Giáo án Ngữ văn 9 Bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 124. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ

I.Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

-Giúp HShiểu rõ thế nào là NL về một đoạn thơ, bài thơ.

-Nắm vững các yêu cầu nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

2. Kĩ năng:

-Rèn kĩ năngnghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức rèn kĩ năng làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh :

1.Giáo viên : SGK,Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số :

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.

H:Nêu các bước làm bài nghị luận, cách viết từng phần trong bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích?

3.Bài mới:GV giới thiệu bài.

- NL về 1 đoạn thơ, bài thơ là 1 kiến thức thuộc NL VHọc. Vậy để làm được kiểu bài ấy, thì người viết phải đạt những yêu cầu gì ? Yêu cầu ấy được t/hiện trong bài làm ntn ? Chúng ta cùng học bài hôm nay để trả lời cho câu hỏi đó.

HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

- HS đọc và xác định yêu cầu bài tập.

H: V/đề NL của văn bản là gì ?

H: Những l/điểm về h/ảnh m/xuân trong bài thơ được bài viết nêu ntn ?

H: Bài viết đã sử dụng những l/cứ nào để làm s/tỏ các l/điểm đó?

H: Hãy chỉ rõ các phần MB, TB, KB của bài viết ?

H: N/xét về bố cục của VB ?

H: Cách diễn đạt của bài văn ntn?

H: T/nào là NL về 1 đ/thơ, b/thơ ?

H: Để có những nhận xét, đánh giá người viết phải dựa vào đâu?

- Gọi hs đọc ghi nhớ SGK

HĐ2. HDHS tìm hiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- HS đọc bài tập SGK.

- HS thảo luận

- Trình bày bổ sung.

I. Tìm hiểu bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ:

1. Bài tập:

* Nhận xét:

-Vấn đề nghị luận của văn bản:H/ảnh mùa xuân và t/cảm t/tha của Thanh Hải trong bài: Mùa xuân nho nhỏ.

- Các luận điểm:

+ H/ảnh mùa xuân trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, trong đó h/ảnh nào cũng thật gợi cảm, đáng yêu.

+ H/ảnh mùa xuân rạo rực của t/nhiên, đ/nước trong cảm xúc thiết tha, trìu mến của nhà thơ.

+ H/ảnh mùa xuân nho nhỏ t/hiện khát vọng ḥòa nhập, dâng hiến được nối kết tự nhiên với hình ảnh mùa xuân t/nhiên, đất nước ở trước.

- Người viết chọn giảng, bình các câu thơ, hình ảnh đặc sắc, p/tích giọng điệu trữ tình, kết cấu của bài thơ.

- Kết cấu:

+ MB: Từ đầu->… “đáng trân trọng”

+ TB: tiếp->… “các hình ảnh ấy của mùa xuân”

+ KB: còn lại.

- Giữa các phần của VB có sự l/kết tự nhiên về ý và về d/đạt.

- Cách diễn đạt:

+ Người viết đã trình bày những cảm nghĩ, đánh giá của mình bằmg t/độ tin yêu, bằng tình cảm t/tha, trìu mến.

+ Lời văn toát lên những rung động trước những đ/sắc của hình ảnh, giọng điệu thơ, sự đồng cảm với nhà thơ T.Hải.

2. Kết luận:

- Nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình

về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.

- Nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ và bài thơ đc thể hiện qua ngôn từ và hình ảnh, giọng điệu …Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố ấy để có những nhận xét , đánh giá cụ thể , xác đáng.

- Bài nghị luận về một đoạn thơ và bài thơcần có bố cụcmạch lạc và rõ ràng, có lời văn gợi cảm , thể hiện rung cảm chân thành của người viết .

*Ghinhớ: SGK.

II. Luyện tập:

- VD: các luận điểm về kết cấu, về giọng điệu trữ tình hay ước mong được hòa nhập của nhà thơ.

4. Củng cố, luyện tập:

- Yêu cầu của kiểu bài NL về 1 TP thơ.

H:Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ , bài thơ?

H: Yêu cầu về nội dung và hình thức của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ ?

5. Hướng dẫn về nhà:

- VN: triển khai các luận điểm đã tìm thêm thành những đoạn văn.

- Học kĩ về kiểu bài NL về TP thơ.

- Xem trước bài: Cách làm bài NL về một đ/thơ, bài thơ.

******************************************