Chiếu bức xạ đơn sắc có bước sóng \(0,3µm\) vào một chất thì thấy có hiện tượng qunag phát quang. Cho biết công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng \(0,3{\%}\) công suất của chùm sáng kích thích và cứ \(200\) photon ánh sáng kích thích cho 1 photon ánh sáng phát quang. Bước sóng ánh sáng phát quang là:
+ Công suất của chùm phát quang : \({P_{pq}} = {N_{pq}}.{\varepsilon _{pq}} = {N_{pq}}.\dfrac{{hc}}{{{\lambda _{pq}}}}\)
+ Công suất của chùm kích thích : \({P_{kt}} = {N_{kt}}.{\varepsilon _{kt}} = {N_{kt}}.\dfrac{{hc}}{{{\lambda _{kt}}}}\)
+ Dữ kiện bài cho : Công suất của chùm sáng phát quang chỉ bằng 0,3% công suất của chùm sáng kích thích và cứ 200 photon ánh sáng kích thích cho 1 photon ánh sáng phát quang nên ta có :
\({P_{pq}} = 0,3\% .{P_{kt}} \Leftrightarrow {N_{pq}}.\dfrac{{hc}}{{{\lambda _{pq}}}} = 0,3\% .{N_{kt}}.\dfrac{{hc}}{{{\lambda _{kt}}}} \Leftrightarrow \dfrac{1}{{{\lambda _{pq}}}} = \dfrac{{0,3}}{{100}}.\dfrac{{200}}{{0,3}} \Rightarrow {\lambda _{pq}} = 0,5\mu m\)
Chiếu ánh sáng có bước sóng \(633\,\,nm\) vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang do chất đó phát ra không thể có bước sóng nào sau đây?
Chiếu ánh sáng có bước sóng \(633\,\,nm\) vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang do chất đó phát ra không thể có bước sóng \(590\,\,nm\).
Ánh sáng huỳnh quang của một chất có bước sóng \(0,5 µm\). Chiếu vào chất đó bức xạ có bước sóng nào dưới đây sẽ không có sự phát quang?
Ánh sáng kích thích phải có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng huỳnh quang thì sẽ có sự phát quang
Phương án B: \(0,6 \mu m >0,5 \mu m\)
=> Khi chiếu bức xạ có bước sóng \(0,6 \mu m\) sẽ không có sự phát quang.
Lần lượt chiếu các ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, vàng và cam vào một chất huỳnh quang thì có một trường hợp chất huỳnh quang này phát quang. Biết ánh sáng phát quang có màu chàm. Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang này là ánh sáng
Ta có: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích \({\lambda _{hq}} > {\lambda _{kt}}\)
Mặt khác: Ta có bước sóng ánh sáng nhìn thấy theo chiều giảm dần:
Đỏ > Da cam > Vàng > Lục > Lam > Chàm > Tím
=> Ánh sáng kích thích gây ra hiện tượng phát quang ánh sáng màu chàm là ánh sáng tím
Khi chiếu một chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexein thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đây là hiện tượng
Khi chiếu một chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexein thì thấy dung dịch này phát ra ánh sáng màu lục. Đây là hiện tượng quang – phát quang.
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào?
Ta có: Bước sóng của ánh sáng phát quang lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
Mà bước sóng của tia tử ngoại nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng màu đỏ và màu lục. Do đó khi dùng tia tử ngoại làm ánh sáng kích thích thì chất đó phát quang ra cả ánh sáng màu lục và ánh sáng màu đỏ.
Hai ánh sáng này tổng hợp với nhau ra ánh sáng màu vàng.
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng
Khi chiếu ánh sáng đơn sắc màu lam vào một chất huỳnh quang thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng màu chàm.
Do:
+ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
+ Bước sóng ánh sáng giảm dần từ: Đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm - tím
=> Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu làm thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng màu chàm vì ánh sáng màu chàm có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích là màu lam
Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?
Trong các vật trên, ta có sự phát sáng của bóng đèn ống là sự phát quang
Sự phát quang xảy ra:
Sự phát quang xảy ra ở nhiệt độ bình thường
Hiện tượng quang - phát quang là:
Hiện tượng quang - phát quang là hiện tượng chất phát quang có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác
Trong hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến:
Ta có: Hiện tượng quang - phát quang là hiện tượng chất phát quang có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác
=> Trong hiện tượng quang - phát quang, sự hấp thụ hoàn toàn một photon sẽ đưa đến sự phát ra một photon khác
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch phát ra ánh sáng màu lục. Đó là hiện tượng:
Khi chiếu chùm tia tử ngoại vào một ống nghiệm đựng dung dịch fluorexêin thì thấy dung dịch phát ra ánh sáng màu lục => đó là hiện tượng quang - phát quang
Ánh sáng lân quang là:
Ta có: Lân quang: là hiện tượng quang phát quang của chất rắn có đặc điểm là ánh sáng phát quang có thể kéo dài một khoảng thời gian nào đó sau khi tắt ánh sáng kích thích.
Ánh sáng huỳnh quang là:
Huỳnh quang: là hiện tượng quang phát quang của các chất lỏng và khí.
Ánh sáng phát quang bị tắt rất nhanh sau khi tắt ánh sáng kích thích
Đặc điểm: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
Gọi \({\lambda _{kt}}\) là bước sóng của ánh sáng kích thích, \({\lambda _{hq}}\) là bước sóng của ánh sáng huỳnh quang. Đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang là:
Ta có: Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
Chọn câu sai :
A, B, D - đúng
C - sai vì Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
Hiện tượng nào sau đây không phải là hiện tượng quang - phát quang?
Ta có, con đom đóm phát sáng là do hiện tượng hóa phát quang
Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng nào dưới đây ?
Ta có:
+ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
+ Bước sóng ánh sáng giảm dần từ: Đỏ - da cam - vàng - lục - lam - chàm - tím
=> Nếu ánh sáng kích thích là ánh sáng màu làm thì ánh sáng huỳnh quang không thể là ánh sáng màu chàm vì ánh sáng màu chàm có bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng kích thích là màu lam
Một chất có khả năng phát quang ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu lục. Nếu dùng tia tử ngoại để kích thích sự phát quang của chất đó thì ánh sáng phát quang có thể có màu nào ?
Ta có:
+ Khi chiếu ánh sáng tử ngoại vào thì chất đó phát ra cả ánh sáng màu lục và màu đỏ
+ Lục + đỏ = vàng
Ánh sáng phát quang của một chất có tần số là \({6.10^{14}}Hz\) .Hỏi nếu chiếu vào chất đó ánh sáng kích thích có bước sóng nào dưới đây thì nó sẽ không thể phát quang ?
Ta có:
+ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích
+ Bước sóng của ánh sáng phát quang :
$\lambda = \dfrac{c}{f} = \dfrac{{{{3.10}^8}}}{{{{6.10}^{14}}}} = 0,{5.10^{ - 6}}m$
Ta thấy: Phương án D có bước sóng $0,6\mu m > 0,5\mu m$ lớn hơn bước sóng ánh sáng phát quang