Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C và cuộn cảm L, dao động tự do với tần số góc
Tần số góc của dao động điện từ tự do được xác định bằng biểu thức: \(\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }}\)
Mạch dao động điện từ điều hoà LC có chu kỳ
Ta có, chu kì dao động của mạch LC dao động tự do: $T = 2\pi \sqrt {LC} $
=> Chu kì T phụ thuộc vào L và C
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C, khi tăng điện dung của tụ điện lên 4 lần thì chu kỳ dao động của mạch
Ta có, chu kì dao động của mạch LC dao động tự do: $T = 2\pi \sqrt {LC} $
=> Khi tăng C lên 4 lần thì chu kì dao động sẽ tăng lên 2 lần
Mạch dao động điện từ điều hoà gồm cuộn cảm L và tụ điện C. Khi tăng độ tự cảm của cuộn cảm lên 2 lần và giảm điện dung của tụ điện đi 2 lần thì tần số dao động của mạch
Ta có, tần số dao động của mạch LC dao động tự do: $f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}$
=> Khi tăng L lên 2 lần, điện dung C giảm 2 lần => thì tần số của dao động không đổi
Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng i = 0,05sin2000t(A). Tần số góc dao động của mạch là
Từ phương trình cường độ dòng điện trong mạch dao động LC i = 0,05sin2000t(A).
Ta có, ω = 2000 (rad/s)
Mạch dao động LC gồm cuộn cảm có độ tự cảm L = 2mH và tụ điện có điện dung C = 2pF, (lấy π2 = 10). Tần số dao động của mạch là:
Ta có, tần số dao động của mạch LC dao động tự do: $f = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }} = \dfrac{1}{{2\pi \sqrt {{{2.10}^{ - 3}}{{.2.10}^{ - 12}}} }} = {2,5.10^6}H{\rm{z}}$
Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16nF và cuộn cảm L = 25mH. Tần số góc dao động của mạch là:
Ta có, tần số góc của mạch LC dao động tự do: $\omega = \frac{1}{{\sqrt {LC} }} = \frac{1}{{\sqrt {{{25.10}^{ - 3}}{{.16.10}^{ - 9}}} }} = {5.10^4}(ra{\rm{d}}/s)$
Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động LC có dạng $i= 0,02cos2000t(A)$. Tụ điện trong mạch có điện dung $5μF$. Độ tự cảm của cuộn cảm là:
Từ phương trình cường độ dòng điện $i = 0,02cos2000t(A)$
Ta có: $ω = 2000 (rad/s)$
Mặt khác, ta có: $\omega = \dfrac{1}{{\sqrt {LC} }} \to L = \dfrac{1}{{{\omega ^2}C}} = \dfrac{1}{{{{2000}^2}{{.5.10}^{ - 6}}}} = 0,05H$
Mạch dao động LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình \(q = 4cos(2π.10^4t)μC\) . Tần số dao động của mạch là:
Từ phương trình điện tích: q = 4cos(2π.104t)μC
=> ω = 2π.104
Mặt khác, ta có: $\omega = 2\pi f \to f = \frac{\omega }{{2\pi }} = \frac{{2\pi {{.10}^4}}}{{2\pi }} = {10^4}(H{\text{z}})$
Trong mạch dao động điện từ tự do LC, so với dòng điện trong mạch thì điện áp giữa hai bản tụ điện luôn:
Trong mạch dao động điện từ tự do LC, điện áp giữa hai bản tụ điện luôn trễ pha hơn dòng điện trong mạch một góc π/2
Mạch dao động điện từ dao động tự do với tần số góc ω. Biết điện tích cực đại trên tụ điện là q0. Cường độ dòng điện đi qua cuộn dây thuần cảm có giá trị cực đại là:
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: I0 = ωq0
Gọi U0 là điện áp cực đại giữa hai đầu bản tụ điện, I0 là cường độ dòng điện cực đại đi qua cuộn cảm. Biểu thức liên hệ giữa U0 và I0 của mạch dao động LC là:
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \omega {q_0} = \dfrac{{{q_0}}}{{\sqrt {LC} }} = \dfrac{{{U_0}C}}{{\sqrt {LC} }} = {U_0}\sqrt {\dfrac{C}{L}} \)
Một mạch dao động gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Nếu gọi I0 là cường độ dòng điện cực đại trong mạch, thì hệ thức liên hệ điện tích cực đại trên bản tụ điện q0 và I0 là:
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \omega {q_0} \to {q_0} = \dfrac{{{I_0}}}{\omega } = \frac{{{I_0}}}{{\dfrac{1}{{\sqrt {LC} }}}} = {I_0}\sqrt {LC} \)
Mạch dao động điện từ điều hoà LC gồm tụ điện C = 30nF và cuộn cảm L =25mH. Nạp điện cho tụ điện đến hiệu điện thế 4,8V rồi cho tụ phóng điện qua cuộn cảm, cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là:
Ta có:
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = \omega {q_0} = \frac{{{q_0}}}{{\sqrt {LC} }} = \frac{{{U_0}C}}{{\sqrt {LC} }} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} \)
=> Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch: \(I = U\sqrt {\frac{C}{L}} = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }}\sqrt {\frac{C}{L}} = \frac{{4,8}}{{\sqrt 2 }}\sqrt {\frac{{{{30.10}^{ - 9}}}}{{{{25.10}^{ - 3}}}}} = 3,{72.10^{ - 3}}A = 3,72mA\)
Một mạch dao động gồm một tụ điện có điện dung C = 18 nF và một cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 6 μH. Điện áp cực đại ở hai đầu tụ điện là 4V, cường độ dòng điện cực đại trong mạch là:
Ta có:
Cường độ dòng điện cực đại trong mạch: \({I_0} = {U_0}\sqrt {\frac{C}{L}} = 4.\sqrt {\frac{{{{18.10}^{ - 9}}}}{{{{6.10}^{ - 6}}}}} = 0,219A = 219mA\)
Nhận xét nào sau đây về đặc điểm của mạch dao động điện từ điều hoà LC là không đúng?
A, B, C - đúng
D - sai vì: tần số dao động của mạch: $f = \frac{1}{{2\pi \sqrt {LC} }}$
Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1, khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f2. Khi mắc song song C1 với C2 và mắc với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là:
- Khi mắc tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động của mạch là f1
- Khi mắc tụ điện có điện dung C2 thì tần số dao động của mạch là f2
- Khi mắc song song C1 và C2 thì tần số dao động của mạch là: $\dfrac{1}{{f_{//}^2}} = \dfrac{1}{{f_1^2}} + \dfrac{1}{{f_2^2}}$
Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f1, khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là f2. Khi mắc C1 nối tiếp với C2 và mắc với cuộn cảm L thì tần số dao động của mạch là:
- Khi mắc tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động của mạch là f1
- Khi mắc tụ điện có điện dung C2 thì tần số dao động của mạch là f2
- Khi mắc nối tiếp C1 và C2 thì tần số dao động của mạch là: $f_{nt}^2 = f_1^2 + f_2^2{\text{ }}$
Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm có độ tự cảm L thì tần số dao động của mạch là f1 = 6kHz; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn cảm có độ tự cảm L thì tần số dao động của mạch là f2 = 8kHz. Khi mắc C1 song song C2 với cuộn cảm có độ tự cảm L thì tần số dao động của mạch là bao nhiêu?
Ta có:
- Khi mắc tụ điện có điện dung C1 thì tần số dao động của mạch là f1
- Khi mắc tụ điện có điện dung C2 thì tần số dao động của mạch là f2
- Khi mắc song song C1 và C2 thì tần số dao động của mạch là:
$\dfrac{1}{{f_{//}^2}} = \dfrac{1}{{f_1^2}} + \dfrac{1}{{f_2^2}} = \dfrac{{f_1^2 + f_2^2}}{{f_1^2f_2^2}} \to {f_{//}} = \dfrac{{{f_1}{f_2}}}{{\sqrt {f_1^2 + f_2^2} }} = \dfrac{{{{6.10}^3}{{.8.10}^3}}}{{\sqrt {{{({{6.10}^3})}^2} + {{({{8.10}^3})}^2}} }} = 4,{8.10^3}H{\text{z}} = 4,8kH{\text{z}}$
Khi mắc tụ điện có điện dung C1 với cuộn cảm L thì chu kì dao động của mạch là T1 = 2 ms; khi mắc tụ điện có điện dung C2 với cuộn L thì chu kì dao động của mạch là T2 = 1,5 ms. Khi mắc nối tiếp C1 và C2 với cuộn L thì chu kì dao động của mạch là bao nhiêu?
Ta có:
- Khi mắc tụ điện có điện dung C1 thì chu kì dao động của mạch là T1
- Khi mắc tụ điện có điện dung C2 thì chu kì dao động của mạch là T2
- Khi mắc nối tiếp C1 và C2 thì chu kì dao động của mạch là:
$\frac{1}{{T_{nt}^2}} = \frac{1}{{T_1^2}} + \frac{1}{{T_2^2}} = \frac{{T_1^2 + T_2^2}}{{T_1^2T_2^2}} \to {T_{nt}} = \frac{{{T_1}{T_2}}}{{\sqrt {T_1^2 + T_2^2} }} = \frac{{({{2.10}^{ - 3}}).(1,{{5.10}^{ - 3}})}}{{\sqrt {{{({{2.10}^{ - 3}})}^2} + {{(1,{{5.10}^{ - 3}})}^2}} }} = 1,{2.10^{ - 3}}s = 1,2m{\text{s}}$