Giáo án Ngữ văn 9 Bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TUẦN 3- BÀI 3

TIẾT 11 . TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰSỐNG CÒN QUYỀN

ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM

I. Mục tiêu bài học:

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức:

- Thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay,những thách thức cơ hội và nhiệm vụ của chúng ta.

- Những thể hiện của quan điểm về vđ quyền sống,quyền đc bảo vệ và p/tr của trẻ em ở VN.

2.Kỹ năng:

- Nâng cao kỹ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập1 vb nhật dụng.

 - Tìm hiểu và biết đc quan điểm của Đg,nhà nước ta về vđ đc nêu trong vb.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu trẻ.Có ý thức trách nhiệm với trẻ thơ.

II.Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên: Soạn bài ,đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện: Sĩ số

9A:

9B

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ 

H: Nêu những tác hại của cuộc chạy đua vũ trang đối với đời sống của conngười ?

H:Mỗi người chúng ta cần làm gì để góp phần vào công cuộc đấu tranh vì một thế giới hoà bình? Em có suy nghĩ gì về đề nghị của tác giả.

3. Bài mới :GV giới thiệu bài.

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”… câu hát giúp mỗi chúng ta ý thức rõ hơn về vai trò của trẻ em với đất nước, với nhân loại. Song, hiện nay vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em bên cạnh những mặt thuận lợi còn đang gặp những khó khăn, thách thức cản trở không nhỏ ảnh hưởng sấu đến tương lai phát triển của các em. Văn bản “Tuyên bố …” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích

- Hướng dẫn học sinh cách đọc:

Mạch lạc, rõ ràng, truyền cảm.

- Giáo viên đọc mẫu -> học sinh đọc

- nhận xét việc đọc văn bản của

học sinh.

- Yêu cầu HS giải nghĩa 1 số từ ngữ trong chú thích.

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản

H: Xác định kiểu văn bản?

H:Văn bản trích được chia thành mấy

phần? Nêu nội dung từng phần?

H: Nhận xét về bố cục của văn bản?

H: Cộng đồng thế giới nhận thức ntn về trẻ em?

H: Thế giới có cách nhìn nhận ntn về quyền sống trẻ em được hưởng?

H: Ntn là hình thành và ptr trong sự hoà hợp và tương trợ?

- Mọi người, mọi tổ chứctrong cộng đồng cần hoà hợp đoàn kết giúp đỡ nhau để trẻ em được sống, phát triển trong hoà bình.

H: Em nx ntn về lời tuyên bố của cộng đồng q tế?

H: Dựa vào mục 4-5-6 hãy khái quát những thách thức mà trẻ em đang phải chịu đựng?

H: Em có ấn tượng gì khi đọc các từ “hàng ngày”,“mỗi ngày…?

Các từ chỉ số lượng: Vô số, hàng triệu trẻ em, 40.000 cho chúng ta thấy rõ thực tế cuộc sống của nhiều trẻ em đang diễn ra hàng ngày. Đó là vấn đề bức xúc cần phải giải quyết để khắc phục.

H: Những thách thức trên thuộc về trách nhiệm của ai?

H: Em còn biết được về cuộc sốngcủa trẻ em trên thế giới như thế nào nữa?

(Trẻ em trên thế giới còn là nạn nhân của việc buôn bán trẻ em, trẻ em sớm phạm

tội… Trẻ em các nước Nam Á sau

trận động đất, sóng thần).

H: Thái độ của t/c LHQ ntn trước những nỗi bất hạnh mà trẻ em đang phải trải qua?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích: (SGK 34, 35)

a. Tác phẩm trích tuyên bố của hội nghị cấp cao t/g về trẻ em trong cuốn: “VN và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em”.

b.Từ khó:

II. Đọc- hiểu văn bản

1. Thể loại:

- Kiểu văn bản:, thuộc loại nghị luận

xã hội

- Chùm văn bản nhật dụng.(Vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em)

2. Bố cục:

- Gồm 3 phần :

+Phần 1: Lí do và mục đích ra đời của bản tuyên bố.

+Phần 2: Sự thách thức: Nêu lên những thực tế, những con số về cuộc sống khổ cực ,về tình trạng bị rơi vào hiểm hoạ của nhiều trẻem trên thế giới

+Phần 3: Cơ hội: khẳng định những điều kiện thuận lợi cơ hội để cộng đồng quốc tế có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em.

+Phần 4: Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cụ thể mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần làm vì sự sống còn ,sự phát triển của trẻ em .

=> Các phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, phần trước là cơ sở, căn cứ dẫn đến phần sau.

3. Phân tích

a. Nhận thức của cộng đồng quốc tế về quyền sống của trẻ em:

- Trẻ em là đối tượng trong sáng ham hđ, nhiều mơ ước dễ bị tổn thương.

- Trẻ em phải được sống trong vui tươi hoà bình, được vui chơi ,đcđi học và pt.Tương lai phải được hình thành trong sự pt và tg trợ.

=> Cộng đồng qt coi quyền sống của trẻ em là q/trọng, cấp thiết => trẻ em có quyền kỳvọng vào những lời tuyên bố ấy.

b.Thực trạng cuộc sống của trẻ em:

- Trẻ em trên thế giới hiện nay:

+Trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, nạn phân biệt chủng tộc sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài.

+ Chịu đựng những thảm hoạ đói nghèo,khủng hoảng kinh tế ,vô gia cư ,dịch bệnh ,mù chữ, môi trường xuống cấp + Nhiều trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật (40.000 trẻ em).

=>Trách nhiệm phảiứng phó với những

tháchthức đã nêu trên thuộc về những nhà lãnh đạo chính trị các nước.

=> Tổ chức LHQ hiểu rõ thực trạng của trẻ em hiện nay và quyết tâm giúp đỡ các em vượt qua bất hạnh.

4. Củng cố, luyện tập:

- Hệ thống bài:

+ Bố cục văn bản trích 4 phần.

+ Nội dung cụ thể của phần mở đầu, phần “Sự thách thức”

5. Hướng dẫn hs về nhà

+ Làm bài tập 1 (Sách bài tập).

+ Học bài và đọc lại văn bản.

+ Soạn tiếp tiết 2.

*********************************************

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 12. TUYÊN BỐ THẾ GIỚI VỀ SỰSỐNG CÒN QUYỀN

ĐƯỢC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ EM (TIẾP)

I. Mục tiêu bài học

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức:

- Những cơ hội mà cộng đồng quốc tế có thể tận dụng để bảo vệ và chăm sóc trẻ em.

- Những thể hiện của quan điểm về vđ quyền sống,quyền đc bảo vệ và p/tr của trẻ em ở VN.

2. Kỹ năng:

- Nâng cao kỹ năng đọc- hiểu một văn bản nhật dụng.

- Học tập phương pháp tìm hiểu, phân tích trong tạo lập1 vb nhật dụng.

- Tìm hiểu và biết đc quan điểm của Đg,nhà nước ta về vđ đc nêu trong vb.

3.Thái độ:

- Giáo dục lòng yêu trẻ.Có ý thứcbảo vệ quyền lợi của bản thân, trách nhiệm với trẻ thơ.

II.Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên: Soạn bài ,đọc tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. Học sinh: Đọc trước bài, chuẩn bị bài.

III. Tiến trình hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện : Sĩ số

9A:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Cộng đồng QT nhận thức như thế nào về trẻ em và những quyền trẻ em được hưởng?

3. Bài mới: GV giới thiệu bài.

- Giờ trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu văn bản “Tuyên bố …”, Giờ học này chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp văn bản này để thấy được trước những khó khăn, thách thức với cuộc sống của trẻ em như vậy thì Hội nghị cấp cao thể giới về trẻ emsẽ có những giải pháp nào để đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho trẻ nhỏ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc - hiểu văn bản (tiếp)

- Một học sinh đọc phần “Cơ hội”.

H: Hãy tóm tắt các điều kiện thuận

lợi cơ bản để cộng đồng quốc tế

hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm

sóc và bảo vệ trẻ em?

H: Trình bày những suy nghĩ của emvề sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,các tổ chức xã hội với vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em?

* Đảng, Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân đã luôn quan tâm tới vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em với nhiều hình thức, nhiều lĩnh vực, như y tế, giáo dục: Trường cho trẻ em khuyết tật , các bệnh viện nhi, các đợt khám chữa bệnhmiễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, các việc làm từ thiện với những em nhỏ gặp hoàn cảnh khó khăn,…

- Một học sinh đọc phầnnhiệm vụ trong văn bản.

H:Từ thực tế cuộc sống của trẻ emvà các cơ hội được trình bày ở phần trước,bản“Tuyên bố” đã xác định:nhiệm vụ cấp bách của cộng đồng quốc tế và từng quốc gia như thế nào?

- Liên hệ (Dân số Việt Nam: 14/200 nước

trên thế giới, thứ 7 ở Châu Á, thứ 2 ở Đông Nam Á).

(Kinh tế Việt Nam: 131/200 quốc gia, còn nợ nước ngoài nhiều).

H:Để hoàn thành được những nhiệm vụ nêu trên thìcác nước cần phải có điều kiện gì?

- KT phát triển và tăng trưởng đều đặn

H: Nhận xét về ý và lời ở đoạn văn này? Ý và lời rứt khoát, rõ ràng.

H:Em có suy nghĩ gì về vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này?

HĐ2.HDHS tổng kết:

H: Nhận xét về nghệ thuật nội dung

của bản“Tuyên bố”?

- Một học sinh đọc ghi nhớ.

c. Phần “Cơ hội”:

- Sự liên kết lại của các quốc gia để có đủ các phương tiện và kiến thức để bảo vệ trẻ em , giúp trẻ em có cơ hội phát triển năng lực của mình.

- Công ước về quyền trẻ em tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

- Sự hợp tác và đoàn kết q tế ngày càng hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ quân bị được đẩy mạnh , tạo điều kiện cho một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ các mục tiêu kinh tế, tăng cường phúc lợi xã hội.

d. Phần “Nhiệm vụ”:

- Tăng c­ường sức khoẻ vàchế độ dinh dư­ỡng của trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu.

- Quan tâm nhiều hơn đến trẻ bị tàn tật và có hoàn cảnh khó khăn.

- Tăng c­ường vai trò của phụ nữ đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ.

- Bảo đảm cho trẻ em đ­ược học hết bậc giáo dục cơ sở và không để một em nào mù chữ.

- Bảo đảm cho các bà mẹ đ­ược an toàn khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hoá gia đình để tạo điều kiện cho trẻ em khôn lớn và phát triển.

- Tạo cơ hội cho trẻ em tha hư­ơng biết nguồn gốc lai lịch. Giáo dục lối sống có trách nhiệm,khuyến khích trẻ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.

- Các n­ớc cần đảm bảo sự tăng trư­ởng kt đều đặn,để đủ đ/k chăm lo v/c cho trẻ em.Tất cả các n­ớc cần có những nỗ lực phối hợp hành động vì trẻ em

* Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển của trẻ em là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế. Liên quan trực tiếp đến tư­ơng lai của một đất n­ước và của toàn nhân loại.

- Qua những chủ tr­ơng, chính sách, qua những hành động cụ thể đối với việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em mà ta nhận ra trình độ văn minh của một xã hội.

- Vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang đư­ợc cộng đồng quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trư­ơng, nhiệm vụ đề ra có tính cụ thể, toàn diện.

III.Tổng kết

1.Nghệ thuật:

- Tính chặt chẽ, hợp lý trong bố cục.

- Lời văn rứt khoát, mạch lạc, rõ ràng.

2.Nội dung:

Bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng, cấp bách có ý nghĩa toàn cầu.

* Ghi nhớ: (SGK 35).

4. Củng cố - luyện tập:

- Khắc sâu nội dung của văn bản(4 phần)

- Bài tập: Phát biểu ý kiến về sự quan tâm,chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.

5.Hướng dẫn về nhà:

- HS về nhà học bài, làm bài tập phần luyện tập

- Chuẩn bị bài: Các phương châm hội thoại ( TT)

*****************************************