Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 106. CHÓ SÓI VÀ CỪU TRONG THƠ NGỤ NGÔN CỦA LA PHÔNG TEN
(Trích - Hi-pô-lit- ten)
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Giúp học sinh hiểu đượcbài nghị luận văn chương đã dùng biện pháp so sánh hình tượng con cừu và chó sói trong thơ ngụ ngôn của La- phông- ten với những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Đuy- phông nhằm làm nổi bật đặc trưng của sáng tác nghệ thuật: in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nghệ sỹ
2. Kỹ năng
Tìm, phân tích luận điểm, luận chứng; so sánh cách viết của nhà văn và nhà khoa học về cùng 1 đối tượng.
3.Thái độ:
- Có ý thức học hỏi cách viết văn nghị luận.
II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh:
1.Giáo viên : SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số :
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
H : Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người VNmà tác giả đã phân
tích? tự nhận xét em có những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân ?
3.Bài mới:
- Trong mỗi chúng ta ai chẳng biết chó sói hung dữ, ma mãnh, xảo quyệt, còn cừu là loài vật ăn cỏ, hiền lành cham chạp yếu ớt thường là mồi ngon của chó sóiNhưng dưới ngòi bút của 1 nhà sinh học, 1 nhà thơ, những con vật này lại được mtả phân tích nhìn nhận rất khác nhau . Sự khác nhau đó ntn? Vì sao có sự khác nhau đó đọc bài văn NL của La- phông- ten chúng ta sẽ tìm thấy câu trả lời.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHSđọc và tìm hiểu chú thích : - GV hướng dẫn đọc H : Nêu hiểu biết của em về tác giả Hi-pô- lít- ten. H : Em biết gì về bài viết ? HĐ2. HDHSđọc hiểu văn bản : H: Chỉ ra bố cục của văn bản ? H:Em nx ntn về cách lập luận của t/g trong bài văn trên? H: T/g sử dụng các phép lập luận chủ yếu nào?T/d? H: Hình ảnh hai con vật dưới con mắt nhà khoa học hiện lên như thế nào? H: Em nhận xét gì về cách nhìn nhận đánh giá của nhà khoa học về hai loài vật này?(nhà khoa học không nói đếntình cảm mẫu tử thiêng liêngcủa cừuvì không phải chỉ ở loài cừu mới có; không nhắc đến nỗi bất hạn của sói vì đấy không phải là nét cơ bản của nó ở mọi lúc mọi nơi) H: Dưới con mắt của nhà thơ hình ảnh con sói và cừuhiện ra như thế nào? H: Em nhận xét như thế nào về cách nhìn nhận của nhà thơ về hai loài vật này? H:Cách cảm nhận riêng của mỗi người giống và khác nhau như thế nào? H:Nhận xét về NT NL của tác giả và cho biết dụng ý. H: Chứng minh rằng hình tượng sóitrong bài thơ này không hoàn toàn giống như bài thơ của Hi pô lít ten HĐ3: HDHS tổng kết: H: Qua văn bản em hiểu thêm đặc trưng nào của sáng tạo NT em học tập được gì về NTNLVH của tg? - Gọi hs đọc ghi nhớ sgk |
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1. Đọc: 2. Chú thích: a)Tác giả: H. Ten (1828-1893) Là triết gia, sử gia người Pháp, nghiên cứu văn học, viện sỹ viện Hàn Lâm Pháp + Tác giả công trình nghiên cứu văn học nổi tiếng “La Phong Ten và thơ ngụ ngôn của ông” (3 phần, mỗi phần nhiều chương) b)Tác phẩm: Đoạn trích từ chương II, phần 2 của công trình trên. c) Từ khó:sgk II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Thể loại: Nghị luận văn chương 2. Bố cục: - Bố cục: 2 phần + Từ đầu -> như thế * Hình ảnh con cừu - Dưới ngòi bút của La.. - Dưới ngòi bút của Hi - Dưới ngòi bút của Buy Thay bcục 1 bằng 1 đoạn thơ + Còn lại * Hình ảnh con sói.. - Dưới ngòi bút của La - Dưới ngòi bút của Hi - Dưới ngòi bút của Buy => T/g lập luận theo trình tự 3 bước: - Dưới ngòi bút của La - Dưới ngòi bút của Hi - Dưới ngòi bút của Buy =>Phép lập luận so sánh, đối chiếu ->làm nổi bật hình tượng n/t trong s/tcủa nhà thơ, y/t tưởng tượng mang đậm dấu ấncá nhân của t/g. 3. Phân tích: a.Hình ảnh con cừu và sói dưới con mắt của nhà khoa học: * Hình ảnh cừu: - Nhận xét chung về loại cừu là loại đvật như bao loài khác với bản tính cơ bản: sợ sệt, nhút nhát, đần độn, không biết trốn tránh nguyhiểm, không cảm thấy tình huống bất tiện. - Nhà khoa học không nói đến tình mẫu tử thiêng liêng->không có tình cảm chủ quan. * Hình ảnh sói: - Không có tình đồng loại. - Là tên bạo chúa khát máu đáng ghét, bẩn thỉu, hôi hám, hư hỏng. ->sống gây hoạ, chết vô dụng. -> Bi kịch về sự độc ác. => Cách viết khách quan chính xác theo quan điểm khoa học về loài cừu ( nói chung )và sói(nói chung). b.Hình ảnh cừu và sói trong thơ của La phong ten : *H/ả cừu: -Hình ảnh về 1 con cừu cụ thể, được nhân hoá như 1 chú bé ngây thơ, đáng thương yếu ớt, bé hết sức tội nghiệp, biết lí lẽ bảo vệ chân lí. - Có t/c mẫu tử thân thương, biết cảm thông, xót thương... * Hình ảnh sói: -Nhà thơ nói về một con sói cụ thể : một con sói đói meo gầy giơ xương đi kiếm mồi; tên bạo chúa khát máu,trộm cướp khốn khổ,bất hạnh,vô lại,luôn bị ăn đòn. -Thường mắc mưu. - Hài kịch về sự ngu dốt. -> Sói hiện lên vừa đáng ghét vừa đáng thương. - Kết hợp cái nhìn khách quan và cảm xúc chủ quan của tác giả.(song vẫn dựa vào những đặc tính cơ bản của loài cừu và sói). => Bằng sự so sánh, đối chiếu cách viết của 1 nhà thơ, 1 nhà khoa học, tác giả muốn người đọc nhận ra đặc trưng của STNT, là in đậm dấu ấn và cách nhìn riêng của nhà văn. c. Sói vàtrong nhận xét của Hi- pô lít- ten : - Trong thơ của La phông tennhiều bài có nhân vật chó sói:’chó sói và chó nhà, chó sói và cò… nhận định của tác giả về sói là đúng khi ông bao quát tất cả các bài thơ của La phông ten chứ không phải riêng bài “Chó sói và cừu”. - Riêng bài này chó sói có mặt đáng cười nếu ta suy diễn nó ngu ngốc chẳng kiếm được cái ăn nên đói meo(hài kịch của sự ngu ngốc); nhưng chủyếu nó còn là con vật đáng ghét gian xảo, hống hách…bắt nạt kẻ yếu (bi kịch của sự độc ác) -> Nhận định của tác giả sẽ không chính xác nếu ta chỉ vận dụng vào riêng bài thơ này. III. Tổng kết 1.ND: NT sáng tạo luôn mang đậm dấu ấn cá nhân. 2. NT: LL đối chiếu, so sánh. *Ghi nhớ : sgkt 41 |
4. Củng cố, luyện tập:
H: Nhận xét về cách nhìn nhận đánh giá của nhà thơ và nhà khoa học về 2
con vật? Từ đó rút ra kết luận chung?
H:Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật bài viết?
5. Hướng dẫn hs học bài ở nhà:
- Học bài cũ, chuẩn bị:Hướng dẫn chuẩn bị cho trương trình địa phương TLV?
******************************************