Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 64. ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM
TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu bài học :
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1.Kiến thức :
- HS nắm đcvai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong vb tự sự
- T/d của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong vb tự sự.
2.Kỹ năng :
-Phân biệt đc đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích đc v/tr của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong vb t/s.
3.Thái độ:
-Có ý thức sử dung các y/t trên trong quá trình viết văn tự sự, yêu thích viết văn.
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1.Giáo viên:
+) Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảoSGK,SGV.
2.Học sinh :
+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏibài tập SGK)
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
*Kiểm diện : Sĩ số9A :
9C :
2.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
3.Bài mới :
Trong văn bản tự sự ta thường gặp người đối thoại có khi là độc thoại hay độc thoại nội tâm. Vậy yếu tố này có vai trò gì và khi sử dụng cần lưu ý những điểm nào? Giờ học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu được những vấn đề trên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀHS |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHStìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 1HS đọc BT SGK H:Trong 3 câu đầu đoạn ainói với ai? Tham gia câu chuyện có mấy người? H: Dấu hiệu nào cho biết đó là 1 cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? - Sao bảo làng chợ Dầu… - Ấy thế mà bây giờ…đấy ? H: Câu “Nắng gớm, về nào …” Ông Hai nói với ai, đây có phải là 1 câu đối thoại không? Vì sao? H: Đoạn trích còn có những câu kiểu này không. VD: “Ông lão …. rít lên” - Chúng bay … thế này” H: Những câu “Chúng nó … Việt gian đấy ư?” là những câu hỏi ai ? H: NX gì về hình thức của các câu hỏi này? H: Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng ntn trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? H: Qua việc phân tích các ngữ liệu trên đây, cho biết để thể hiện tâm trạng nhân vật trong văn bản tự sự ta có những hình thức nào. H: Thế nào là đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm? H: Dấu hiệu của đối thoạiđộc thoại và độc thoại nội tâm là gì? Gọi HS đọc ghi nhớ SGK. HĐ2.HDHS luyện tập. Hs đọc bài tập SGK H: Em hãy phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích sau đây? Hs trao đổi, thảo luận làm bài tập - Gv nhận xét đánh giá kết luận Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. |
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 1. Bài tập * Nhận xét: a. Mấy câu mở đầu đoạn trích có ít nhất hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. - Dấu hiệu: có 2 lượt lời qua lại, nội dung của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện - Hình thức thể hiện trong đ/v bởi hai gạch đầu dòng. Đây là những câu đối thoại b. Ông lão đang nói với chính mình. Đó không phải là cuộc đối thoại vì không có lời đáp cũng chẳng liên quan đến chủ đềmà 2 người đàn bà trao đổi ông lão nói một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoát lui. Đó là một lời độc thoại. - Câu " chúng bay ăn miếng cơm hay ăn miếng gì…" c. Ông Hai hỏi chính mình ,những câu này không phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầmdiễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai.Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt , đau đớn của ông Hai trong những phút giâykhi nghe tin làng mình theo giặc. - Hình thức : Không có gạch đầu dòng vì không thốt ra thành lời chỉ nghĩ thầm và chúng là những câu độc thoại nội tâm. d.Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật thể hiện thái độ căm giận của người tản cư đối với dân làng chợ Dầu. Tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt , đau đớn xấu hổ , nhục nhã khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc, nghĩa là làm cho câu chuyện sinh động hơn 2. Kết luận - Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự - Đối thoại hình thức đối đáp ,trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng. - Độc thoại: Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời thì phía trước có gạch đầu dòng. - Độc thoại nội tâm : Lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời, không có gạch đầu dòng. * Ghi nhớ ( SGK 178) II. Luyện tập. 1. Bài tập1(178) - Cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa hai vợ chồng ông Hai.Một người thức và 1 người tưởng như đang ngủ có 2 tâm trạng khác nhau + Một bên đang dằn vặt trong lòng không ngủ được còn 1 bên vô tư muốn tìm hiểu câu chuyện + Cuộc đối thoại Có ba lượt lời trao(của bà Hai) nhưng chỉ có hai lời đáp, lời trao. Lời trao- đáp rất ngắn gọn, 1 bên vì bực bội không muốn nói còn 1 bên thì dè dặt. Mỗi lời hỏi của bà Hai đánh thức ông lão từ chỗ nằm im như rũ ra-> 1 tiếng hỏi gọn lỏn"gì', rồi đến động tác nhúc nhích, sau đó là 1 tiếng gắt, tiếp đó là sự lặng đi của gian nhà => Có thể nói đoạn đối thoại thể hiện được 2 tính cách, 2 tâm trạng, 1 quan hệ vợ chồng Bàitập2(178) - Hs viết đoạn văn theo đề tài tự chọn đạt các y/c sau:Đoạn văn có cả 3 y/t vừa học đối thoại, độc thoại và độc thoạ nội tâm.Có câu văn mở đoạn, /tr đoạn và kết đoạn. Trình bày mạch lạc lô gích. -Tập trung vào chủ đề mà hs lựa chọn. K sai chính tả.Trình bày sạch, đẹp. |
4. Củng cố- luyện tập:
GV hệ thống laị bài:
H: Thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm?.
H: Tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà:
-Học bài + hoàn thành các bài tập
- Chuẩn bị bài tiếp theo: Luyện nói…..Lập dàn bài, tập nói.
**********************************