Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 68,69. VIẾT BÀITẬP LÀM VĂN SỐ 3
I. Mục tiêu bài học :
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1.Kiến thức :
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận .
2.Kỹ năng :
- Rèn luyện kĩ năng diễn đạt , trình bày, đưa yếu tố nghị luận đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3.Thái độ:
- Ý thức viết bài trung thực, độc lập,cố gắng trong sáng tạo.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1.Giáo viên:
+) Ra đề, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu đề đáp án.,soạn bài.
. 2.Học sinh :
+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài xem kĩ các dạng đề.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
*Kiểm diện : Sĩ số
9A
9C :
2.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới : Chép đề
* Đề bài .
Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn?
1.Yêu cầu của đề:
- Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại…
- Nội dung: Kể về 1 lần em trót xem nhật kí của bạn
2.Đáp án- biểu điểm
a. Mở bài(2đ)
- Giới thiệu hoàn cảnh lí do em trót xem nhật kí của bạn
+ Lí do khách quan: Bạn gửi cặp sách đem về, giở ra thấy có cuốn nhật kí hoặc đến chơi nhưng bạn đi vắng tình cờ thấy cuốn nhật kí để ngỏ ở trên bàn (1đ)
+ Lí do chủ quan: Tò mò muốn xem để bắt chước? Hay có ý xem để doạ bạn( 0,5đ)
- Suy nghĩ dằn vặt trăn trở(0,5)
b. Thân bài :(6đ)
- Em trót xem nhật kícủa bạn vào lúc nào, ở đâu? (1đ)
- Sự việc diễn ra ntn? Bạn và người khác có biết không? Có ai nhìn thấy không? (1đ)
- Em đã đọc được những gì? (1đ)
- Sau khi trót xem em có nói cho người khác biết nội dung cuốn nhật kí của bạn hay không?( 1đ)
- Sau đó em đã dằn vặt, ân hận, băn khoăn ntn?( miêu tả suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên ) (nội tâm) (1đ)
- Đấu tranh nội tâm quyết định nói với bạn hay không? ( nếu không có ai biết) (nghị luận) (1đ)
c.Kết bài:
- Những suy nghĩ dằn vặt trăn trở (1đ)
- Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì cho bản thân về việc tôn trọng những bí mật riêng tư của người khác (1đ)
3. Hình thức
- Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số .
- Bài viết trình bày khoa học
4.Củng cố- luyện tập :
+Thu bài
+ Nhận xét giờ viết bài .
5.Hướng dẫn về nhà :
+Hoàn thành bài tập .
+Chuẩn bị : “ Người kể chuyện trong văn bản tự sự:
- Đọc và trả lời các câu hỏi sách giáo khoa.
****************************************