Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 53. TỔNG KẾT TỪ VỰNG
(TỪ TƯỢNG THANH, TỪ TƯỢNG HÌNH, MỘT SỐ PHÉP TU TỪ TỪ VỰNG)
I.Mục tiêu bài học :
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1.Kiến thức :
-Nắm vững hơn và biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã hoọctừ lớp 6 đến lớp 9 (từ tượng hình, từ tượng thanh, một số phép tu từ từ vựng: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giản, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ)
2.Kỹ năng :
- Nhận diện từ tượng hình, từ tượng thanh. Phân tích giá trị của các từ tượng hình và từ tượng thanh trong vb.
- Nhận diện các phép tu từ nhân hoá, ẩn dụ, so sánh, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngỡ,chơi chữ trong ột vb. Phân tích tác dụng của cácphép tu từ trong vb cụ thể.
3.Thái độ:
- Có ý thức tổng hợp kiến thức đã học.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1.Giáo viên:
+) Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2.Học sinh :
+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập sách GK)
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
*Kiểm diện : Sĩ số9A:
9C:
2.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
H:Nêu các cách phát triển từ vựng? Cách trau dồi vốn từ?
3.Bài mới :
- Giờ học trước các em đã được ôn tập về từ vựng : các cách phát triển từ vựng, trau dồi vốn từ, từ địa phương và biệt ngữ xã hội,từ Hán- Việt; từ mượn…Giờ học này chúng ta sẽ tổng kết về từ tượng hình từ tượng thanh; các phép tu từ từ vựng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀHS |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm hiểu từ tượng thanh, từ tượng hình: H: Nêu khái niệm từ tượng thanh, từ tượng hình?cho ví dụ? HS làm các bài tập H:Tìm tên những loài vật là từ tượng thanh? H:Tìm các từ tượng hình, phân tích giá trị sử dụng? HĐ2. HDHS củng cố kiến thức về một số phép tu từ, từ vựng: H:Kể tên các phép tu từ từ vựng đã học? H:THế nào là phép tu từ so sánh? H: Ẩn dụ là gì? Cho VD? H:Nhân hoá là gì? Cho VD? H:Thế nào là BPTT hoán dụ?Cho VD? H:Nói quá là gì? Cho VD? H:Thế nào là nói giảm, nói tránh? Cho VD? H: Điệp ngữ là gì?Cho VD? H:Thế nào là chơi chữ?Cho VD? HD H/s làm BT - Trình bày miệng trước lớp. H: Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau? H: Phân tích nét NT đặc sắc của những đoạn thơ sau? Bài tập bổ sung: Bài tập 1: Phân tích giá trị biểu cảm trong những câu thơ: Đoạn trường thay lúc phân kì, Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh -> 2 từ gợi hình gợi lên sự không bằng phẳng của con đường, câu thơ chia làm 2 vế, mỗi vế có một từ tượng hình gợi lên những chông gai trắc trở trên đường đi, dự báo một tương lai không tốt lành và cũng là nhịp thổn thức của lòng người trong hoàn cảnh éo le của TKiều cùng Thúc Sinh rời khỏi nhà sau khi làm lễ cưới hỏi. |
I.Từ tượng thanh và từ tượng hình: 1.Khái niệm: a.Từ tượng thanh: Mô phỏng âm thanh của thiên nhiên của con người VD: ào ào, choang choang, choe choé… b.Từ tượng hình: Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật VD: Lắc lư, lảo đảo, ngật ngưỡng… 2.Bài tập2: VD: Tu hú, tắc kè, quốc, chèo bẻo, mèo, bò… 3.Bài tập 3 - Các từ: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ -> miêu tả đám mây 1 cách cụ thể, sinh động. II.Một số phép tu từ, từ vựng: 1.Khái niệm: a.So sánh: đối chiếu sự việc này, sự vật này, sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt VD: Đẹp như tiên, Nặng như chì… b.Ẩn dụ: Là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật,hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt VD: Uống nước nhớ nguồn… c.Nhân hoá: Gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật...bằng những từ ngữ vốn trước dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật, cây cối trở nên gần gũi với con người VD: Nhện chờ đợi ai… d.Hoán dụ: Gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt VD: Vì sao trái đất nặng ân tình Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh e.Nói quá: là biện pháp tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng mạnh, tăng sức biểu cảm VD: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày g,Nói giảm, nói tránh: Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự. VD: Bác Dương thôi đã thôi rồi Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta h,Điệp ngữ: Là biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc một câu) để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại gọi là phép điệp ngữ, từ ngữ lặp lại gọi là điệp ngữ VD: Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu Ngàn dâu xanh ngắt một màu Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai “ Buôn trông….” i,Chơi chữ: lợi dụng đặc sắc về âm, nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước...làm câu văn hấp dẫn thú vị hơn VD: Con cá đối nằm trong cối đá Con mèo cái nằm trên mái kèo 2.Bài tập2: a, Ẩn dụ: hoa, cánh -> Thúy Kiều và cuộc đời của nàng cây, lá -> gia đình của Thuý Kiều (Kiều bán mình để cứu gia đình) - Cả hoa, lá, cây, cánh đều đẹp nhưng rất mong manh trước bão tố cuộc đời b,So sánh: tiếng đàn của Thuý Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng, tiếng trời đổ mưa -> Tiếng đàn của Kiều hay như trời sinh ra đã hay như vậy rồi. c,Phép nói quá, nhân hoá: Tài sắc của TK"hoa ghen liễu hờn"->Vẻ đẹp của tự nhiên tưởng đã hoàn mĩ nhưng lại thua cái đẹpcủa con người. d,Phép nói quá: Gác quan Âm nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh rất gần với phòng đọc của Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau từng gang tấc nhưng giờ đây 2 người đã cách trở gấp mười quan san -> tả sự xa cách giữa thân phận cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh e,Phép chơi chữ: Tài - Tai -> Thân phận người phụ nữ trong xă hội cũ 3. Bài tập 3 a,Phép điệp ngữ+ từ đa nghĩa nghĩa“ say sưa” => thể hiện tình cảm của mình ( mạnh mẽ và kín đáo). b.Nói quá: Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn c.Phép so sánh: miêu tả sắc nét và sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng dưới đêm trăng d.Nhân hoá: thiên nhiên trong bài (ánh trăng): có hồn gắn bó với con người e.Phép ẩn dụ: Em bé - mặt trời 2 -> gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi sống niềm tin của mẹ với ngày mai. |
4. Củng cố- luyện tập:
- Hệ thống bài: Các phép tu từ từ vựng đã ôn tập.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã làm; Làm các bài tập còn lại.
- Chuẩn bị:Tập làm thơ 8 chữ( trả lời câu hỏi sgk)
****************************************