Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 100. CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC,HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
I.Mục tiêu bài học:
1.kiến thức:
- Giúp học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống, các bước làm bài văn nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
2.Kỹ năng
- Rèn kỹ năng viết văn bản nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống.
3.Thái độ:
- Có ý thức học tập nghêm túc. Có ý thức học hỏi cách làm bài văn nghị luận
về một sự việc hiện tượng đời sống.
II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh :
1.Giáo viên : SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi SGK.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số :
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Sự chuẩn bị của học sinh.
H :Thế nào là nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống ?
3.Bài mới:
Ở tiết học trước các em đã được làm quen với kiểu bài NL về 1 sự việc hiện tượng đời sống . Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cách làm 1 bài văn NL về đề tài này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS tìm hiểu đề bài NL về một sự việc hiện tượng đời sống: - HS đọc 4 đề văn trong SGK – 22 - Nhận xét điểm giống và khác nhaugiữa các đề bài. H: Chỉ ra điểm khác nhau giữa các đề bài đó? H: Mỗi em hãy ra 1 đề bài tương tự? (VD: Hiện nay tình trạng xả rác bừa bãi trên đường phố, trong lớp học, các công trình công cộng...đã trở thành hành vi khó sửa đổi trong một bộ phận thanh niên, học sinh. Là học sinh em hãy nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng đó? HĐ2.HDHS cách làmbài NL về một sự việc hiện tượng đời sống: - Đọc đề bài trong sgk / 23 H: Muốn làm bài văn nghị luận phải qua những bước nào? H: Đề thuộc loại gì? H: Đề nêu sự việc hiện tượng gì? c. Đề yêu cầu làm gì? H: Những việc làm của bạn Nghĩa nói lên điều gì? H: Vì sao thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học Tập Phạm Văn Nghĩa? H :Việc thành đoàn phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa có ý nghĩa như thếnào ? H: Nếu mọi học sinh đều làm được như Nghĩa thì có tác dụng gì? - GV giới thiệu khung, dàn ý trong SGK - HS cụ thể hoá các mục nhỏ thành dàn ý chi tiết theo các ý đã tìm ? - Chia nhóm: 4 nhóm MB, ý a, b, c H: Nêu rõ các bước để làm 1 bài vănnghị luận về sự việc,hiện tượng đời sống? H: Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 24 HĐ3.HDHS luyện tập: H: Nguyễn Hiền sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh ntn? H: Hoàn cảnh ấy có bình thýờng không? Tại sao? H: NH có đặc điểm gì nổi bật? Nguyễn nhân chủ yếu dẫn tới thành công của NH là gì? H: Phần kết bài ta nói những gì? |
I.Tìm hiểu đề bài NL về một sự việc hiện tượng đời sống. 1.Bài tập( SGK) - Điểm giống nhau: + Đối tượng: là sự việc, hiện tượng đời sống. + Cả 4 đề đều nêu sự việc hiện tượng đời sống cần nghị luận. + Cả 4 đề đều đều yêu cầu nêu “suy nghĩ của mình”nêu nhận xét , suy nghị của em hoặc “nêu ý kiến của em” - Điểm khác nhau: 1.Có sự việc, hiện tượng tốt biểu dương, ca ngợi 2.Có sự việc, hiện tượng không tốt -> lưu ý, phê bình, nhắc nhở... II.Cách làm bài NL về một sự việc hiện tượng đời sống: 1.Bài tập 1: Đề bài về tấm gương Phạm Văn Nghĩa. a.Tìm hiểu đề, tìm ý: a. Đề nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống b.Đề nêu tấm gương người tốt việc tốt cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, có đầu óc sáng tạo và biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống một cách có hiẹu quả. c. Đềyêu cầu nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy. b. Tìm ý: a. Những việc làm của Nghĩa cho ta thấy nếu có ý thức sống có ích thì mỗi người có thể bắt đầu cuộc sống của mình từ những việc làm bình thường nhưng có hiệu quả. b. Thành đoàn thành phố HCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì bạn là một tấm gương tốt với những việc làm giản dị mà bất kì ai cũng có thể làm được như thế. Cụ thể: +)Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp mẹ việc đồng áng +)Nghĩa là người biết kết hợp học và hành +)Nghĩa là người biết sáng tạo làm tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt. +)Học tập Nghĩa là học tập tấm gương hiếu thảo, yêu cha mẹ, họctập và lao động, học cách kết hợp học Với hành, học sáng tạo,làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn. c. Nếu mọi người đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ vo cùng tốt đẹp bởi sẽ không còn học sinh lười biếng, hư hỏng hoặc thậm trí là phạm tội. b.Lập dàn bài: I. Mở bài: + Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa + Nêu sơ lược ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa II. Thân bài: a. Phân tích ý nghĩa việc làm Phạm Văn Nghĩa: a, b, c b.Đánh gía việclàm Phạm Văn Nghĩa: d c.Đánh giá ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa: +)Học tập Nghĩa là học tập tấm gương hiếu thảo, yêu cha mẹ, họctập và lao động, học cách kết hợp học Với hành, học sáng tạo,làm những việc nhỏ mà có ý nghĩa lớn. + Tấm gương đời thường, bình thường ai cũng có thể làm dược + Từ 1 gương có thể nhiều người tốt-> xã hội tốt -> Tấm gương bình thường nhưng có ý nghĩa lớn III. Kết bài: khái quát ý nghĩa của tấm gương Phạm Văn Nghĩa và rút ra bài học cho bản thân c. Viết bài: HS viết từng đoạn d.Đọc lại bài, sửa chữa 2.Kết luận *Ghi nhớ: SGk / 24 III.Luyện tập *Lập dàn bài a.Mở bài: + Giới thiệu tấm gương Nguyễn Hiền + Sơ lược ý nghĩa tấm gương Nguyễn Hiền b.Thân bài: 1. Nhận xét về con người Nguyễn Hiền. - Ham học sáng dạ. - Có ý chí vươn lên khẳng đinh mình. - Giàu lòng tự trọng . 2. Nêu suy nghĩ của bản thân: - Tấm gương sáng về tinh thần, thái độ học tập và nhân cách cao đẹp -Chúng ta cần học tập và phát huy. c. Kết bài: - Khẳng định ý nghĩ tấm gương Nguyễn Hiền. - Rút ra bài học cho bản thân. |
4.Củng cố, luyện tập:
H: Nêu các bước làm bài nghị lụân về một sự việc hiện tượng đời sống?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại nội dung bài học, làm bài tập, xem lại các bài tập đã làm
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang…
**********************************