Giáo án Ngữ văn 9 Bài Trả bài Tập làm văn số 2 mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 44. TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

-Nắm vững hơn cách làm bài văn tự sự kết hợp với miêu tả; nhận ra được những chỗ mạnh, chỗ yếu của mình khi viết loại bài văn này

2.Kỹ năng :

- Rèn kỹ năng viết văn tự sự, kĩ năng trình bày diễn đạt, kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý .

3.Thái độ:

- Có thái độ nghiêm túc học hỏi và sửa lỗi.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, chấm chữa, chuẩn bị các phương án nhận xét, nội dung cần

đánh giá.

2.Học sinh :

- Đọc lại bài, tìm hiểu đề lập dàn bài cho đề văn.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện : Sĩ số9A :

9C :

2.Kiểm tra đầu giờ: ( Kiểm tra 15 phút)

Câu 1: Miêu tả nội tâm là gì? Các cách miêu tả nội tâm nhân vật ?Vai trò của yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự ?

Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn miêu tả tâm trạng Thuý Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích?

Đáp án:

Câu 1 (5 điểm) Miêu tả nội tâm là miêu tả những suy nghĩ những cảm xúc, tâm trạng diễn ratrong tâm hồn nhân vật.

- Có 2 cách miêu tả nội tâm:

- Miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp.

- Vai trò: Tái hiện lại chân dung tinh thần của nhân vật , tái hiện lại những cung bậc của cảm xúc: vui buồn, hạnh phúc, khổ đau, rằn vặt và những rung động tinh vi của tình cảm …đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật. Từ đó khắc hoạ được tính cách phẩm chất của nhân vật.

Câu 2(5 điểm). Họcsinh viết đoạn văn làm nổi bật các ý sau:

+) Hoàn cảnh của Thuý Kiều.

+) Tâm trạng cô đơn, bẽ bàng tủi hổ, nhớ thương của TK.

+) Nỗi lo sợ, hãi hùngcho thân phận trước hoàn cảnh đó.

3.Bài mới :

- Giới thiệu bài: Chúng ta đã cùng nhau viết bài TLV số 2: đó là kiểu bài yêu cầu kể chuyện kết hợp với miêu tả. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu đề và lập dàn bài

- HS đọc lại đề bài TLV số 2

H:Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)

H:Hãy lập dàn ý cho đề văn

- H/s khác theo dõi bổ sung

H: Sử dụng yếu tố miêu tả vào các ý nào thì phù hợp?

-> Sử dụng yêu tố miêu tả vào các ý: 2, 4, 5 trong phần thân bài (cần linh hoạt)

HĐ2. HDHS nhận xét ưu và khuyết điểm:

- GV nhận xét ưu điểm và nhược điểm

- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s

Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa

HĐ4. Trả bài, sửa lỗi:

- GV trả bài cho học sinh

- Gv hướng dẫn học sinh sửa những lỗi sai

HĐ5. Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến .

- GV đọc mẫu những đoạn văn, bài văn viết tốt.

- Gọi học sinh trình bày ý kiến (nếu có)

I.Đề bài: Tưởng tượng 20 năm sau, vào một ngày hè, em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó

II.Phân tích đề, lập dàn ý:

1.Phân tích đề:

- Kiểu VB: tự sự kết hợp với miêu tả

- Vận dụng các kĩ năng: kể chuyện

+ tưởng tượng + miêu tả

2.Lập dàn ý:

a) Mở bài: (1 điểm)

Lí do viết thư cho bạn

b) Thân bài: (7 điểm)

* Nội dung bức thư:

- Lời thăm hỏi bạn

- Kể cho bạn biết về buổi thăm trường đầy xúc động:

+ Lí do trở lại thăm trường

+ Thời gian đến thăm trường

+ Đến thăm trường với ai

+ Quang cảnh trường ? lớp học cũ ra sao? tâm trạng?…)

c. Kết bài: ( 1 điểm)

- Lời chúc, lời chào, lời hứa hẹn

- Kí tên

Hình thức (1 điểm)

III.Nhận xét ưu, nhược điểm

1.Ưu điểm:

- Các em đã xác định được yêu cầu của đề bài (kiểu văn bản cần tạo lập, các kĩ năng cần sử dụng trong bài viết)

- Vận dụng yếu tố miêu tả vào bài khá linh hoạt

- Bài viết sinh động, giàu cảm xúc: ví dụ bài làm của H/s: Phương, Linh, Trang…

- Diễn đạt lưu loát, bố cục bài viết khá chặt chẽ

2.Nhược điểm

- Bố cục bài làm ở một số em chưa mạch lạc, cần chú ý tách ý, tách đoạn.

- Sử dụng yếu tố miêu tả chưa linh hoạt, đôi khi qua lạm dụng làm cho bài viết thiếu tập chung.

- Còn mắc lỗi diến đạt, dùng từ, đặt câu:

- Còn sai chính tả.

- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.

- Một số bài làm còn sơ sài, kết quả chưa cao

IV. Trả bài, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc:

- Lỗi chính tả: + Sum suê -> xum xuê

+ Buổi xớm -> sớm

+ Sợ xệt -> sợ sệt

+ dảnh dỗi -> rảnh rỗi

- Dấu câu, diễn đạt, dùng từ, cấu trúc...

V.Đọc, so sánh, nhận xét, trình bày ý kiến.

4. Củng cố, luyện tập:

- GV hệ thống lại cách làm bài văn tự sự hay, cách đưa yêú tố miêu tả vào bài văn tự sự và tác dụng.

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Xem lại bài TLV số 2

- Chuẩn bị : Kiểm tra văn học trung đại

+) Ôn cụm truyện trung đại: Các bàiChuyện người con gái Nam Xương…Truyện Lục Vân Tiên.

+) Tác giả, tác phẩm, tóm tắt truyện, thể loại, nội dung , nghệ thuật,phân tích nhân vật: Vũ Nương, Quang Trung- NH, Lục Vân Tiên, Cảm nhận về các đoạn trích trong Truyện Kiều.

*****************************************