Giáo án Ngữ văn 9 Bài Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí (Tiếp theo) mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 114.CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ

MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ (TIẾP)

I.Mục tiêu bài học:

1.kiến thức:

- Giúp HSnắm được cách làm bài về một vấn đề tư tưởng, đạo lí(luyện tập)

2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

3. Thái độ:

- Thái độ học tập nghiêmtúc, có ý thức rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí.

II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh :

1.Giáo viên : SGK,Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

Sĩ số :

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H : Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí ?yêu cầu về nội dung và hình thức bài nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lí ? Các bước làm bài yêu cầu của từng bước ?

3.Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Giờ trước các em đã tìm hiểu kĩ năng làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí .Giờ học này cô cùng các em luyện tập để củng cố kĩ năng làm bài một lần nữa.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS luyện tập các bước làm bài:

H: Phân tích đề bài trên?

H: Ta cần đặt câu hỏi gì để tìm ý?

H: Phần này cần d/đạt ntn?

H: Phần thân bài cần triển khai những ý gì? Nội dung của mỗi ý?

H: Em hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ntn?

H: Em nhận định vấn đề như thế nào?

H: Phần kết bài cần nêu nội dung gì?

- Phân nhóm HS viết bài.

- Gọi HS đọc, nhận xét.

-> Gọi HS đọc -> nhận xét.

Đề bài:Suy nghĩ về câu tục ngữ: Lá lành đùm lá rách.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Thể loại: NL về 1 …lí

- ND: ND câu t/ngữ: Lá lành đùm lá rách.

2. Lập dàn ý:

a. Mở bài:

- Tình cảm tương thân, tương ái là 1 đ/điểm nổi bật trong q/niệm sống của người xưa.

- N/dung chứa đựng trong câu tục ngữ trên có thể xem như bài học về đạo đức, phản ánh mối q/hệ t/cảm trong xã hội ta từ ngày xưa.

b.Thân bài:

* Ý nghĩa câu tục ngữ:

- Nghĩa đen: Lấy 1 hiện tượng trong

đời sống hàng ngày:

Dùng lá cây để gói hàng, nếu lá rách, dùng lá lành lặn bọc bên ngoài cho

chắc chắn.

- Nghĩa bóng: Hình ảnh lá lành, lá rách tượng trưng cho con người ở những hoàn cảnh khác nhau. Lúc yên ổn thuận lợi, lúc k/khăn, hoạn nạn-> Cách nói t/trưng: biết chia sẻ, giúp đỡ những người lâm vào cảnh ngộ neo đơn, cùng quẫn.

* Đánh giá vấn đề:

- Biểu hiện tình cảm cao đẹp trong

q/hệ giữa người với người, khuyên nhủ ta đừng quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác.

- Nếu có thái độ cảm thông, biết giúp đỡ người khác khi hoạn nạn thì đó là bước đầu tạo cơ sở cho tình đoàn kết, thân ái, tránh được mầm mống chia rẽ, xung đột.

- T/cảm nhân đạo là 1 p/chất tốt đẹp

của mỗi con người cần phải có để làm nên tảng x/dựng 1 XH bình đẳng thân ái.

- T/thần đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau phải được nâng thànhý thức tự giác của mỗi người.

- Song giúp đỡ người khác cần bắt nguồn từ t/cảm chân thành, không phải sự ban ơn.

c. Kết bài:

- K/định ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Liên hệ: cần có ý thức đ/kết tương

trợ nhau trong c/sống. Cần chống lại tư tưởng ỷ lại, k/khích tinh thần tự lực cánh sinh.

3. Viết đoạn, đọc, sửa chữa:

- Nhóm 1: Viết mở bài, kết bài.

- Nhóm 2: Viết luận điểm 1 => thân bài.

- Nhóm 3: viết l/điểm 2

4. Củng cố, luyện tập:

- Hoàn thành tiếp bài hoàn chỉnh.

- Làm dàn ý đề 9 (SGK)

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuẩn bị:Trả bài- hs lập dàn ý ở nhà

- Giờ sau học: Trả bài TLV số 5.

**********************************