Góc chiết quang của lăng kính bằng A = 60. Chiếu một tia sáng trắng vào mặt bên của lăng kính theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang. Đặt một màn quan sát, sau lăng kính, song song với mặt phẳng phân giác của góc chiết quang của lăng kính và cách mặt này 2m. Chiết suất của lăng kính đối với tia đỏ là nd = 1,5 và đối với tia tím là nt = 1,56 . Độ rộng của quang phổ liên tục trên màn quan sát bằng
Hướng dân giải:
Ta có:
\({{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _d} = \frac{{{x_d}}}{L},{\rm{ }}{{\mathop{\rm tanD}\nolimits} _t} = \frac{{{x_t}}}{L}\)
Vì A≪ \( \to \left\{ \begin{array}{l}{D_d} \ll \\{D_t} \ll \end{array} \right. \to {\mathop{\rm tanD}\nolimits} \approx sinD \approx D\)
\(\begin{array}{l}\Delta x = {x_t} - {{\rm{x}}_d} = ({n_t} - 1)AL - ({n_d} - 1)AL\\ = ({n_t} - {n_d})LA = (1,56 - 1,5)2.\frac{{6\pi }}{{180}} = 0,01257m = 12,57mm\end{array}\)
Hiện tượng tán sắc xảy ra
Hiện tượng tán sắc xảy ra ở mặt phân cách của hai môi trường chiết quang khác nhau.
Gọi nđ, nt và nv lần lượt là chiết suất của một môi trường trong suốt đối với các ánh sáng đơn sắc đỏ, tím và vàng. Sắp xếp nào sau đây là đúng?
Chiết suất của một môi trường trong suốt đối với ánh sáng đơn sắc tím lớn hơn vàng, lớn hơn đỏ.
nt > nv > nđ.
Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng
Tách ra một chùm hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng tán sắc ánh sáng.
Khi một chùm ánh sáng song song, hẹp truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm sáng đơn sắc khác nhau. Đây là hiện tượng
Khi một chùm ánh sáng song song truyền qua một lăng kính thì bị phân tách thành các chùm ánh sáng đơn sắc khác nhau được gọi là hiện tượng tán sác ánh sáng.
Đề thi thử THPT QG trường Lý Thường Kiệt - 2021
Tốc độ của các ánh sáng đơn sắc từ đỏ đến tím khi truyền trong nước:
Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}v = \dfrac{c}{n}\\{n_d} < ... < {n_{tim}}\end{array} \right. \Rightarrow {v_d} > ... > {v_{tim}}\)
Đề thi THPT QG - 2020
Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của nước có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đơn sắc nào sau đây?
Trong miền ánh sáng nhìn thấy, chiết suất của nước có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng đơn sắc tím.
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
Một bể có đáy phẳng, sâu \(1,6m\) chứa đầy nước. Chiếu một tia sáng là hỗn hợp của hai thành phần đơn sắc đỏ và tím vào mặt nước dưới góc tới \(60^0\). Biết chiết suất của nước đối với ánh sáng đỏ là \(1,331\) và ánh sáng tím là \(1,343\). Khoảng cách giữa hai vệt sáng thu được ở đáy bể là
Góc khúc xạ của tia đỏ và tia tím là:
Sin600 = 1,331sinrđ => rđ = 40,60
Sin600 = 1,343sinrt => rt = 40,150
Khoảng cách giữa hai vệt sáng thu được ở đáy bể là:D = d(tanrđ – tanrt) = 160.(tan40,60 – tan 40,150)= 2,1cm
Khi nói về ánh sáng đơn sắc, phát biểu nào dưới đây sai?
Ta có: Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng tăng dần theo chiều từ đỏ đến tím.
=> Phát biểu sai cần tìm là D vì: Chiết suất của môi trường trong suốt đối với ánh sáng đỏ nhỏ hơn chiết suất của môi trường đó đối với ánh sáng lục.
Cho bốn ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục. Chiết suất của thủy tinh có giá trị lớn nhất đối với ánh sáng
Chiết suất có giá trị lớn nhất ứng với ánh sáng có bước sóng nhỏ nhất
Trong 4 ánh sáng đơn sắc: đỏ, tím, cam và lục
Ánh sáng tím có bước sóng nhỏ nhất => có chiết suất đối với thủy tinh là lớn nhất
Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ nước ra không khí thì bước sóng
Khi một sóng âm truyền từ nước ra không khí, vận tốc sóng giảm, hay \(\lambda = \dfrac{v}{f}\) giảm.
Khi sóng ánh sáng truyền từ nước ra không khí, vận tốc sóng tăng hay bước sóng tăng.
Một bể nước có độ sâu \(1,8m\). Đáy bể phẳng, nằm ngang. Một chùm ánh sáng mặt trời hẹp, song song chiếu vào mặt nước dưới góc \(i\), với \(sini = 0,8\). Chiết suất của nước đối với ánh sáng đó là \(1,331\); với ánh sáng tím là \(1,343\). Bề rộng của dải quang phổ dưới đáy bể là:
Bề rộng dải quang phổ dưới đáy bể là BC ta có
Độ lớn góc khúc xạ ứng với tia tím là \({r_{tim}} = \arcsin \dfrac{{\sin i}}{{{n_{tim}}}} = \arcsin \dfrac{{0,8}}{{1,343}} = 36,56\)
Độ dài đoạn AB là \(AB = h.{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_{tim}} = h.\tan 36,56 = 1,3349m\)
Độ lớn góc khúc xạ ứng với tia đỏ là \({r_{do}} = \arcsin \dfrac{{\sin i}}{{{n_{do}}}} = \arcsin \dfrac{{0,8}}{{1,331}} = 36,94\)
Độ dài đoạn AC là \(AC = h.{\mathop{\rm t}\nolimits} {\rm{an}}{{\rm{r}}_{do}} = h.\tan 36,94 = 1,3537m\)
Vậy độ rộng dải quang phổ là \(BC = AC - AB = 0,0188m = 1,88cm\)
Tán sắc ánh sáng là?
Tán sắc ánh sáng là sự phân tách một chùm ánh sáng phức tạp thành các chùm sáng đơn sắc
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?
A, B, D - đúng
C -sai vì: \(n = \frac{c}{v} = \frac{c}{{\lambda f}}\)
=> Ánh sáng có bước sóng càng dài thì chiết suất của môi trường đối với ánh sáng đó càng nhỏ chứ không phải càng lớn
Ánh sáng trắng là:
Ánh sáng trắng là hỗn hợp của ánh sáng đơn sắc có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím
Ánh sáng đơn sắc là:
Ánh sáng đơn sắc là ánh sáng không bị tán sắc khi đi qua lăng kính
Nhận định nào sau đây đúng?
Ta có:
+ vđỏ> vcam > vvàng > vlục > vlam > vchàm > vtím
+ nđỏ< ncam < nvàng < nlục < nlam < nchàm < ntím
+ Dđỏ< Dcam < Dvàng < Dlục < Dlam < Dchàm <Dtím
Khi rọi một chùm hẹp ánh sáng Mặt trời xuống mặt nước trong một bể bơi thì thấy ở đáy bể một vệt sáng. Vệt sáng này
- Khi chiếu vuông góc, ánh sáng truyền thẳng (theo định luật truyền thẳng ánh sáng) => vệt sáng vẫn có màu trắng
- Khi chiếu xiên, theo hiện tượng tán sắc ánh sáng, ta có vệt sáng sẽ có nhiều màu
Khi sóng ánh sáng truyền từ một môi trường này sang một môi trường khác thì
Khi sóng ánh sáng truyền từ môi trường này sang môi trường khác thì tần số không thay đổi và bước sóng thay đổi