Trong mạch LC, nếu điện tích cực đại ở tụ điện là Q0 và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là I0 thì tần số dao động của mạch có thể xác định bằng hệ thức
Ta có: \({I_0} = \omega {Q_0} \Rightarrow \omega = \dfrac{{{I_0}}}{{{Q_0}}} \Rightarrow f = \dfrac{\omega }{{2\pi }} = \dfrac{{{I_0}}}{{2\pi {Q_0}}}\)
Cho mạch dao động điện từ LC lí tưởng. Dòng điện chạy trong mạch có biểu thức \(i = 0,04cos\left( {{{2.10}^7}t} \right)A\) (với t đo bằng s). Điện tích cực đại của một bản tụ điện
Từ biểu thức của cường độ dòng điện: \(i = 0,04cos\left( {{{2.10}^7}t} \right)A\) (với t đo bằng s)
Suy ra:
+ Cường độ dòng điện cực đại: \({I_0} = 0,04A\)
+ Tần số góc: \(\omega = {2.10^7}\left( {rad/s} \right)\)
Ta có: \({I_0} = \omega {q_0} \Rightarrow {q_0} = \dfrac{{{I_0}}}{\omega } = \dfrac{{0,04}}{{{{2.10}^7}}} = {2.10^{ - 9}}C = 2nC\)
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với chu kì T. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là \({10^{ - 8}}C\) và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm là \(62,8{\rm{ }}mA\). Giá trị của T là
Ta có: \({I_0} = \omega {q_0} = > \omega = \dfrac{{{I_0}}}{{{q_0}}}\)
Chu kì dao động: \(T = \dfrac{{2\pi }}{\omega } = \dfrac{{2\pi {q_0}}}{{{I_0}}} = \dfrac{{2\pi {{.10}^{ - 8}}}}{{{{62,8.10}^{ - 3}}}} = {10^{ - 6}}(s) = 1\mu s\)
Một mạch dao động với tụ điện C và cuộn cảm đang thực hiện dao động tự do. Điện tích cực đại trên bản tụ là \({Q_0} = {2.10^{ - 6}}C\) và dòng điện cực đại trong mạch là \({I_0} = 0,314A\). Lấy \({\pi ^2} = 10\). Tần số dao động điện từ tự do trong mạch là.
\({I_0} = {Q_0}.\omega \Leftrightarrow \omega = \dfrac{{{I_0}}}{{{Q_0}}}\)
Tần số dao động: \(f = \dfrac{\omega }{{2\pi }} = \dfrac{{{I_0}}}{{2\pi .{Q_0}}} = 25kHz\)
Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là \({10^{ - 8}}C\) và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là \(62,8mA\). Tính tần số dao động điện từ tự do của mạch
Ta có: \({I_0} = \omega {Q_0} = 2\pi f{Q_0} \to f = \dfrac{{{I_0}}}{{2\pi {Q_0}}} = {10^6}Hz\)
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên điều hòa theo thời gian với cùng tần số.
Một mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Chu kì dao động riêng của mạch là
Chu kì dao động riêng của mạch LC : \(T=2\pi \sqrt{LC}\)
Đề thi THPT QG - 2020
Một mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L đang dao động điện từ tự do. Đại lượng \(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\) là
\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}\) : là tần số dao động điện từ tự do trong mạch
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = {2.10^{ - 3}}\;H\) và tụ điện có điện dung \(C = {2.10^{ - 11}}\;F\). Chu kỳ dao động riêng của mạch là
Chu kì dao động riêng của mạch là:
\(T = 2\pi \sqrt {LC} = 2\pi \sqrt {{{2.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 11}}} = 4\pi {.10^{ - 7}}s\)
Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung \(C = 0,6\mu F\) và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm \(L = 6mH\). Cường độ dòng điện cực đại trong mạch có giá trị \(0,2A\). Điện áp cực đại ở hai đầu tụ điện có giá trị là:
Ta có:
Điện áp cực đại ở hai đầu tụ điện: \({U_0} = {I_0}\sqrt {\dfrac{L}{C}} = 0,2\sqrt {\dfrac{{{{6.10}^{ - 3}}}}{{{{0,6.10}^{ - 6}}}}} = 20V\)
Phát biểu nào sau đây về mạch dao động là sai?
A, B, D - đúng
C – sai vì: Cường độ điện trường giữa hai bản tụ biến thiên điều hòa cùng tần số và sớm pha góc \(\dfrac{\pi }{2}\) với cảm ứng từ trong lòng cuộn dây
Khi mắc tụ điện có điện dung \({C_1}\) với cuộn cảm \(L\) thì chu kì dao động của mạch là \({T_1} = 6ms\); khi mắc tụ điện có điện dung \({C_2}\) với cuộn cảm \(L\) thì chu kì dao động của mạch là \({T_2} = 8ms\). Khi mắc \({C_1}\) song song \({C_2}\) với cuộn \(L\) thì chu kì dao động của mạch là bao nhiêu?
Ta có:
- Khi mắc tụ điện có điện dung C1 thì chu kì dao động của mạch là \({T_1}\)
- Khi mắc tụ điện có điện dung C2 thì chu kì dao động của mạch là \({T_2}\)
- Khi mắc song song C1 và C2 thì chu kì dao động của mạch là:
\(T = \sqrt {T_1^2 + T_2^2} = \sqrt {{6^2} + {8^2}} = 10ms\)
Khi mắc tụ điện có điện dung \({C_1}\) với cuộn cảm \(L\) thì tần số dao động của mạch là \({f_1} = 2kHz\) khi mắc tụ điện có điện dung \({C_2}\) với cuộn cảm \(L\) thì tần số dao động của mạch là \({f_2} = 1,5kHz\). Khi mắc nối tiếp \({C_1}\) và \({C_2}\) với cuộn \(L\) thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu?
Ta có:
- Khi mắc tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động của mạch là \({f_1}\)
- Khi mắc tụ điện có điện dung C2 thì tần số dao động của mạch là \({f_2}\)
- Khi mắc nối tiếp C1 và C2 thì tần số dao động của mạch là:
\(f = \sqrt {f_1^2 + f_2^2} = \sqrt {{2^2} + {{1,5}^2}} = 2,5kHz\)
Một tụ điện có điện dung \(C\) được nạp điện tới điện tích \(q\). Khi nối tụ với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({L_1}\) thì trong mạch có dao động điện từ riêng với cường độ dòng điện cực đại bằng \(3mA\). Khi nối tụ với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({L_2}\) thì trong mạch có dao động điện từ riêng với cường độ dòng điện cực dại bằng \(4mA\). Nếu nối tụ với cuộn cảm thuần có độ tự cảm \({L_3} = 4{L_1} + \dfrac{{17}}{9}{L_2}\) thì trong mạch có cường độ dòng điện cực đại bằng :
Ta có:
\(\begin{array}{l}{I_1} = {\omega _1}q = \dfrac{q}{{\sqrt {{L_1}C} }} = > {L_1} = \dfrac{{{q^2}}}{{{I_1}^2C}}\\{I_2} = {\omega _2}q = \dfrac{q}{{\sqrt {{L_2}C} }} = > {L_2} = \dfrac{{{q^2}}}{{{I_2}^2C}}\end{array}\)
=> Khi sử dụng cuộn cảm có độ tự cảm \({L_3} = 4{L_1} + \dfrac{{17}}{9}{L_2}\) thì cường độ dòng điện cực đại là:
\({I_3} = \dfrac{q}{{\sqrt {{L_3}C} }} = \dfrac{q}{{\sqrt {(4\dfrac{{{q^2}}}{{{I_1}^2C}} + \dfrac{{17}}{9}\dfrac{{{q^2}}}{{{I_2}^2C}})C} }} = \dfrac{{{I_1}{I_2}}}{{\sqrt {4{I_2}^2 + \dfrac{{17}}{9}{I_1}^2} }} = \dfrac{{3.4}}{{\sqrt {{{4.4}^2} + \dfrac{{17}}{9}{3^2}} }} = \dfrac{4}{3}mA\)
Cách 2:
Ta có:
\(\begin{array}{l}{I_1} = {\omega _1}q = \dfrac{q}{{\sqrt {{L_1}C} }};{I_2} = {\omega _2}q = \dfrac{q}{{\sqrt {{L_2}C} }}\\ \to \dfrac{{{I_1}}}{{{I_2}}} = \sqrt {\dfrac{{{L_2}}}{{{L_1}}}} = \dfrac{3}{4} \to \dfrac{{{L_2}}}{{{L_1}}} = \dfrac{9}{{16}}\\ \to {L_2} = \dfrac{9}{{16}}{L_1}\end{array}\)
\(\begin{array}{l}{I_3} = \dfrac{q}{{\sqrt {{L_3}C} }} \to \dfrac{{{I_3}}}{{{I_1}}} = \sqrt {\dfrac{{{L_1}}}{{{L_3}}}} = \sqrt {\dfrac{{{L_1}}}{{4{L_1} + \dfrac{{17}}{9}{L_2}}}} = \sqrt {\dfrac{{{L_1}}}{{4{L_1} + \dfrac{{17}}{9}.\dfrac{9}{{16}}{L_1}}}} = \dfrac{4}{9}\\ \to {I_3} = \dfrac{{4{I_1}}}{9} = \dfrac{{4.3}}{9} = \dfrac{4}{3}mA\end{array}\)
Cho mạch dao động gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Gọi c là tốc độ truyền sóng điện từ trong chân không thì bước sóng do mạch dao động phát ra trong môi trường này có biểu thức
Bước sóng do mạch dao động phát ra là: \(\lambda = 2\pi c\sqrt {LC} \)
Gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại và Q0 là điện tích cực đại trong mạch dao động LC. Tần số góc của mạch dao động được xác định bởi biểu thức
Cường độ dòng điện trong mạch là:
\({I_0} = \omega {Q_0} \Rightarrow \omega = \dfrac{{{I_0}}}{{{Q_0}}}\)
Một mạch dao động LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm không đổi, tụ điện có điện dung \(C\) thay đổi. Khi \(C = C_1\) thì tần số dao động riêng của mạch là \(7,5 MHz\) và khi \(C = C_2\) thì tần số dao động riêng của mạch là \(10,0 MHz\). Nếu \(C = C_1+ C_2\) thì tần số dao động riêng của mạch là
Ta có: \(C = {C_1} + {C_2}\\ \Rightarrow \dfrac{1}{{{f^2}}} = \dfrac{1}{{f_1^2}} + \dfrac{1}{{f_2^2}} \\\Rightarrow f = {\rm{6 (MHz)}}\)
Mạch dao động LC gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(\frac{1}{\pi }\,\,mH\) và tụ điện có điện dung \(\frac{4}{\pi }\,\,nF\). Tần số dao động riêng của mạch là
Tần số dao động riêng của mạch là:
\(f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \frac{1}{{2\pi .\sqrt {\frac{{{{10}^{ - 3}}}}{\pi }.\frac{{{{4.19}^{ - 9}}}}{\pi }} }} = 2,{5.10^5}\,\,\left( {Hz} \right)\)
Mạch dao động điện từ điều hoà có cấu tạo gồm
Mạch dao động LC bao gồm một tụ điện có điện dung C và cuộn cảm có độ tự cảm L tạo thành mạch kín, gọi là mạch dao động hay khung dao động.
Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng nào sau đây?
Dao động điện từ tự do trong mạch dao động LC được hình thành là do hiện tượng tự cảm