Giáo án Ngữ văn 9 Bài Biên bản mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 145. BIÊN BẢN

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

-Giúp HS phân tích được yêu cầu của biên bản và l/kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế c/sống.

2. Kĩ năng:

-Viết được 1 b/bản sự vụ hoặc hội nghị.

3. Thái độ:

- Có ý thức tìm hiểu rèn luyện các kĩ năng viết văn bản, học tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh :

1.Giáo viên : SGK,Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số :

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H: Nêu các bướclàm bài,cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

3.Bài mới:GV giới thiệu bài.

- Kể tên những VB hành chính đã được học ở các lớp dưới?

-Chúng ta đã được tìm hiểu về văn bản hành chính thông qua một số các loại văn bản đã học. Hôm nay ta sẽ cùng nhau tìm hiểu thêm 1 loại Vb hành chính nữa, đó là biên bản. Vậy b/bản có đặc điểm gì? thường dùng trong trường hợp nào…chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay để t/lời cho câu hỏi trên.

HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS tìm hiểu đặc điểm của biên bản:

- HS đọc các biên bản SGK.

H: Viết biên bản để làm gì?

H: Biên bản cần phải đạt những yêu cầu ǵ về ND và hình thức?

H: Ngoài 2 loại b/bản trên, em hãy kể thêm 1 số loại b/bản khác?

HĐ2.HDHS tìm hiểu cách viết biên bản:

H: Biên bản gồm mấy phần?

H: Phần mở đầu của b/bản gồm những mục gì? Tên b/bản được viết ntn?

H: Phần ND b/bản gồm những mục gì?

H: Phần kết thúc b/bản có những mục nào?

H: Nhận xét lời văn , cách trình bày?

H: Rút ra ND bài học?

HĐ2.HDHS luyện tập:

H: Chọn các t/huống cần viết b/bản?

-Đọc bài tập sgk.

- Phân lớp làm 3 nhóm.

3 nhóm lên báo cáo kết quả.

- Nhận xét, bổ sung.

- Ghi lại phần mở đầu của b/bản đó?

I. Đặc điểm của biên bản:

1. Bài tập:

* Nhận xét

-Mục đích :Ghi lại nội dung chính của cuộc họp (hội nghị)

- Trả lại giấy tờ tang vật… (sự vụ)

- Nội dung:

- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.

- Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan.

- Hình thức:

Thủ tục chặt chẽ, bố cục khuân mẫu,

lời văn cần ngắn gọn, chặt chẽ chính xác.

VD: Biên bản bàn giao công tác.

-Biên bản thanh lí hợp đồng.

II. Cách viết biên bản:

Biên bản gồm 3 phần:

- Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian, địa điểm, t/phần t/gia. (tên b/bản viết chữ in hoa)

- PhầnND: Ghi diễn biến và kết quả sự việc.

- Kết thúc: thời gian k/thúc, chữ kí và họ tên của các thành viên có trách nhiệm chính, những hiện vật và văn bản kèm theo (nếu có)

-> Lời văn cần ngắn gọn, chính xác, ghi chép trung thực, đầy đủ, số liệu chính xác.

* Ghi nhớ:SGK- HS đọc.

III.Luyện tập:

1. Bài tập 1:

- Chọn a, c, d.

2. Bài tập 2:

4. Củng cố, luyện tập:

- Thế nào là biên bản?Nhắc lại ND từng phần trong biên bản?

- Viết hoàn chỉnh bài tập trên.

5.Hướng dẫn về nhà:

- Học thuộc bài,tập viết biên bản sự vụ? hội nghị.

- Soạn bài: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang(đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu)

********************************************