Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 30.TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
I.Mục tiêu bài học:
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về văn thuyết minh
- Đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm,sửa chữa các sai sót về các mặt: ý từ, bố cục, câu, từ ngữ, chính tả.
2. Kỹ năng:
-Rèn kỹ năng diễn đạt, sửa lỗi, tự nx,đánh giá bài làm.
3. Thái độ:
-hs có ýthức phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1. Giáo viên:
+ Soạnbài, tài liệu tham khảo, Các thuật ngữ thuộc các ngành khoa học.
tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh:
+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài,(trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
Kiểm diện : Sĩ số9A :
9C :
2.Kiểm tra bài cũ :
H:Nêu các phương pháp thuyết minh?Vai trò của yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh?
3.Bài mới :
- Các em đã viết bài Tập làm văn số 1 về thể loại vănthuyết minh. Vậy những
ưu điểm và nhược điểm trong bài văn ra sao chúng ta cùng tìm hiểu ở giờ trả bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS tìm hiểu đề, tìm ý và lập dàn bài: - HS nhắc lại đề bài H: Đề bài thuộc kiểu bài gì? - Thuyết minh H: Đối tượng thuyết minh? Cây lúa Việt Nam H: Đề y/c như thế nào? Thuyết minh về cây lúa Việt Nam H:Em hãy tìm các ý chính cần triển khai trong bài ?Em dự định sẽ thuyết minh về những đặc điểm nào của cây lúa? H: Yêu cầu về hình thức như thế nào? H: Yêu cầu về thái độ đối với đối tượng thuyết minh? H: Phần mở bài em sẽ viết gì? H: Thân bài em thuyết minh nhữngđặc điểm gì của cây lúa? H: Em sẽ trình bày phần kết bài như thế nào? HĐ2.HDHS nhận xét bài viết: GV : Dựa vào những nội dung trên em tự đánh giá bài làm của mình xem đã đạt đc các y/c như dàn bài chưa? ( hs tự đánh giá) - Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh. HĐ3.HDHS sửa lỗidiễn đạt của bài viết: - GV chọn một số câu , từ chưa hợp lí yêu cầu hs sửa. H: Câu sau sai ở chỗ nào? Hãy sửa lại cho đúng? - HS sửa lỗi diễn đạt tại chỗ, nhận xét. - GV nhận xét, sửa chữa. - HS lên bảng sửa lỗi dùng từ và chính tả, nhận xét. - GV nhận xét sửa chữa. HĐ4.HDHS đọc bài hay điểm cao, bài văn văn mẫu: - GV gọi hs đọc một số bài văn hay của hs và đọc một bài văn mẫu . |
Đề bài: Thuyết minh về cây lúa Việt Nam I. Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài: 1. Tìm hiểu đề : - Kiểu văn bản: Thuyết minh. - Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam. 2. Tìm ý: - Cần chú ý tới các đặc điểm của đối tượng: + Đặc điểm về mặt sinh học (Thuộc loại cây một lá mầm, rễ chùm, ưa sống ởnhững vùng đầm lầy,…). + Quá trình sinh trưởng của cây lúa (Mạ -> trưởng thành,…). + Là cây cung cấp lương thực cho đời sống con người,… + Trước đây, cây lúa cung cấp lươngthực cho con người ở phạm vi trong nước, những từ khi thế giới với xu hướng toàn cầu hoá thì cây lúa còn là nguồn cung cấp lương thực để xuất khẩu (Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) - Góp phầnđưa nền kinh tế nước nhà tăng trưởng nhanh. - Vận dụng vốn tri thức ở các lĩnh vực: Sinh học, địa lý, lịch sử, văn hoá-xã hội. *Hình thức: - Học sinh cần xác đinh đúng yêu cầucủa đề bài. - Bài làm có bố cục rõ ràng, logic. - Kết hợp biện pháp nghệ thuật, yếu tố miêu tả. -Trình bày sạch sẽ, khoa học, chữ viết đúng chính tả. *Thái độ: - Nghiêm túc, tích cực. - Thể hiện được vốn tri thức của bản thân với cây lúa ở đất nước mình .Đồng thời thể hiện thái độ quý trọng loài câykhông những là nguồn cung cấp lương thực nuôi sống con người mà còn góp phần pháttriển kinh tế đất nước. 3. Lập dàn bài: a.Mở bài: - Giới thiệu chung về cây lúa Việt Nam. b.Thân bài: Thuyết minh cụ thể ở các mặt sau: -Nguồn gốc của cây lúa, đặc điểm bên ngoài của nó (Rễ,thân,lá,hoa, hạt) - Quá trình phát triển của cây lúa. - Phân loại: Lúa nếp, lúa tẻ (Lại có nhiều loại). - Cách chăm bón cho loại cây này.(1đ) -Tác dụng : cung cấp lương thực cho con người, cho gia súc (Truyền thuyết Lang Liêu làm bánh chưng bánhgiầy dâng vua chaàNguyên liệu từ lúa gạo ) - Cây lúa còn là nguồn cung cấp mặt hàng xuất khẩu (Nước ta là nước xuất khẩu gạo thứ 2 trên thế giới sau Thái Lan) góp phần phát triển kinh tế đất nước c.Kết bài: - Vai trò và sự gắn bó của cây lúa với con người Việt Nam: II. Nhận xét bài viết: 1. HS nhận xét: 2. GV nhận xét bài làm của học sinh: a. Ưu điểm: - Xác định đúng yêu cầu của đề bài Thuyết minh về cây lúa Việt Nam - Sử dụng đúng các phương pháp thuyết minh, có sử dụng các biện pháp nghệ thuật, sử dụng các yếu tố miêu tả. - Đa số viết đúng yêu cầu. - Nhiều bài viết mạch lạc, sáng tạo, từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm. b.Nhược điểm: - Còn nhiều em sai chính tả, chưa biết chấm câu, diễn đạt lủng củng, chưa biết xây dựng đoạn và chuyển đoạn. Dấu câu đặt chưa hợp lí hoặc thiếu dấu câu. - Có một số bài nội dung giống nhau,(nhìn bài nhau, quay cóp) III. Sửa lỗidiễn đạt: 1. Lỗi dùng từ, đặt câu: 2.Lỗi chính tả: IV. Đọc bài hay điểm cao,bài văn văn mẫu: |
4. Củng cố,luyện tập:
- GV nhẫn mạnh những mặt mạnh cần phát huy, nhữngnhược điểm cần tránh.
5 . Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chuẩn bị: “ Cảnh ngày xuân”- học bài cũ đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”
- Đọc thuộc đoạn trích - Trả lời các câu hỏi đọc hiểu? Chia bố cục đoạn trích xácđịnh vị trí đoạn trích ? Nêu chủ đề của đoạn trích?
*******************************************