Giáo án Ngữ văn 9 Bài Đoàn thuyền đánh cá mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 51. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (TIẾT 1)

(Huy Cận)

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

-HS có những hiểu biết bước đầu về t/g Huy Cận và h/c ra đời của bài thơ.

- Bố cục của bài thơ và hình ảnh ng lao động trong thiên nhiên.

- Cảm hứng về lao động, đa dạng trước cuộc sống mới, ngôn ngữ tinh tế

2.Kỹ năng :

Đoc diễn cảm một t/p thơ hiện đại. Phân tích đc một số chi tiết nghẹ thuật trong bài thơ.

3.Thái độ:

-G d ý thức ham học biết yêu thiên nhiên, yêu lao động và tự hào về đất nước, con người lao động.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Học sinh :

+)Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập sách GK)

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

*Kiểm diện : Sĩ số9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

H: Hãy nêu những cảm nhận của em về hình ảnh những chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong bài: “Bài thơ về tiểu độ xe không kính”?

3.Bài mới :

- Đoàn thuyền đánh cá là 1 bài thơ đặc sắc trong chùm thơ của Huy Cận viết về vùng trời, vùng mỏ, vùng biển Quảng Ninh- Hạ Long ca ngợi cuộc sống lao động tập thể tràn ngập niềm vui lãng mạn, hào hứng của những người dân đánh cá xa bờ.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích

- GV hướng dẫn hs cách đọc: giọng vui, phấn chấn nhịp vừa phải

Khổ 2,3,7 giọng đọc cần cao hơn , nhịp nhanh hơn

Gv đọc mẫu 1 đoạn - 2hs đọc văn bản

Gv nhận xét cách đọc

- HS đọc chú thích SGK

? Em hãy nêu những nét cơ bản về nhà thơ Huy Cận?

H: Bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào? in trong tập thơ nào của tgiả?

( HC có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ QNinh . Sau đó hồn thơ HC thực sự nảy nở trở lại và dồi dào trong cảm hứng về TN đất nước lao động và niềm vui trước cuộc sống mới)

- GV so sánh 2 bài thơ : Tràng Giang (trước CMT8) và Đoàn thuyền đánh cá (sau CMT8)

Hđ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

- Bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến ra khơicủa đoàn thuyền đánh cá.

H: Dựa vào trình tự ấy xác định bố cục của bài thơ? Nội dung của mỗi đoạn là gì?

- HS đọc diễn cảm 2 khổ thơ đầu

Bài thơ là những bức tranh lộng lẫy lung linh sắc màu , vang động âm thanh, vừa thực vừa lãng mạn về TN và lao động . Trước hết là cảnh đoàn thuyền ra khơi trong thời điểm hoàng hôn buông xuống và tâm trạng con người.

H: Hình dung của em về cảnh hoàng hôn xuống biển dựa theo liên tưởng và tưởng tượng của nhà thơ?

H: Hai câu thơ đầu tgiả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy?

H: Đặt trong cảnh TN trên, con người ra khơi trong cảm hứng nào?

H: Từ "lại" trong câu "Đoàn thuyền lại ra khơi" có hàm ý gì? Em hiểu câu hát "căng buồm" ntn? gợi mơ ước gì của người đánh cá?

H: Nhận xét về khí thế của đoàn thuyền ra khơi?

H:Trong đoạn đầu có sự đối lập giữa hoạt động của thiên nhiên với hoạt động của con người . Diễn giải sự đối lập này? ý nghĩa của sự đối lập?

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1.Đọc:

2.Chú thích

a)Tác giả: Tên đầy đủ là C Huy Cõn (1919-2005) quê Hà Tĩnh

- Ông là nhà thơ nổi tiếng của phong trào Thơ mới với tập "Lửa thiêng" 1940

- Thơ ca sau cách mạng tràn ngập niềm vui tươi, tình yêu cuộc sống là 1 trong những nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca hiện đại VN

- Năm 1996 ông được trao tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm chính: Lửa thiêng (1940);

Trời mỗi ngày lại sáng(1958)

b) Tác phẩm:

- Bài thơ được sáng tác năm 1958 và in trong tập "Trời mỗi ngày lại sáng" nhân chuyến ông đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ QNinh

c) Từ khó( SGK)

II.Đọc hiểu văn bản

1.Thể loại - Phương thức biểu đạt

- Thơ tự do

- PTBĐ: Biểu cảm+kết hợp miêu tả

2. Bố cục:

+)Gồm 3 đoạn:

- Hai khổ đầu : Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng náo nức của con người

- Bốn khổ tiếp: Cảnh hoạt động của đoàn thuyền trên biển ban đêm

- Khổ cuối: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về.

3. Phân tích

a)Cảnh đoàn thuyền ra khơi và tâm trạng con người

*Cảnh thiờn nhiờn:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then ,đêm sập cửa

- NThuật :

+ So sánh: mặt trời như quả cầu lửa khổng lồ đang từ từ lặn xuống biển-> hoàng hôn đẹp rực rỡ, trỏng lệ.

+ Nhân hoá: vũ trụ như ngôi nhà rộng lớn mà màn đêm là tấm cửa, lượn sóng như những then cài cửa. Vũ trụ th/nhiên là ngôi nhà vĩ đại mà mẹ tạo hoá đã ban tặng cho con ng.

=> Biển cả hùng vĩ, mênh mông, tráng lệ như thần thoại . Sự sống của biển cả đang dần khép lại đi vào trạng thái nghỉ ngơi trong khi hoạt động của con người mới bắt đầu.

* HĐ của con người:

"Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi"

- Từ "lại" diễn tả hoạt động thường xuyên lặp đi lặp lại.

- Câu hát căng buồm -> niềm vui, lạc quan tin tưởng của người lao động.

- Bài ca gọi cá:

+) Nghệ thuật: liệt kê, so sánh, nhân hóa.

Nhấn mạnh sự phóng phú, rực rỡ đẹp đẽcủa các loài cá, sự giàu có của biển, đồng thời thể hiện niềm mong ước đánh bắt được nhiều hải sản xây dựng cuộc sống mới,làm giàu quê hương đất nước.

=> Đoàn thuyền ra khơi đầy khí thế, hào hùng, phấn khởi, lạc quancủa những ng l/đđc làm chủ làm chủ cuộc đời đi chinh phục thiờn nhiờn.

4. Củng cố , luyện tập:

1.Hai khổ thơ đầu của bài thơ diễn tả điều gì?

2.Biện pháp tu từ nào được dùng trong hai câu thơ sau :

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa"

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học thuộc lòng bài thơ.Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại.

****************************************

Ngày soạn

Ngày giảng:

TIẾT 52. ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (TIẾP)

(Huy Cận)

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Những xúc cảm của nhà thơ trước biểncả rộng lớn và c/s của ngư dân trên biển .Nghệ thuật ẩn dụ, phóng đại, cách tạo dựng những h/a tráng lệ, lãng mạn.

2.Kỹ năng :

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong thơ.

- Cảm nhận đc cảm hứng về thiên nhiênvà c/s lao động của t/g đc đề cập trong t/p.

3.Thái độ:

-G d ý thức ham học biết yêu thiên nhiên, yêu lao động và tự hào về đất nước, con người lao động.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo, tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Học sinh :

+)Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu, làm bài tập sách GK)

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

*Kiểm diện : Sĩ số

9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh

H: Đọc thuộc lòng bài thơ, phân tích khổ thơ đầu.

3.Bài mới :

- Đoàn thuyềnra khơi xa với không khí lao động khẩn trương tràn đầy niềm vui và đầy ắp thành quả lao động, đc m/t bằng những h/a thơ giàu chất lãng mạn và trí tưởng tg tg bay bổng của nhà thơ .

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS đọc hiểu văn bản (tiếp)

- Hs đọc diễn cảm khổ thơ tiếp theo

H: Tìm những chi tiết, h/ả m/t cảnh đoàn thuyền trên biển?

H:Tác giả sử dụng các biện pháp nt nào để miêu tả cảnh đánh cá trên biển đêm?

H: Cảnh đoàn thuyền trên biển hiện lên ntn qua các h/ả ấy?

H: Vẻ đẹp của t/n và ng lao động hiện lên ntn?

H: Em nhận xét như thế nào về lời ca gọi cá trong nhịp trăng gõ thuyền?

H: Nhà thơ đã ca ngợi vàthể hiện lòng biết ơn biển ntn ?

H: Sự giàu có đẹp đẽ của cá trên biển được tả trong khổ thơ nào?

H:Trong đoạn thơ tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì? Qua những hình ảnh đẹp đẽ đó giúp em hình dung ra vùng biển Hạ Long như thế nào?

H:Công việc lao trên biển chuẩn bị kết thúc được khắc họa như thế nào?

H : Cảnh đoàn thuyền trở về đc m/t ntn?

( t/g, k/g, cảnh vật)

Hãy so sánh khổ thơ cuối và khổ thơ đầu? Qua đó nhà thơ thể hiện ý nghĩa gì?

H: Nhận xét gì về các câu thơ "câu hát căng buồm"? Về hình ảnh "đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"? Hình ảnh" mắt cá huy hoàng" ?

H: Nêu cảm nhận của em về cảnh đoàn thuyền trở về?

HĐ2.HDHS tổng kết:

H: Cảm nhận của em về nội dung và nghệ thuật?

II. Đọc hiểu văn bản tiếp:

b) Cảnh đánh cá trên biển đêm:

* Hình ảnh con thuyền trên biển :

“ Thuyền ta lái.....trăng

………………vây giăng”

- NThuật:

+ Nói quá, nhân hoá, bút pháp lãng mạn làm cho con thuyền nhá bÐ trở nên kì vĩ, khổng lồ, hoà nhập vào thiên nhiên, vũ trụ.

+ Sử dụng các động từ như “lướt, đậu, dò,giàn đan..” gợi không khí lao động khẩn trương, đoàn kết. Con thuyền ra khơi có gió làm lái, trăng làm buồm,dàn đan thế trận, bao vây, buông lưới...

- Cảm hứng lao động và cảm hứng thiên nhiên vũ trụ hoà hợp , công việc của người lao động đánh cá như gắn liền hài hòa với nhịp sống trời đất.

- " Ta hát bài ca... trăng cao"-> bóng trăng in xuống mặt nước hòa vào sóng vỗ mạn thuyền cùng câu hát ngân vang của người đánh cá tạo thành bài ca lao động hân hoan tràn ngập niềm vui, niềm tin.

-" Biển cho ta cá... buổi nào"

- Nghệ thuật sao sánh, nhân hóa-> Lời ca ngợi và biết ơn biển cả như lòng mẹ hiền hòa bao dung nuôi lớn bao thế hệ người dân trài.

* Hình ảnh các loài cá:

"Cá nhụ, cá chim cùng cá đé,

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng,

Cái đuôi em quẫy trăng vàng chóe,

Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long"

- Nghệ thuật: liệt kê, nhân hoá, bút pháp lãng mạn ->Ca ngợi biển cả thanh bình, giàu có, với nhiều loài cá ngon nổi tiếng.

Biển đêm như sinh vật đại dương mà tiếng thở của nó là ánh sao lùa nước.

* Hoạt động chuẩn bị trở về:

"Sao mờ kéo lưới kịp trời sáng,

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.

Vẩy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

- Kéo xoăn tay: từ ngữ gợi hình tả thực động tác kéo lưới tạo vẻ đẹp mạnh mẽ, rắn rỏi, khỏe khoắn.

- Kịp: Hoạt động khẩn trương gấp rút.

-> Xếp lưới buồm lên...nắng hồng" sự nhịp nhàng giữa lao động của con người với sự vận hành của vũ trụ. Con người muốn chia sẻ niềm vui bởi thành quả lao động mà họ đạt được”chùm cá nặng” với ánh bình minh.

=> trong ánh nắng ban mai rực rỡ, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng xếp ăm ắp trên những con thuyền trở về.

c) Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về:

- Khổ thơ cuối hụ ứng với khổ thơ đầu tạo hai cảnh đối xứng.Bài thơ kết thỳc bằng hỡnh ảnh đoàn thuyền đỏnh cỏ trở về trong ỏnh bỡnh minh rực rỡ "Cőu hỏt trăng buồm cựng giú khơi

...mắt cỏ huy hoàng muụn dặm phơi"

- "Câu hát căng buồm" - lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1 -> niềm vui thắng lợi sau một chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang

- "Đoàn thuyền...mặt trời" -> hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian, với mặt trời, một ngày mới bắt đầu.

-> Hình ảnh " mắt cá huy hoàng" tưởng tượng sỏng tạo-> một tương lai huy hoàng đầy hứa hẹn đang chờ đợi những con người lao động

- Đoàn thuyền trở về trong khung cảnh một ngày mới bắt đầu, con ng­ời chạy đua với thời gian, tranh thủ thời gian để lao động và đã thu đ­ược thành quả to lớn.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Phương thức biểu đạt:b/c, m/t kết hợp với bút pháp lãng mạn.ss, ẩn dụ, nhân hoá, óc tưởng tượng bay bổng phong phú.

2.ND:Qua bức tranh thơ tác giả cho ta thấy thiên nhiên thống nhất, hài hoà với con người . Con ngư­ời lao động làm chủ thiên nhiên, làm chủ c/s .

* Ghi nhớ: SGKT 112

4. Củng cố - luyện tập:

- Hệ thống bài: Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá trên biển? Trở về? Các loài cá ,Đọc diễn cảm bài thơ.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc lòng bài thơ

- Chuẩn bị:tổng kết từ vựng : Xem lại các khái niêm, làm bài tập.

************************************