Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 86.TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3
I.Mục tiêu bài học :
-Nắm vững các kiến thức kĩ năng làm bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
- Nhận thấy những ưu điểm, khuyết điểm trong bài làm tìm phương hướng khắc phục chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp.
2.kỹ năng
- Rèn kỹ năng chữa lỗi sai cho hs
3.Thái độ:
- Có ý thức học hỏi, sửa chữa lỗi cho bài làm sau tốt hơn
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1.Giáo viên:
+) Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài , đọc chuẩn kiến thức
kĩ năng.
2.Học sinh :
+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài : trả lời các câu hỏi đọc hiểu sgk.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
*Kiểm diện : Sĩ số9A :
9C :
2.Kiểm tra bài cũ :
H: Tóm tắt đoạn trích Những đứa trẻ( Go-rơ-ki)
3.Bài mới:Giới thiệu bài:
Trả bài để cho các em rút kinh nghiệm chuẩn bị tốt cho bài làm tổng hợp HK1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀHS |
NỘIDUNGKIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm hiểu đề và lập dàn bài - HS đọc lại đề bài TLV số 3 H:Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết) H:Hãy lập dàn ý cho đề văn - H/s khác theo dõi bổ sung H: Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp? -> Sử dụng yêu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt) HĐ2.HDHS nhận xét ưu và khuyết điểm: - GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm - Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa HĐ4. Trả bài, sửa lỗi: - GV trả bài cho học sinh - Gv hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai ,cho hs nhận xét sau khi sửa lỗi HĐ5. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến . - GV đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt (Nguyễn Thắm) - Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có) |
I.Đề bài: Hãy kể về một lần em trót xem nhật kí của bạn? II.Phân tích đề, lập dàn ý: 1.Phân tích đề: - Kiểu văn bản: Văn bản tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại… - Nội dung: Kể về 1 lần em trót xem nhật kí của bạn 2.Lập dàn ý: a. Mở bài(1,5đ) - Giới thiệu hoàn cảnh lí do em trót xem nhật kí của bạn + Lí do khách quan: Bạn gửi cặp sách đem về, giở ra thấy có cuốn nhật kí hoặc đến chơi nhưng bạn đi vắng tình cờ thấy cuốn nhật kí để ngỏ ở trên bàn (1đ) + Lí do chủ quan: Tò mò muốn xem để bắt chước? Hay có ý xem để doạ bạn.Suy nghĩ dằn vặt trăn trở(0,5) b. Thân bài :(6đ) - Em trót xem nhật kícủa bạn vào lúc nào, ở đâu? (1đ) - Sự việc diễn ra ntn? Bạn và người khác có biết không? Có ai nhìn thấy không? (1đ) - Em đã đọc được những gì? (1đ) - Sau khi trót xem em có nói cho người khác biết nội dung cuốn nhật kí của bạn hay không?( 1đ) - Sau đó em đã dằn vặt, ân hận, băn khoăn ntn?( miêu tả suy nghĩ, tình cảm của mình sau khi đã trót hành động như trên ) (nội tâm) (1,5đ) - Đấu tranh nội tâm quyết định nói với bạn hay không? ( nếu không có ai biết) (nghị luận) (1đ) c.Kết bài: - Những suy nghĩ dằn vặt trăn trở (0.5đ) - Từ câu chuyện này em rút ra bài học gì cho bản thân về việc tôn trọng những bí mật riêng tư của người khác (1đ) 3. Hình thức - Chữ viết sạch sẽ , không sai lỗi chính tả , không viết tắt , viết số . - Bài viết trình bày khoa học III.Nhận xét ưu, nhược điểm 1.Ưu điểm: - Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết) - Vận dụng yếu tố miêu tả vào bài khá linh hoạt - Bài viết sinh động, giàu cảm xúc. - Diễn đạt lưu loát, bố cục bài viết khá chặt chẽ - Trình bày sạch đẹp 2.Nhược điểm - Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn. VD:Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, đôi khi qua lạm dụng làm cho bài viết thiếu tập chung. - Còn mắc lỗi diến đạt, dùng từ, đặt câu: - Còn sai chính tả - Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học. - Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao. IV. Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc: - Dấu câu, dùng từ, liên kết , cách hành văn. V.Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến |
4) Củng cố, luyện tập:
-Về nhà tự ôn bài
- Xem lại bài làm
5) Hướng dẫn học ở nhà
- Ôn tập toàn bộ nội dung đã học
- Chuẩn bị: Trả bài kiểm tra văn, Tiếng Việt .