Giáo án Ngữ văn 9 Bài Ánh trăng mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 61. ÁNH TRĂNG

(Nguyễn Duy)

I. Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Hiểu những kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của nglính.

- Sự kết hợp các y/t tự sự , nghị luận một t/p thơ VN hiện đại

- Ngôn ngữ, h/ả giàu suy nghĩ , mang ý nghĩa biểu tượng.

2.Kỹ năng :

- Đọc- hiểu vb thơ đc s/t năm 1975.

- Vận dụng kiến thức về thể loạivà sự kết hợp các phương thức biểu đạttrong t/p thơ VN hiện đại.

3.Thái độ:

- “Uống nước nhớ nguồn”, trân trọng quá khứ tốt đẹp của d/tvà phát huy những giá trị tốt đẹp của quá khứ .

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu.

soạn bài.

2.Học sinh :

+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK)

III. Tiến trình hoạt động dạy - học:

1. Ổn định tổ chức:

*Kiểm diện : Sĩ số

9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

H: Nêu tên các bài thơ viết về đề tài người lính và chiến tranh? tình đồng đội của những người lính được thể hiện như thế nào?

3.Bài mới :

- Nhà thơ Nguyễn Duy thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong cuộc k/c chống Mĩ nửa cuối TK XX. Thế hệ này từng trải qua nhiều thử thách, gian khổ, từng chứng kiến quá khứ gian lao, hào hùng của dân tộc , gắn bó tình đồngtrong chiến tranh, từng sống gắn bó cùng thiên nhiên núi rừng tình nghĩa. Khi đã hết thời bom đạn ác liệt, trở về với cuộc sống thường nhật, được sống trong hoà bình với những tiện nghi sinh hoạt của thời hiện đại, không phải ai cũng nhớ những gian nan, những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua . Bài thơ “Ánh trăng”ghi lại một thoáng, suy tư của nhà thơ trước cái điều vô tình dễ gặp ấy .

- Bài thơ là tiếng lòng, là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng không phải chỉ bó hẹp như thế mà nó có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng cho mọi người, nhất là những người đã từng gắn bó với quá khữ gian lao hào hùng của dân tộc và cho cả thế hệ tương lai.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀHS

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc- tìm hiểu chú thích:

- GVhdẫn hs đọc: to, rõ, truyền cảm, ngắt nhịp đúng, thay đổi giọng đọc cho phù hợp:

+)Ba khổ thơ đầu giọng kể , nhịp thơ trôi chảy,bình thường:

+) khổ 4: giọng đột ngột ngất cao ngỡ ngàng với bước ngoặt của sự việc(sự xuất hiện của vầng trăng)

+)Khổ 5-6: giọng điệu thiết tha rồi trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ.

H: Nờu những hiểu biết của em về tỏc giả Nguyễn Duy?

H: Giới thiệu nét chính về tác phẩm, hoàn cảnh ra đời của bài thơ?.

HĐ2.HDHS đọc- hiểu văn bản:

H: Bài thơ được viết theo thể thơ nào? giống bài thơ nào đã học ở lớp dưới?

H: Bài thơ khai thác đề tài nào đểthể hiện chủ đề của tác phẩm?Tìm một số tác phẩm thơ có cùng đề tài?

( Muốn làm thằng cuội- TĐ; Ngắm trăng- Hồ chí Minh)

- Mỗi nhà thơ lại mượn đề tài về ánh trăng để thể hiện một tư tưởng chủ đề khác nhau…

H:Tìm bố cục của bài thơ, nêu nội dung chính của từng phần?

1 HS đọc 2 khổ thơ đầu.

H: Trăng gắn bó với nhân vậttrữ tình trong những hoàn cảnh nào?

(em nhận xét như thế nào về phạm vi không gian trong các hình ảnh thơ:sông , đồng, bể)

H: Lúc ấy tình cảm người và trăngnhư thế nào?

H:Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để nói về tình cảm giữa người và trăng?

H: Vì sao khi ấy người cảm nhận trăng là tri và con người có tình nghĩa với trăng? Lúc ấy phong cách sống của con người như thế nào?

- Vì khi đó trăng gắn vớitrò chơi của tuổi thơ kỉ niệm, ước mơ trong sáng thời thơ ấu và trăng gắn với kỉ niệm của cuộc đời quân ngũ ( ánh trăngdẫn lối trên đường hành quân, trăng làm bạn trong những đêm phục kích chờ giặc ấm áp tình đồng chí.. trăng là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao ->Trăng đẹp đẽ ân tình

- Liên hệ bài thơ “Đồng chí” : “Đầu súng trăng treo”

H: Hai khổ thơ đầu cho em cảm nhận về vầng trăng trong quá khứ của nhà thơ là vầng trăng như thế nào?để người: “ ngỡ không bao giờ quên”

- Gọi hs đọc 1 khổ thơtiếp.

H: Rời xa quân ngũ, người lính về với cuộc sống hiện tại, qua các từ “ỏnh điện” và “cửa gương”, “ phòng buyn-đinh” em thấy lúc này người lính năm xưa có cuộc sống như thế nào?

H: Lúc này quan hệ giữa người và trăng như thế nào? Thế nào là người dưng và người dưng qua đường?

- Người dưng: người lạ không quen biết

- Người dưng qua đường: hoàn toàn là người xa lạ không hề quen biết với mình

H: Theo em tại sao lại có sự lãng quên như vậy?

H:Từ nguyên nhân dẫn đến sự xa lạ giữa người và trăng, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì ?

- Gọi hs đọc khổ thơ thứ 4

H:Tình huống nào khiến con người gặp lại trăng, đối diện với trăng?

H:Trong tình huống ấy vầng trăng hiện lên như thế nào?

- Gọi hs đọc 2 khổ thơ cuối.

H:Trong tư thế đối diện với vầng trăngtròn đầy vẹn nguyên con người có cảm xúc như thế nào?

H: Em hãy diễn tả lại cảm xúc dưng dưng?

H: Nguyên nhân nào khiến nhân vật trữ tình xúc động như vậy?

H: Khổ thơ có điệp từ “là” cùng với hình ảnh (sông, đồng, bể, rừng) xuất hiện liên tiếp có ý nghĩa gì?

(đó là kỉ niệm tuổi thơ hồn nhiên trong sáng, kỉ niệm thời quân ngũ với những lời thề đồng đội khắc cốt ghi xương, những nơi anh đã sống, đã gắn bó, đã đi qua tất cả đều gắn bó với vầng trăng ân nghĩa, thuỷ chung)

H: “ Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình”

Những câu thơ này cho em cảm nhận được vẻ đẹp nào của trăng?(trăng ở đây mang mấy tầng ý nghĩa?)

H: Em cảm nhận như thế nào về nghĩa của câu thơ “ ánh trăng im phăng phắc, đủ cho ta giật mình?

H: Tại sao nhà thơ lại giật mình?ý nghĩa của cái giật mình ấy?

H: Nếu trăng tượng trưng cho vẻ đẹp và những giá trị tốt đẹp của quá khứ thì cái giật mình của con người trước trăng có ý nghĩa nhắc nhở chúng ta điều gì?

HĐ3.HDHS tổng kết:

H: Cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung (tư tưởng chủ đề của bài thơ)

I.Đọc - tìm hiểu chú thích:

1.Đọc:

2.Tìm hiểu chú thích:

a)Tác giả:

- Nguyễn Duy (1948)

- Tên khai sinh : Nguyễn Duy Nhuệ

- Quờ :Thanh Hoỏ.

- Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong thời kì khỏng chiến chống Mỹ cứu nước.

- Từ năm 1977 ông là đại diện thường trú của báo Văn nghệ tại TPHCM.

- Được nhận giải nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972-1973.

b)Tác phẩm:

- Bài thơ: “Ánh trăng” được sáng tác năm 1978(ba năm sau khi nước nhà thống nhất) tại thành phố Hồ Chí Minh.Bài thơ được in trong tập thơ từng được tặng giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.

c) Từ khú:

- Tri kỉ

- Buyn đinh

- Người dưng

II. Đọc - hiểu văn bản:

1.Thể loại , phương thức biểu đạt:

-Thơ 5 chữ ( mang dáng dấp một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, không gian. Mỗi khổ như một câu thơ, chỉ, viết hoa chữ cái đầu tiên ) khổ

- Đề tài: “ánh trăng” -> đề tài quen thuộc trong thơ ca.

2.Bố cục: 3 đoạn

+) Đoạn1: 2 khổ đầu-> Quan hệ giữa người và trăng trong quá khứ.

+) Đoạn 2: Khổ thứ 3- 4-> quan hêgiữa người và trăng trong hiện tại.

+) Đoạn 3: Khổ 5,6-> Cảm xúc và suy ngẫm của tác giả.

3. Phân tích

a)Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ

-" Hồi nhỏ sống với đồng

với sông rồi với bể

hồi chiến tranh ở rừng"

vầng trăng thành tri kỉ”

- Vầng trăng gắn với tuổi thơ trải rộng trên một không gian bao la( sống với đồng, sông , bể)

-Trăng gắn với những năm tháng quân ngũ ở rừng.

=>Trăng trở thành người bạn tri kỉ.

- Nghệ thuật: nhân hoá-> trăng gần gũi thân thiết gắn bó với người

- Khi đó con người sống giản dị, thanh cao,chân thật trong sự hoà hợp, gần gũi với thiên nhiên: “ Trần trụi với thiên nhiên…. cây cỏ”

=> Đó là ánh trăng tri kỉ đẹp đẽ ân tình, gắn với hạnh phúc và gian lao của mỗi người, của đất nước.

b) Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại

“ Từ hồi về thành phố

Quen ánh điện cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường”

- Người sống ở những buyn - đinh cao tầng,có đầy đủ tiện nghi hiện đại, có điện thắp sáng suốt ngày đêm.

- Trăng trở nên xa lạ, không còn gắn bó với người như trước nữa, thậm chí cả 2 đều tự thấy xa lạ với nhau

- Thời gian, không gian sống đổi thay, điều kiện sống cũng khác: con người có ánh điện,cửa gương nên coi thường, dửng dưng,vì không còn cần đến trăng.

=>Cuộc sống hiện đại,tiện nghi dễ làm con người ta quên đi những giá trị trong quá khứ.

“ Thình lình đèn điện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa sổ

đột ngột vầng trăng tròn”

-Tình huống: mất điện bất ngờ “thình lình”->người vội vã đi tìm nguồn sáng

“ vội bật tung cửa sổ”

=> Trăng hiện lên bất ngờ: một vầng trăng tròn đầy, vẹn nguyên.

c)Cảm xúc và suy ngẫm của nhân vật trữ tình.

“Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì dưng dưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

- Cảm xúc “ có cái gì dưng dưng”

- dưng dưng”-> niềm xúc động dâng trào, dung động,xao xuyến, gợi nhớ thương.

+ Gặp lại người bạn tri kỉ,tình nghĩa thuỷ chung ngày nào.

+ ánh trăng tròn đầy,vẹn nguyên làm sống dậy một thời quá khứ đẹp đẽ.

- Điệp từ “là”, phép liệt kê(sông, đồng, bể, rừng ) liên tiếpdồn dập diễn tả kỉ niệm trong quá khứ ùa về.

- Trăng luôn là vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên.

- Trăng bao dung độ lượng, tình nghĩa thuỷ chung không đòi hỏi đền đáp.

- Trăng “ im phăng phắc”: sự nghiêm khắc nhắc nhở,sự trách móc trong im lặng.

- Cái “giật mình” đáng trân trọng của con người đi tìm lại chính mình, tự thấy phải thay đổi cách sống để tự hoàn thiện mình.

=> Con người phải biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp trong quá khứ.

III. Tổng kết:

1. Nghệ thuật:

- Kết cấu: Giống như một câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian, không gian có diễn, có nhân vật và sự việc.

- Giọng thơ: lúc tâm tình tự nhiên, khi dâng cao ngỡ ngàng, khi thiết tha trầm lắng suy tư.

- Thể thơ năm chữ: kết hợp hài hoà tự sự,trữ tình, nghị luận;tiết tấu nhịp nhàng, mỗi khổ viết liền mạch như một câu thơ, tạo sức truyền cảm.

- Sử dụng nhiều biện pháp tu từ: So sánh, nhân hoá, điệp từ.

- H/ả “ánh trăng” mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Nội dung( tư tưởng chủ đề )

- Từ mộttâu chuyện riêng, bài thơ như một lời nhắc nhởchính mình, củng cố, cảnh tỉnh ở người đọc về thái độ sống

“ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung với qúa khứ.

*Ghi nhớ (SGK/ 157)

4.Củng cố - luyện tập :

- GV hệ thống lại bài.

H: Tình cảm giữa người và trăng trong quá khứ được khẳng định như thế nào?Trong hiện tại ? Từ đó nhà thơ nói lên cảm nhận gì? Ý nghĩa của hình tượng ánh trăng ? Giải thích nhan đề bài thơ?

5. Hướng dẫn học ở nhà

- Đọc thuộc lũng bài thơ ? vẽ bản đồ tư duy nội dung bài học?

+) Đọc bài thơ, chú ý giọng đọc cách đọc.

+) Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản.

+) Chuẩn bị: “ Làng” - đọc tóm tắt văn bản,, trả lời các câu hỏi đọc hiểu.

**************************************