Ca tốt của một tế bào quang điện có công thoát electron A = 1,188eV. Chiếu một chùm ánh sáng có bước sóng λ vào ca tôt này thì hiện tượng quang điện xảy ra. Để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện thì hiệu điện thế hãm có độ lớn 1,15V. Nếu cho UAK = 4V thì động năng lớn nhất của electron khi tới anot bằng bao nhiêu?
+ Theo đề bài, khi xảy ra hiện tượng quang điện thì để triệt tiêu hoàn toàn dòng quang điện thì cần hiệu điện thế hãm Uh = 1,15 V
=> Động năng ban đầu cực đại của quang electron khi thoát ra khỏi bề mặt ca tốt là
Wđmax = e.Uh = 1,15 eV
+ Nếu ta đặt vào hai đầu anôt và catôt một hiệu điện thế UAK = 4V
Theo định lí động năng ta có: ΔWđ = A <=> Wđmax – Wđ0max = e.UAK = 4(eV)
=> Wđmax = Wđ0max + e.UAK = 1,15 + 4 = 5,15 (eV)
Giới hạn quang điện của Cu là 300 nm. Công thoát của electron khỏi Cu là:
- Ta có: \({\lambda _0} = 300nm = {3.10^{ - 7}}m\)
- Áp dụng công thức tính công thoát: \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{h.c}}{{{\lambda _0}}} = \dfrac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{3.10}^{ - 7}}}} = {6,625.10^{ - 19}}J = \dfrac{{{{6,625.10}^{ - 19}}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = 4,14eV\)
Các bức xạ trong dãy Banme thuộc vùng nào trong các vùng sau?
A – sai vì các bức xạ trong dãy Passen mới thuộc vùng hồng ngoại
B – đúng vì các bức xạ của dãy Banme một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy,một phần nằm trong vùng tử ngoại
C – sai vì các bức xạ trong dãy Lai man mới thuộc vùng tử ngoại
D – sai vì các bức xạ của dãy Banme một phần nằm trong vùng ánh sáng nhìn thấy,một phần nằm trong vùng tử ngoại
Kim loại dùng làm Catot của một tế bào quang điện có \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}6,625{\rm{ }}eV\). Lần lượt chiếu vào catot các bước sóng: \({\lambda _1} = 0,1875\mu m\); \({\lambda _2} = 0,1925\mu m\); \({\lambda _3} = 0,1685\mu m\). Hỏi bước sóng nào gây ra được hiện tượng quang điện?
- Ta có: \(A{\rm{ }} = {\rm{ }}\dfrac{{h.c}}{{{\lambda _0}}} \to {\lambda _0} = \dfrac{{h.c}}{A} = \dfrac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{6,625.1,6.10}^{ - 19}}}} = {0,1875.10^{ - 6}}m = 0,1875\mu m\)
- Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là: \(\lambda \le {\lambda _0} \to \) \({\lambda _1},{\lambda _3}\)gây ra được hiện tượng quang điện
Động năng ban đầu cực đại của các e phụ thuộc vào?
- Sử dụng công thức Anhxtanh: \(\xi = A + {{\rm{W}}_{od\max }} \to {{\rm{W}}_{od\max }} = \xi - A\)
\( \to \) Động năng ban đầu cực đại của các e phụ thuộc vào năng lượng của photon chiếu tới và công thoát
\( \to \) D đúng
Chiếu một chùm bức xạ đơn sắc vào một tấm kẽm có giới hạn quang điện \(0,35μm\) . Hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra khi chùm bức xạ có bước sóng là
- Ta có: \({\lambda _0} = 0,35\mu m\)
- Sử dụng điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện là: \(\lambda \le {\lambda _0}\)
\( \to \) hiện tượng quang điện sẽ không xảy ra với bước sóng là \(0,4\mu m\)
Theo quan điểm của thuyết lượng tử phát biểu nào sau đây là không đúng?
A,B,C – đúng
D – sai vì các photn bay dọc theo tia sáng với tốc độ \(c = {3.10^8}m/s\), tuy nhiên các photon tong các chùm sáng khác nhau có bước sóng khác nhau, dẫn tới năng lượng \(\xi = \dfrac{{h.c}}{\lambda }\)là khác nhau
Công thoát của kim loại Na là 2,48 eV. Chiếu một chùm bức xạ có bước sóng \(0,36\mu m\) vào tế bào quang điện có catôt làm bằng Na thì cường độ dòng quang điện bão hoà là 3mA . Số êlectron bị bứt ra khỏi catôt trong mỗi giây là:
Ta có: \({n_e} = \dfrac{{{I_{bh}}}}{e} = \dfrac{{{{3.10}^{ - 3}}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {1,875.10^{16}}\)
Phát biểu nào sau đây là ĐÚNG khi nói về quang phổ của nguyên tử H
A,B- sai vì quang phổ của nguyên tử H là quang phổ vạch, gồm 4 vạch màu đỏ, lam, chàm, tím
C- sai vì giữa các dãy Laiman, Banme, Passen có ranh giới xác định
D- đúng
Giới hạn quang điện của Na là \(0,50\mu m\). Chiếu vào Na tia tử ngoại có bước sóng \(\lambda = 0,25\mu m\). Vận tốc ban đầu cực đại của electron quang điện là:
\(\lambda = 0,25\mu m = {0,25.10^{ - 6}}m\); \({\lambda _0} = 0,50\mu m = {0,5.10^{ - 6}}m\)
Ta có: \(\begin{array}{l}\xi = A + {{\rm{W}}_{od\max }} \to \dfrac{{h.c}}{\lambda } = \dfrac{{h.c}}{{{\lambda _0}}} + \dfrac{1}{2}mv_{\max }^2\\ \to {v_{\max }} = \sqrt {\dfrac{{2.h.c}}{m}(\dfrac{1}{\lambda } - \dfrac{1}{{{\lambda _0}}})} = \sqrt {\dfrac{{{{2.6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{9,1.10}^{ - 31}}}}(\dfrac{1}{{{{0,25.10}^{ - 6}}}} - \dfrac{1}{{{{0,5.10}^{ - 6}}}})} = {9,34.10^5}m/s\end{array}\)
Gọi \({\lambda _\alpha }\) và \({\lambda _\beta }\) lần lượt là 2 bước sóng của 2 vạch \(H{_\alpha }\) và \({H_\beta }\) trong dãy Banme. Gọi \({\lambda _1}\) là bước sóng của vạch đầu tiên trong dãy Pasen. Xác định mối liên hệ của \({\lambda _\alpha },{\lambda _\beta },{\lambda _1}\)
Thay \({\lambda _\alpha } = {\lambda _{do}};{\lambda _\beta } = {\lambda _{lam}} \to \dfrac{1}{{{\lambda _1}}} = \dfrac{1}{{{\lambda _\beta }}} - \dfrac{1}{{{\lambda _\alpha }}}\)
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(320{\rm{ }}nm\) vào bề mặt ca tốt của một tế bào quang điện làm bằng xedi có giới hạn quang điện là \({\lambda _0} = 660nm\). Hiệu điện thế hãm của nó có giá trị là:
Ta có: \({\rm{\xi = A + e}}{\rm{.}}{{\rm{U}}_h} \to \dfrac{{h.c}}{\lambda } = \dfrac{{h.c}}{{{\lambda _o}}} + e.{U_h} \to {U_h} = \dfrac{{h.c}}{e}(\dfrac{1}{\lambda } - \dfrac{1}{{{\lambda _0}}}) = \dfrac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}}(\dfrac{1}{{{{320.10}^{ - 9}}}} - \dfrac{1}{{{{660.10}^{ - 9}}}}) = 2V\)
Dãy Laiman trong quang phổ vạch của Hiđrô ứng với sự dịch chuyển của các electron từ các quỹ đạo dừng có năng lượng cao về quỹ đạo:
Ta có: Dãy Laiman trong quang phổ vạch của Hiđrô ứng với sự dịch chuyển của các electron từ các quỹ đạo dừng có năng lượng cao về quỹ đạo K
Chiếu một bức xạ có bước sóng λ = 0, 48µm lên một tấm kim loại có công thoát A = 2,4.10-19J. dùng màn chắn tách ra một chùm hẹp các êlectron quang điện và hướng chúng bay theo chiều véc tơ cường độ điện trường có E = 1000 V/m. Quãng đường tối đa mà êlectron chuyển động được theo chiều véc tơ cường độ điện trường xấp xỉ là:
+ Theo công thức Anh - xtanh :
\({{hc} \over \lambda } = A + {1 \over 2}m.{v_0}^2 \Rightarrow {v_0}^2 = {2 \over m}\left( {{{hc} \over \lambda } - A} \right)\) \(({m_e} = {9,1.10^{ - 31}}kg)\)
+ Ta có: \(a = {F \over m} = {{qE} \over m}\)
+ Chuyển động của e là chuyển động chậm dần đều với vận tốc đầu v0 và gia tốc a
Electron dừng => v = 0
\( \Leftrightarrow {0^2}-{\rm{ }}{v_0}^2 = {\rm{ }}2as \Rightarrow s = - {{{v_0}^2} \over {2a}} = - {{{2 \over m}\left( {{{hc} \over \lambda } - A} \right)} \over {2.{{qE} \over m}}} = - {{{{hc} \over \lambda } - A} \over {qE}} \Rightarrow s = 0,109cm\)
Trong một tế bào quang điện có \({I_{bh}} = 2\mu A\) và hiệu suất lượng tử là \(0,5\% \). Số photon đến Ca tốt mỗi giây là:
- Ta có: \({n_e} = \dfrac{{{I_{bh}}}}{e} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {1,25.10^{13}}\)
- Lại có: \(H = \dfrac{{{n_e}}}{{{N_f}}}.100\% \to {N_f} = \dfrac{{{{1,25.10}^{13}}.100\% }}{{0,5}} = {2,5.10^{15}}\)
Cho giới hạn quang điện của catot là \({\lambda _0} = 660nm\) và đặt vào đó giữa Anot và Catot một \({U_{AK}} = {\rm{ }}1,5{\rm{ }}V\). Dùng bức xạ có \(\lambda = 330nm\). Động năng cực đại của các quang electron khi đập vào anot là:
- Ta có,
\(\begin{array}{l}\xi = A + {{\rm{W}}_{od\max }} \to \dfrac{{h.c}}{\lambda } = \dfrac{{h.c}}{{{\lambda _0}}} + {{\rm{W}}_{od\max }}\\ \to {{\rm{W}}_{od\max }} = h.c.(\dfrac{1}{\lambda } - \dfrac{1}{{{\lambda _0}}}) = {6,625.10^{ - 34}}{.3.10^8}.(\dfrac{1}{{{{0,33.10}^{ - 6}}}} - \dfrac{1}{{{{0,66.10}^{ - 6}}}}) = {3,01.10^{ - 19}}J\end{array}\)
- Sử dụng định lí biến thiên động năng: \(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{dm{\rm{ax}}}} - {{\rm{W}}_{od\max }} = e.{U_{AK}}\\ \to {{\rm{W}}_{dm{\rm{ax}}}} = {{\rm{W}}_{od\max }} + e.{U_{AK}} = {3,01.10^{ - 19}} + {1,6.10^{ - 19}}.1,5 = {5,41.10^{ - 19}}J\end{array}\)
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 330nm\) vào bề mặt ca tốt của một tế bào quang điện hiệu điện thế hãm của nó có giá trị là \({U_h}\). Cho giới hạn quang điện của catot là \({\lambda _0} = 660nm\) và đặt vào đó giữa Anot và Catot một \({U_{AK}} = {\rm{ }}1,5{\rm{ }}V\). Tính động năng cực đại của các quang electron khi đập vào anot nếu dùng bức xạ \(\lambda ' = 282,5nm\):
- Ta có,
\(\begin{array}{l}\xi = A + {{\rm{W}}_{od\max }} \to \dfrac{{h.c}}{\lambda } = \dfrac{{h.c}}{{{\lambda _0}}} + {{\rm{W}}_{od\max }}\\ \to {{\rm{W}}_{od\max }} = h.c.(\dfrac{1}{\lambda } - \dfrac{1}{{{\lambda _0}}}) = {6,625.10^{ - 34}}{.3.10^8}.(\dfrac{1}{{{{0,2825.10}^{ - 6}}}} - \dfrac{1}{{{{0,66.10}^{ - 6}}}}) = {4,02.10^{ - 19}}J\end{array}\)
- Sử dụng định lí biến thiên động năng: \(\begin{array}{l}{{\rm{W}}_{dm{\rm{ax}}}} - {{\rm{W}}_{od\max }} = e.{U_{AK}}\\ \to {{\rm{W}}_{dm{\rm{ax}}}} = {{\rm{W}}_{od\max }} + e.{U_{AK}} = {4,02.10^{ - 19}} + {1,6.10^{ - 19}}.1,5 = {6,42.10^{ - 19}}J\end{array}\)
Chiếu ánh sáng đơn sắc có bước sóng \(\lambda = 546{\rm{ }}nm\) vào bề mặt ca tốt của một tế bào quang điện, có \({I_{bh}} = {\rm{ }}2{\rm{ }}mA\). Công suất lượng tử là \(P{\rm{ }} = {\rm{ }}1,515{\rm{ }}W\). Tính hiệu suất lượng tử.
- Ta có: \({n_e} = \dfrac{{{I_{bh}}}}{e} = \dfrac{{{{2.10}^{ - 3}}}}{{{{1,6.10}^{ - 19}}}} = {1,25.10^{16}}\)
\({n_f} = \dfrac{P}{\xi } = \dfrac{P}{{\dfrac{{hc}}{\lambda }}} = \dfrac{{1,515}}{{\dfrac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{546.10}^{ - 9}}}}}} = {4,16.10^{18}}\)
\( \to H = \dfrac{{{n_e}}}{{{N_f}}}.100\% = \dfrac{{{{1,25.10}^{16}}}}{{{{4,16.10}^{18}}}} = {30.10^{ - 2}}\% \)
Năng lượng cần thiết để iôn hoá nguyên tử kim loại là 2,2eV. Kim loại này có giới hạn quang điện là:
Ta có: \(\Delta {\rm{W = }}\dfrac{{hc}}{{{\lambda _0}}} \to {\lambda _0} = \dfrac{{hc}}{{\Delta {\rm{W}}}} = \dfrac{{{{6,625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{{{2,2.1,6.10}^{ - 19}}}} = {5,6.10^{ - 7}}m = 0,56\mu m\)
Chiếu đồng thời hai bức xạ vào một tế bào quang điện, ta cần dùng các hiệu điện thế hãm để triệt tiêu dòng quang điện. Cho biết Uh1= 2Uh2. Hỏi có thể kết luận gì?
Ta có:
\(\begin{array}{l}\xi = A + e.{U_h}\\ \to {\xi _1} = A + e.{U_{h1}};{\xi _2} = A + e.{U_{h2}}\end{array}\)
Vì \({U_{h1}} = 2{U_{h2}} \to {\xi _1} > {\xi _2}\)
Lại có: \(\xi = \dfrac{{h.c}}{\lambda }\)
\( \to {\lambda _1} < {\lambda _2}\)