Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 70.TỰ HỌC CÓ HƯỚNG DẪN:
NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu bài học :
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1.Kiến thức :
- Hs hiểu ng kể chuyện là hình tượng ước lệ về ng trần thuật trong t/p truyện.Thấy đc t/d củaviệc lựa chon ng kể chuyệntrong một số t/p đã học.Thấy đc vai trò của g kể chuyện trong t/p tự sự.
- Những hình thức kể chuyện trong t/p tự sự.
- Đặc điểm của mỗi hình thức ng kể chuyện trong một số t/p tự sự.
2.Kỹ năng :
- Nhận diện ng kể chuyện trong t/p văn học.Vận dụng hiểu biết về ng kể chuyện đẻ đọc hiểu văn bản tự sự hiệu quả.
3.Thái độ:
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1.Giáo viên:
+) Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu.
soạn bài.
2.Học sinh :
+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK)
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
*Kiểm diện : Sĩ số
9A :
9C :
2.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
H: Đối thoại ,độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự ?
3.Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHS vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự: *Đoạn trích SGK/192 1 HS đọc H: Cho biết đoạn trích trên kể về ai, về sự việc gì? H: Ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? H: Những dấu hiệu nào cho biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện? H: Những câu “giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ”, “những người con gái sắp xa ta, …nhìn ta như vậy”…là nhận xét của người nào , về ai ? H: Nếu câu nói này là câu nói trực tiếp của anh thanh niên thìý nghĩa , tính khái quát của câu nói có sự thay đổi không?. H:Vì sao có thể nói : Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc , mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật?. H: Qua ngữ liệu trên , hãy cho biết trong văn bản tự sự ta có thể kể theo những ngôi nào , tác dụngcủa từng ngôi? H: Người kể chuyện trong văn bản tự sự có vai trò gì ? HĐ2.HDHS luyện tập: - 1HS đọc yêu cầu BT - Hướng dẫn HS làm bài tập - HS trình bày miệng trước lớp . -HS khác nhận xét , bổ sung . - GV đánh giá -HS đọc yêu cầu bài tập . -GV hướng dẫn HS làm bài tập |
I.Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự: 1.Bài tập a. Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người hoạ sĩ già , cô kĩ sư và anh thanh niên - Người kể là vô nhân xưng , không xuất hiện trong câu chuyện. - Các nhân vật đều trở thành đối tượng miêu tả một cách khách quan . Mặt khác, ngôi kể và lời văn không có sự thay đổi (không xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật đó ) - Lời nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta . - Câu “những người con gái…như vậy”, người kể chuyện như nhập vai vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ và tình cảm của anh ta , nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể chuyện . Câu nói đó vang lên không chỉ nói hộ anh thanh niên mà là tiếng lòng của rất nhiều người trong tình huống đó . -Tính khái quát sẽ bị hạn chế rất nhiều - Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện , đối tượng được miêu tả , ngôi kể, điểm nhìn và lời văn , ta có thể nhận xét như trên. 2.Kết luận: -Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự -Trong văn bản tự sự ,ngoài hình thức kể chuyện theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”) còn có hình thức kể chuyện theo ngôi thứ ba .Đó là người kể chuyện giấu mình nhưng có mặt khắp nơi trong văn bản. Người kể này dường như biết hết mọi việc, mọi hành động , tâm tư , tình cảm của các nhân vật. - Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc vào câu chuyện: giới thiệu nhân vật và tình huống , tả người và tả cảnh vật ,đưa ra các nhận xét đánh giá về những điều được kể II.Luyện tập: 1.Bài tập 1 ( SGK/193) - Cách kể ở đoạn trích này là nhân vật “ tôi”(ngôi thứ nhất)-chú bé – trong cuộc gặp gỡ cảm độngvới mẹ mình sau những ngày xa cách . -Ưu điểm và hạn chế của ngôi kể này: + Giúp cho người kể dễ đi sâu vào tâm tư , tình cảm miêu tả được những diễn biến tâm lý tinh vi , phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật “tôi”. +Hạn chế: trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan sinh động , khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều ,do đó đễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật . 2.Bài tập 2 (b) :(SGK/194) Chọn một trong ba nhân vật là người kể chuyện , sau đó chuyển đoạn văn trích ở mục I thành một đoạn văn khác , sao cho nhân vật , sự kiện , lời văn và cách kể phù hợp với ngôi thứ nhất . |
4. Củng cố, luyện tập :
- GV hệ thống bài : Ngôi kể , người kể chuyện trong văn bản tự sự
-Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự ? Tác dụng và hạn chế của từng ngôi kể?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài
- Hoàn thành các bài tập .
-Chuẩn bị: “Chiếc lược ngà” đọc văn bản SGK, kể tóm tắt, trả lời hệ thống câu hỏiđọc hiểu.
**********************************************