Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 60. LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ
CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN
I. Mục tiêu bài học :
- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:
1. Kiến thức :
- Hs thấy rõ v/trò kết hợp của các y/t nghị luận trong đoạn văn tự sự và vận dụng viết đoạn văn tự sựcó sử dụng y/t nghị luận .
2. Kỹ năng :
- Viết đoạn văn tự sự có sử dụng y/t nghị luận với độ dài trên 90 chữ .
- Phân tích t/d của y/t lập luận trong đoạn văn tự sự.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học, có ý thức đưa yếu tố nghị luận vào đoạn văn tự sự
II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:
1.Giáo viên:
+) Soạn bài, đọc tài liệu chuẩn KTKN, tài liệu tham khảo, nghiên cứu.
soạn bài.
2.Học sinh :
+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài (trả lời câu hỏi bài tập SGK)
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức:
*Kiểm diện : Sĩ số
9A :
9C :
2.Kiểm tra bài cũ :
- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh
H: Cách đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự sự? Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
3.Bài mới :
-Giờ học này các em được thực hành, tập viết đoạn văn tự sự có có sử dụng yếu tố nghị luận. Đã là đoạn văn tự sự phải có nhân vật, sự việc làm nòng cốt, từ đómới kết hợp, lồng ghép các yếu tố khác như miêu tả, biểu cảm, thuyết minh.Trong bài này là kết hợp với các yếu tố nghị luận, nghị luận thường diễn ra dưới các dạng các cuộc đối thoại (độc thoại) nhằm thuyết phục một ai đó về một vấn đề, 1 nhận xét, 1 quan điểm, tư tưởng , Chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀHS |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS thực hành tỡm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: 1HS đọc đoạn văn(SGK 160) H: Trong cõu chuyện trờn yếu tố nghị luận thể hiện ở những câu văn nào? H:Chỉ ra vai trò của các yếu tố nghị luận trong việc làm nổi bật ND của đoạn văn? H:Bài học rút ra từ đoận văn trên là gì? H: Nếu lược bỏ các yếu tố nghị luận đó đi có được không, vì sao? 1 HS đọc yêu cầu bài tập. H:Em cần trình bày những gì trong đoạn văn? - Dựa vào gợi ý viết thành đoạn văn. - Trình bày miệng trước lớp - HS khác nhận xét , bổ sung. -GVđánh giá. 1 HS đọc yêu cầu bài tập. - Đọc tham khảo văn bản “Bà nội”. H: Tìm yếu tố nghị luận trong văn bản? H: Yếu tố nghị luận trong văn bản có vai trò gì ? - GV gợi ý học sinh làm bài tập. Viết vào vở. - Trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét , bổ sung. - Viết đoạn văn: Gợi ý: + Người em kể là ai? + Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ ? Điều đó diễn ra trong hoàn cảnh nào? + Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động như thế nào? + Suy nghĩ , bài học rút ra từ câu chuyện trên. |
I.Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. 1.Bài tập 1(160) Cõu chuyện:“Lỗi lầm và sự biết ơn” - Yếu tố nghị luận :thể hiện ở các câu văn sau: + “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian…, trong lòng người”. + “Vậy mỗi chúng ta… ghi những ân nghĩa lên đá”. - Vai trò của các yếu tố nghị luận trên: + Làm cho câu chuyện sâu sắc, giàu tính triết lý, cú tính giáo dục cao. + Giỳp người nghe(người đọc) cú cách ứng xử có văn hoá trong cuộc sống vốn rất phức tạp. => Bài học rút ra từ câu chuyện là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình => Không được vì giảm đi tính tư tưởng của đoạn văn và do đó ấn tượng II.Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 1.Bài tập 1 (SGK 161) * Gợi ý: Những nội dung cần trình bày trong đoạn văn: - Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? + Thời gian : tiết 5 ngày thứ 7 + Địa điểm :tại phòng học của lớp + Người điều khiển: lớp trưởng + Không khí của buổi sinh hoạt : nghiêm túc. - Nội dung của buổi sinh hoạt: tổng kết việc thực hiện các nội dung,kế hoạch trong tuần. + Phát biểu về vấn đề: Nam là người bạn tốt(lý do:lớp tuyên dương những bạn đã biết giúp đỡ các bạn khác… nhưng không có bạn Nam ) -Thuyết phục cả lớp với lý lẽ như thế nào?(đưa ra ví dụ, lời phân tích…) 2.Bài tập 2(SGK/ 161) *Đọc tham khảo VB “ Bà nội” của Duy Khán. -Yếu tố nghị luận: + “Người ta bảo … hư làm sao được”. + “Bà nói những câu … nó gãy” =>Vai trò của yờỳ tố nghị luõn: thể hiện rõ tình cảm của người cháu với phẩm chất, đức hy sinh của người bà. Đồng thời thể hiện suy ngẫm của tác giả về nguyên tắc giáo dục. *Gợi ý: - Người em kể là bà nội của em. - Bà dạy bảonghiêm khắc khi em mắc lỗi. - Bà kể lại một câu chuyện hoặc dùng lí lẽ để khuyên răn em. - Điều khiến em cảm động bởi lời của bà nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những điều triết lí về đạo đức - bổn phận làm con và trách nhiệm của mỗi người đối với gia đình. |
4.Củng cố - luyện tập :
- GV hệ thống lại bài
- Vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự? Ta đưa yếu tố nghịluận vào văn bản tự sự như thế nào?
5. Hướng dẫnhs học ở nhà
- Hoàn thành các bài tập.
- Đọc, soạn văn bản “Ánh trăng”
+) Đọc bài thơ, chú ý giọng đọc cách đọc.
+) Trả lời các câu hỏi đọc hiểu văn bản.
************************************