Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 101.CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI
- Vũ Khoan -
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
-ý nghĩa lịch sử của bài viết , Hệ thống luận điểm và luận cứ .
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
- Tích hợp với tiếng việt và tập làm văn.
2.Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích văn bản nghị luận về vấn đề con người, xã hội.
3.Thái độ:
- Có ý thức trau dồi tri thức để bước vào thế kỷ mới
II. Chuẩn bị tài liệu :
1.Giáo viên : SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số :
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Sự chuẩn bị của học sinh.
H :Tiếng nói của văn nghệ là tiếng nói như thế nào ?
H : Con đường văn nghệ đến với cuộc sống con người ?
3.Bài mới:
Vào Thế kỷ XXI,thanh niên Việt Nam ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì trong hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích: - Hướng dẫn đọc - Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, mạch lạc, tình cảm phấn chấn. - Giáo viên đọc mẫu, 3 học sinh đọc . - Giáo viên nhận xét cách đọc của hs H: Dựa vào phần chú thích (*)SGK hãy giới thiệu những nét chính về tgiả?tp ? H : Đọc các chú thích SGK (29) H: Chú ý các từ ? Giải nghĩa. (Động lực; kinh tế tri thức; thế giới mạng; bóc ngăn cắn dài). HĐ2. HDHS đọc hiểu văn bản: H:Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì? H: Loại văn bản nghị luận? H: Chia bố cục văn bản? H: Nhận xét về hệ thống luận cứ mà tác giả lập luận? - Luận cứ chặt chẽ và có tính định hướng rất rõ: Nêu thời điểm chuyển giao thế kỉ và yêu cầu chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ; khẳng định sự chuẩn bị của bản thân con người, đặttrong bối cảnh thế giới; đối chiếu với những mục tiêu nhiệm vụ trước mắt của đất nước; từ đó nhận rõ điểm mạnh và điểm yếu của con người VN; kết thúc bằng việc nêu yêu cầu đối với thế hệ trẻ. H:Thời điểm ra đời bài viết có gì đặc biệt? H: Bài viết nêu vấn đề gì? H:ý nghĩa lịch sử của vấn đề này? |
I.Đọc và tìm hiểu chú thích 1.Đọc văn bản 2.Chú thích a) Tác giả: -Vũ Khoan nhà hoạt động chính trị nhiều năm làThứ là là Thứtrưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại hiện là phó thủ tướng chính phủ. b)Tác phẩm - Bài viết được đăng trên tạp chí Tia sáng năm2001 và được in vào tập "một góc nhìn của tri thức"(NXBtrẻ TPHCM 2002) - Nhan đề bài viết của tgiả là Chuẩnbị hành trang Khi đưa vào SGK người biên soạn có bổ sung 1 số Chữ vào nhan đề cho cụ thể hơn c)Giải thích từ khó. - Động lực: Là lực tác động vào vật,đồ vật hay đối tượng. - Kinh tế tri thức: Chỉ một trình độphát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ chiếm tỷ trọng cao trong các giá trị của sản phẩm trong tổng sản phẩmkinh tế quốc dân. - Thế giới mạng: Liên kết, trao đổithông tin trên phạm vi toàn thế giớinhờ hệ thống máy tính liên thông. - Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, lối suy nghĩ làm ăn hạn hẹpnhất thời không có tầm nhìn xa. II. Đọc - hiểu văn bản 1.Kiểu loại văn bản: - Nghị luận về một vấn đề xã hội - Nghị luận giải thích. 2. Bố cục: *Luận điểm chính:Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ VN cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người VN để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới. *Hệ thống luận cứ (4 luận cứ) 1) Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mớithì sự chuẩn bị của bản thân con người là quan trọng nhất. 2)Bối cảnh thế giới hiện nay và nhiệmvụ nặng nề của đất nước 3) Những điểm mạnh và điểm yếu của con người VN. 4) Kết luận chung: 3.Phân tích: a. ý nghĩasự ra đời của bài viết - Bài viết ra đời vào đầu năm 2001,thời điểm chuyển giao giữa 2 thế kỉ,hai thiên niên kỉ- thời điểm bắt đầumột chặng đường mới. - Bài viết nêu vấn đề: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, lớp trẻ VN cầnnhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người VN để khắc phục điểm yếu phát huy điểm mạnh rèn những đức tính và thói quen tốt trước khi bướcvào nền kinh tế tri thức. -Ý nghĩa lịch sử của vấn đề: Vấn đề không chỉ có ý nghĩa thời sự mà còn có ý nghĩa lâu dài đối với cả quá trình đi lên của đất nước. Bởi vì nhận rõ điểm mạnh và diểm yếu, phát Huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu là điều kiện hết sức cần thiết để phát triển, nếu không muốn tụt hậu, đối với mỗi người và mọi dân tộc.Điều đó lại càng cần thiết với dân tộc ta khi thực sự đi vào công cuộc xây dựng , phát triển trong xu thế hội nhập, trong nền kinh tế có xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. |
4.Củng cố, luyện tập:
H: Nêu luận điểm hệ thống luận cứ và ý nghĩa sự ra đời của bài viết?
H: Những nội dung trọng tâm cần ghi nhớ trong bài?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Xem lại nội dung bài học, đọc lại văn bản
- Chuẩn bị bài: Chuẩn bị hành trang( tiếp)
***************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 102.CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỶ MỚI (TIẾP)
- Vũ Khoan -
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
- Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
- Tích hợp với tiếng việt và tập làm văn.
2.Kỹ năng
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích văn bản nghị luận về vấn đề con người, xã hội.
3.Thái độ:
- Có ý thức trau dồi tri thức để bước vào thế kỷ mới
II. Chuẩn bị tài liệu :
1.Giáo viên : SGK. Sgv, đọc các tài liệu tham khảo liên quan, chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số :
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Sự chuẩn bị của học sinh.
H : Nêu luận điểm hệ thống luận cứ và ý nghĩasự ra đời của bài viết?
H: Những nội dung trọng tâm cần ghi nhớ trong bài?
3.Bài mới:
- Giờ trước các em đã hiểu được ý nghĩa lịch sử của bài viết giờ học này chúng ta cùng tìm hiểu những nhiệm vụ mà bài biết dặt ra? điểm mạnh điểm yếu của con người VN khi bước vào nền kinh tế mới?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS đọc hiểu văn bản( tiếp): H: Nhắc lại các luận cứ trong bài viết? H: để khẳng định sự chuẩn bị của con người là nhân tố quan trọng tronghành trang mạng vào thế kỉ mới tác giả nêu nhữnglí lẽ nào để xác minh? H: Tại sao tác giả lại cho rằng trong những hành trang vào thế kỉ mới thì sự chuẩn bị của bản thân con người lại là quan trọng nhất? H: Em nhận xét gì về tầm quan trọng của luận cứ này? H: Nêu luận cứ thứ hai trong văn bản mà tác giả nêu ra? H: Luận cứ này được tác giả triển khai mấy ýđó là những ý nào? H: Luận cứ thứ ba là gì? H:Em nhận xét như thế nào về luận xứ này ? H: Hãy tóm tắt những mặt mạnh của con người Việt Nam mà tác giả đã phân tích trong bài viết ? H: Cái mạnh có giá trị gì trong đời sống hiện nay? H: Vậy cái yếu của con người VN được tác giả phân tích như thế nào? H: cái yếu tồn tại sẽ trở ngại gì cho đất nước khi bước vào thế kỉ mới? H: Em nhận xét như thế nào về cách phân tích điểm mạnh và điểm yếu của con người VN? ý nghĩa của cách phân tích đó? H: Em đã học trong lịch sử, văn học rất nhiều tác phẩm nói về truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Nhận xét của tác giả có điểm nào giống và khác với những điều em đã học? H: Em nhận xét như thế nào về thái độ của tác giả trong bài viết ? H: Tìm trong trường, trong xã hội dẫn chứng cụ thể điểm mạnh và điểm yếu của con người VN: cần cù, thông minh, sáng tạo nhưng kém khả năng thực hành thiếu đức tính tỉ mỉ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn? H: Nhận xét của em về cách dùng từ ngữ trong bài viết của tác giả? H: Tác giả kết thúc vấn đề như thế nào? HĐ2. HDHS tổng kết: H: Cảm nhận của em về nội dung văn bản, nghệ thuật của văn bản? - Gọi học sinh đọc ghi nhớ. H: Em nhận nhất bản thân mình có những điểm mạnh và diểm yếu nào trong những điều tác giả đã nêu và cả những điều tác giả chưa nói tới? Nêu phương hướng khắc phục những điểm yếu? ( HS tự nhận xét) |
b. Trình tự lập luận của bài viết b.1) Luận cứ 1: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị của bản thân con người: - Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. - Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. - Đây là luận cứ quan trọngmở đầu cho cả hệ thống luận cứ của văn bản. b.2) Luận cứ 2: Bối cảnh thế giới hiện nay, những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước: - Bối cảnh hiện nay: Một thế giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế. - Nước ta phải đồng thời giải quyết ba nhiệm vụ:thoát khỏi tình trạngnghèo nàn, lạc hậu của nền kinh tế nông nghiệp;đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; đồng thời phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức. b.3) Luận cứ 3: Những điểm mạnh điểm yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới: - Đây là luận cứ trung tâm, quan trọng nhất của cả bài nên được tác giả triển khai cụ thể và phân tích khá thấu đáo. * Điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam: - Điểm mạnh: +Thông minh nhạy bén với cái mới. + Cần cù sáng tạo + Có tinh thần đoàn kết đùm bọc nhất là trong công cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm. + Bản tính thích ứng nhanh. ->Đáp ứng với thực tế cuộc sống hiện đại, hội nhập với thế giới. - Điểm yếu: +Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. + Thiếu tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương. + Thường đố kị nhau trong làm ănvà trong cuộc sống thường ngày. + Có nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị kinh doanh, quen bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói khôn vặt, ít giữ chữ tín… -> Cản trở quá trình phát triển , bước vào nền kinh tế tri thức, trong xu thế hội nhập với thế giới. - Cái mạnh và cái yếu được phân tích đan xen với nhau; trong cái mạnh còn tiềm ẩn những cái yếu như những khuyết tật. Điểm mạnh và điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay chứ không chỉ nhìn trong lịch sử. - Những điểm giống trong lịch sử, văn học:đều đề cập đến những phẩm chất truyền thống của con người VN: yêu nước, đoàn kết…thông minh sáng tạo… - Những điểm khác trong lịch sử, văn học: Trong lịch sử văn học phẩm chất của con người VN được ca ngợi, phát huy triệt đểtrong bối cảnh đất nước của nền nông nghiệp,trong cuộc kháng chiến trường kì. Bài viết này tác giả nêu rõ phẩm chất truyền thống đó là mặt mạnh nhưng chưa toàn diện chưa phù hợp với yêu cầu cấp bách của xã hội mới, của nền kinh tế tri thức. - Thái độ của tác giả:tôn trọng sự thật khách quan, thẳng thắn nhìn nhận vấn đề, toàn diện, không mang tínhchủ quan rơi vào sự đề cao quá mức hay tự ti, miệt thị dân tộc. c. Đặc điểm ngôn ngữ của bài viết: - Tác giả không dùng cách nói trang trọng, cũng không sử dụng tri thức uyên bác ->Tác giả dùng ngôn ngữ báo chí gắn với đời sống, cách nói giản dị, trực tiếp dễ hiểu. - Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ,vừa sinh động cụ thể lại ngắn gọn mà ý vị sâu sắc:Nước đến chân mới nhảy,liệu cơm mà gắp mắm, trâu buộc ghét trâu ăn, bóc ngắn cắn dài… III.Tổng kết: 1.Nghệ thuật: + Ngôn ngữ báo chí, gắn với đời sống, cách nói trực tiếp, dễ hiểu, giản dị. + Sử dụng cách so sánh : người Nhật, người Hoa trong cùng một sự việc, hiện tượng xong lại có các thói quen và ứng xử - khác nhau. + Sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao cụ thể, sinh động. 2.Nội dung: Phát huy những điểm mạnh, hạn chế, khắc phục những điểm yếu , hình thành những thói quen tốtngay từ những việc nhỏ. * Ghi nhớ: SGK (Trang 30) |
4. Củng cố , luyện tập:
H: Nêu những điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam
H: Nêu các thành ngữ vàmà tác giả sử dụng khi nói về điểm mạnh và điểm
yếu của con người VN ?
*Nói về điểm mạnh của người Việt Nam
- Uống nước nhớ nguồn.
- Trông trước ngó sau.
- Miệng nói tay làm.
- Được mùa chớ phụ ngô khoai.
*Nói về điểm yếu của người Việt Nam
- Đủng đỉnh như chĩnh trôi sông.
- Vén tay áo xô, đốt nhà táng giấy.
5. Hướng dẫn hs học bài ở nhà
- Soạn bài: “Chó sói và cừu trong thơ” -
- Ngụ ngôn của La- phông- ten theo câu hỏiSGK trang 41.
- Đọc văn bản, tìm luận điểm luận cứ, trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị: Viết bài Tập làm văn số 5.
***************************************