn bắn vào hạt nhân \({}_{\rm{4}}^{\rm{9}}{\rm{Be}}\) đứng yên, sau phản ứng sinh ra hạt α và hạt nhân X có động năng lần lượt là Kα = 3,575 MeV và KX = 3,150 MeV. Phản ứng này tỏa ra năng lượng bằng ΔE = 2,125 MeV. Coi khối lượng các hạt nhân tỉ lệ với số khối của nó. Góc hợp giữa các hướng chuyển động của hạt α và hạt prôtôn là
+ Phương trình phản ứng: \({}_0^1p + {}_4^9Be \to {}_2^4\alpha + {}_2^6X\)
+ Năng lượng toả ra của phản ứng hạt nhân: ∆E = Kα + KX – Kp = 2,125
=> Kp = 4,6 MeV
+ Áp dụng định luật bảo toàn động lượng: \(\overrightarrow {{p_p}} = \overrightarrow {{p_X}} + \overrightarrow {{p_\alpha }} \)
Áp dụng định lí hàm số cos ta có: \(p_X^2 = p_p^2 + p_\alpha ^2 - 2{p_p}{p_\alpha }c{\rm{os}}\alpha \)
\(\begin{array}{l}{p^2} = 2mK\\ \Rightarrow 2{m_X}{K_X} = 2{m_p}{K_p} + 2m{K_\alpha } - 4\sqrt {{m_p}{K_p}{m_a}{K_\alpha }} cos\alpha \\ \Leftrightarrow {m_X}{K_X} = {m_p}{K_p} + {m_\alpha }{K_\alpha } - 2\sqrt {{m_p}{K_p}{m_a}{K_\alpha }} cos\alpha \\ \Leftrightarrow 6.3,150 = 1.4,6 + 4.3,575 - 2\sqrt {1.4,6.4.3,575} cos\alpha \\ \Rightarrow cos\alpha = 0\\ \Rightarrow \alpha = {90^0}\end{array}\)
Tìm phát biểu sai. Điều kiện để thực hiện phản ứng tổng hợp hạt nhân là
Khối lượng các hạt nhân phải đạt khối lượng tới hạn không phải là điều kiện xảy ra phản ứng nhiệt hạch.
Cho phản ứng hạt nhân sau: \({}_3^7Li + {}_1^1H \to {}_2^4He + {}_2^4He\).
Biết: \({m_{Li}} = 7,0144u;{m_H} = 1,0073u;{m_{He}} = 4,0015u;1u = 931,5MeV/{c^2}\). Năng lượng phản ứng toả ra là:
Cách giải:
Năng lượng phản ứng toả ra là:
\(\begin{array}{l}\Delta E = \left( {\sum {{m_{trc}}} - \sum {{m_{sau}}} } \right){c^2} = \left( {{m_{Li}} + {m_H} - 2{m_{He}}} \right){c^2}\\\,\,\,\,\,\,\,\, = \left( {7,0144 + 1,0073 - 2.4,0015} \right).91,5 = 17,42MeV\end{array}\)
Cho phản ứng tổng hợp hạt nhân \(2{}_{1}^{2}D\to {}_{Z}^{A}X+{}_{0}^{1}n\). Biết độ hụt khối của hạt nhân \({}_{1}^{2}D\) là 0,0024u, của hạt nhân X là 0,0083u. Lấy 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp hết 1g \({}_{1}^{2}D\) là
Năng lượng tỏa ra của 1 phản ứng là :
\(E=({{m}_{X}}-2\Delta {{m}_{D}}).{{c}^{2}}=(0,0083-2.0,0024).931=3,2585MeV\)
1g \({}_{1}^{2}D\) có số hạt nhân là: \(N=\frac{m}{A}.{{N}_{A}}=\frac{1}{2}{{.6,023.10}^{23}}={{3,0115.10}^{23}}\)
Mỗi phản ứng tổng hợp được 2 hạt nhân \({}_{1}^{2}D\)
Vậy khi tổng hợp được 1g\({}_{1}^{2}D\) thì năng lượng tỏa ra là :
\({{E}_{toa}}=\frac{\Delta E.N}{2}=\frac{{{3,2585.3,0115.10}^{23}}}{2}={{4,906.10}^{23}}MeV\)
Cho phản ứng hạt nhân \(\alpha +{}_{13}^{27}Al\to {}_{15}^{30}P+n\), khối lượng của các hạt nhân là mα = 4,0015u, mAl = 26,97345u; mP = 29,97005u; mn = 1,008670u, 1u = 931,5MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này
Năng lượng tỏa ra trong phản ứng:
E = 931,5. (m0 – m) = (4,0015 + 26,97345 – 29,97005 – 1,99867).931,5 = - 3,51MeV
Vậy phản ứng thu năng lượng bằng 3,51 MeV