Giáo án Ngữ văn 9 Bài Kiều ở lầu Ngưng Bích mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 36. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH

Trích: Truyện Kiều

(Nguyễn Du)

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Cảm nhận đc nỗi bễ bàng, cô đơn, buồn tủi của TK khi bị giam lỏng ở lầuNB và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và n/t tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND.

2.Kỹ năng :

- Bổ sung k/t đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy đc t/d của ngôn ngữ độc thoại, của n/t tả cảnh ngụ tình .

- Phân tích tâm trạng nv qua một đoạn trích trong t/p Truyện Kiều.

- Cảm nhận sự cảm thông sâu sắc của ND đối với nv trong truyện.

3.Thái độ:

- Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị chà đạp

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạnbài,tranh, đọc các tài liệu tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Học sinh :

+)Đọc trước bài, chuẩn bị bài, (trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện : Sĩ số

9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.;

H: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Cảnh ngày xuân , nêu giá trị nội dung và NT?

3.Bài mới :

- Gia đình gặp tai hoạ, Kiều phảibán mình cứu cha và em. Tưởng là bán mình làm vợ lẽ không ngờ bịMGS, Sở Khanh lừa gạt bán vào lầu xanh.Ở đó Tú Bà bắt nàng tiếp khách làng chơi Kiều nhất quyết không chịu nên đã bị TBà mắng nhiếc, đánh đập; đau đớn, phẫn uất, tủinhục nàng định rút dao tự vẫn nhưng vì có Đạm Tiên báo mộng ngăn cản nên đành thôi. Tú Bà sợ Kiều chết thì mất cả chì lẫn chài nên tìm cách xoa dịu, lập kế đưa Kiều ra ở tạm lầu Ngưng Bích để chờ dịp tìm người đứng đắn sẽ gả cho nhưng thực chất là bày mưu nham hiểm, giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn .. Đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là 1 bức tranh tâm tình đầy xúc động. Đoạn trích giúp ta cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ với người yêu và tấm lòng hiếu thảo của nàng đối với cha mẹ thật sâu sắc.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- GV hướng dẫn đọc- đọc mẫu

- Kiểm tra việc hiểu 1 số chú thích SGK

HĐ2. HDHS đọc - hiểu văn bản:

H: Xác định vị trí đoạn trích?

H: Xác định bố cục và nội dung từng phần trong đoạn trích?

- Đọc 4 câu đầu

H: Cho biết: Khoá xuâncó nghĩa là gì?( thực chất giam lỏng Kiều ở lầu NB )

H: Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích được tgiả miêu tả qua cái nhìn của ai và được miêu tả ntn?

H:Đọc những câu thơ trên cho em cảm nhận như thế nào về không gian ấy?

H: NT tgiả sử dụng trong 4 câu đầu là gì?

- HSđọc 2 câu thơ tiếp theo

H:Thời gian qua cảm nhận của Kiều được tgiả miêu tả ntn?

H: Qua khung cảnh thiên nhiên ấy có thể thấy TK đang ở trong hoàn cảnh nào?

H: "Bẽ bàng" thuộc từ loại nào? tác dụng của nó là gì?(từ láy-> td là diễn tả tâm trạng)

H: Vậy tâm trạng của TK qua khung cảnh thiên nhiên ấy là gì?

- GV bình: Tg và kg nghệ thuật trong bức tranh này hoàn toàn là tg và kg tâm trạng nên nó chấp nhận sự xáo trộn thời điểm, quy luật xa gần.

H:Vậy NT nổi bật trong 6 câu thơ đầu này là gì?( NT tả cảnh ngụ tình)

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

( Nguyễn Du)

=>Càng gợi cho nàng nhớ đến cha mẹ và người yêu trong sự thất vọng đến sợ hãi.

I.Đọc và tìm hiểu chú thích

1.Đọc:

2.Tìm hiểu chú thích (SGK/ 94,95)

II. Đọc hiểu văn bản:

1.Vị trí đoạn trích:

- Đoạn trích nằm ở phần thứ 2( gia biến và lưu lạc),sau đoạn Mã Giám Sinh lừa TK.Kiều bị nhốt ở lầu xanh nàng định tự vẫn Tú Bà giả vờ hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiều giam lỏng ở lầu Ngưng Bích

2.Bố cục:

- Đoạn trích gồm 3 đoạn

+)6 câu đầu:hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của nàng Kiều ở lầu NBích

+) 8 câu tiếp: nỗi thương nhớ cha mẹ và người yêu

+)8 câu cuối: tâm trạng buồn đau lo âu tuyệt vọng của Kiều.

3.Phân tích:

*4câu đầu:

Trước lầu NB khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hông dăm kia

- Không gian:được mtả qua cái nhìn của Tkiều.

+ Đặc điểm: bát ngát, núi xa, cát vàng, trăng lạnh, cồn cát nối tiếp nhau, mù mịt trong bụi hồng.

-> không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp không có bóngngười , cảnh vật trơ trọi-> lầu Ngưng Bích chơ vơ,giam hãm một thân phận đơn độc, nhỏ bé.

+ Nghệ thuật: phép đối(cồn nọ- dặm kia)-> mở kg ra nhiều phía ( chiều cao, rộng,và chiều xa)

*2 câu sau:

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”

- Thời gian: dằng dặc từ sáng tới khuya,

nàng chỉ biết làm bạn với mây buổi sớm, đèn buổi khuya,hết sáng lại tối - > gợi tg tuần hoàn khép kín trôi đi đơn điệu.

-> Kiều cô đơn tuyệt đối từ sớm tới khuya trong không gian lạnh lẽo hoang vắng .

=>Thuý Kiều trong tâm trạng bẽ bàng,cô đơn, buồn tủi, xấu hổ đối diện với mây sớm, đèn khuya nàng càng thêm thấm thía cái "bẽ bàng"của thân phận .Cảnh ấy, tình ấy làm lòng Kiều tan nát.

- NT: Tả cảnh ngụ tình.

4. Củng cố,luyện tập:

H: Đọc thuộc 6 câu thơ đầu? Nêu nội dung và giá trị nghệ thuật?

5 . Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Chuẩn bị tiết 2 Kiều ở lầu Ngưng Bích: đọc thuộc lòng đoạn trích

+) Phân tích nỗi nhớ của Thuý Kiều

+)Phân tíchtâm trạng của TK ở 8 câu thơ cuối?

+) Nêu những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong toàn đoạn trích

*************************************

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 37. KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH (TIẾP)

Trích: Truyện Kiều

(Nguyễn Du)

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Cảm nhận đc nỗi bẽ bàng, cô đơn, buồn tủi của TK khi bị giam lỏng ở lầuNB và tấm lòng thuỷ chung,hiếu thảo của nàng.

- Ngôn ngữ độc thoại và n/t tả cảnh ngụ tình đặc sắc của ND.

2.Kỹ năng :

- Bổ sung k/t đọc hiểu truyện thơ trung đại. Nhận ra và thấy đc t/d của ngôn ngữ độc thoại, của n/t tả cảnh ngụ tình .

- Phân tích tâm trạng nv qua một đoạn trích trong t/p Truyện Kiều.

- Cảm nhận sự cảm thông sâu sắc của ND đối với nv trong truyện.

3.Thái độ:

- Căm phẫn khinh bỉ bọn buôn thịt bán người, đau đớn xót xa trước cảnh con người bị chà đạp.

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạnbài,tranh, đọc các tài liệu tham khảo,tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Học sinh :

+)Đọc trước bài, chuẩn bị bài, (trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện : Sĩ số

9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.;

H:Đọc thuộc 6 câu thơ đầu và phân tích trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích ?

3.Bài mới :

- Trong tâm trạng cô đơn bẽ bàng tủi hổ cho thân phận Thuý Kiều đã nhớ đến ai và nỗi nhớ ấy được miêu tả như thế nào? Từ đó Thuý kiểu đã nghĩ và lo sợ như thế nào về tương lai mù mịt của nàng ? Chúng ta cùng tìm hiểu tiết học thứ hai của đoạn trích.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

II. HDHSđọc- hiểu văn bản(tiếp)

- Đọc 8 câu tiếp

H: Lời đoạn thơ của ai? NT độc thoại có ý nghĩa gì?

H:Trong tâm trạng cô đơn ấy, TK nhớ về ai? nỗi nhớ ấy đc m/t ntn?

(nàng nhớ Kim Trọng trước đó là nỗi thương nhớ tự nhiên của một người đang yêu bỗng thấy cô đơn - phù hợp tâm lý)

H: Em hiểu “tấm son.. phai” như thế nào?

H: Tâm trạng của Kiều ntn khi nàng nhớ tới Kim Trọng?

H:Nỗi nhớ cha mẹ có gì khác với cách thể hiện nỗi nhớ người yêu? (Thương-xót)

H:Những thành ngữ nào ? Điển cố nào được sử dụng trong câu thơ?

H: Trong cảnh ngộ của mình TK nhớ đến ai trước ai sau nhớ như vậy có hợp lí k?

- Gv giảng bình

H: Em có nx ntn về cách dùng từ ngữ của t/g khi diễn tả 2 nỗi nhớ khác nhau của TK?

H:Trong cảnh ngộ ở lầu NB, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên cảnh ngộ bản thân để nhớ thương, xót xa đến cha mẹ, người yêu -> Kiều là người ntn ?

- Đọc đoạn cuối.

H:Cảnh ở 8 câu thơ cuốilà cảnh thực hay cảnh ảo?

H: Mỗi cảnh vật đều có nét riêng nhưng lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó?

(Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này)

(Sắc cỏ “dầu dầu” ấy nàng đã 1 lần nhìn thấy ngày nào trên mộ Đạm Tiên: “Sè sè nấm đất bên đường

“Dầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”

(Nhìn xa -> gần vừa buồn trông vừa lắng nghe...)

H:Tiếng sóng vỗ khác sóng kêu ntn?

- Giảng bình:

(Những chặng đường đầy cạm bẫy, nhiều máu và nước mắt có “ma đưa lối, quỷ dẫn đường” với Kiều đang ở phía trước, đoạn thơ Kiều ở lầu NB như chứa đầy lệ: lệ của người con gái lưu lạc, đau khổ vì cô đơn lẻ loi, buồn thương chua xót vì mối tình đầu tan vỡ, xót xa nhớ thương cha mẹ, lo sợ cho thân phận số phận mình; lệ của nhà thơ, 1 trái tim nhân đạo bao la đồng cảm, xót thương cho người thiếu nữ tài sắc hiếu thảo mà bạc mệnh)

H:NX cách dùng điệp ngữ, từ láy, Câu hỏi tu từ trong đoạn cuối? Cách dùng nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật?

H: Em cảm nhận như thế nào về nghệ thuật đoạn trích?

Thái độ, tình cảm của Nguyễn Du với nhân vật như thế nào?

HĐ2. HDHS tổng kết:

H: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản?

- Đọc ghi nhớ

b.Nỗi lòng thương nhớ cha mẹ và người yêu:

b.1) Kiều nhớ Kim Trọng:

- Nhớ buổi thề nguyền đính ước:"tưởng người dưới nguyệt..."

“Tấm son... phai”

- Thuý K nhớ về Kim Trọng, nhớ chén rượu thề nguyền đôi lứa. Nàng Tưởng tượng Kim Trọng đang mong nhớ, ngóng trông tin tức của mình trong vô vọng: "tin sương...mai chờ"

“Tấm son.. phai”

- Tấm lòng son của Kiều bị vùi dập hoen ố biết bao giờ gột rửa được

- Ta cũng có thể hiểu câu thơ theo một nghĩa khác->Nàng k/đ t/c mà mình dành cho chàng K k bao giờ có thể phai nhạt->khẳng định lòng chung thuỷ son sắt.

=> Nhớ Kim Trọng với nỗi đau đớn xót xa mang mặc cảm tội lỗi của người phụ tình

“ Ôi kim lang hỡi Kim lang, Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây”

-> nỗi nhớ của trái tim yêu tha thiết chung thuỷ.

b.2) Nhớ cha mẹ:

- Thương và xót cha mẹ, nàng tưởng tượng cha mẹ ngày thêmgià yếu:

+ Sớm chiều tựa cửa trông con

+ Tuổi già sức yếu không người chăm sóc

- Thành ngữ, điển cố: “Quạt nồng ấp lạnh”, “Sân lai, gốc tử”

- Nthuật: tượng trưng - cái cây cha mẹ trồng tượng trưng cho h/ả của cha mẹ.

- TK đã đặt nỗi nhớ ng yêu lên trước nỗi nhớ cha mẹ(có vẻ như k hợp lí nhưng ND đã để như vậy bởi đó là 2 cung bậc t/c khác nhau và còn 1 lí do nữa khiến cho TK luôn chăn chở rằng nàng đã phụ bạc chàng Kim, phụ lại lời thề đôi lứa. Còn với cha mẹ ít nhất nàng cũng đã bán mình chuộc cha phần nào đền đáp đc chữ hiếu).

- Cách dùng từ ngữ đc lựa chọn độc đáo: “ tưởng ng”-“xót ng”để thể hiện 2 nỗi nhớ 2 cung bậc tình cảm khác nhau.

TL: Kiều là người tình thuỷ chung, sắc son;người con hiếu thảo hết lòng vì cha mẹ và gia đình.

c.Tâm trạng buồn đau lo âu, tuyệt vọng:

- Đây là bứctranh tả cảnh ngụ tình. Mỗi cảnh trong bức tranh đều có điểm chung: tả nỗi buồn của một tâm trạng cô đơn, buồn tủi.

- Tuy nhiên mỗi cặp câu -> một nỗi nhớ, nỗi buồn

+) “Thuyền... thấp thoáng... xa xa” -> thân phận bơ vơ nơi đất khách, nhớ đến quê hương, cha mẹ, người yêu gợi lên từ cảnh chiều tà bên bờ biển.

+) “Cánh hoa trôi... biết là về đâu” -> số phận chìm nổi long đong vô định, không biết đi dâu về đâu.

+) “Ngọn cỏ dầu dầu”“Chân mây mặt đất “xanh xanh”-> héo úa, mịt mờ.

-> Nỗi đau tê tái trong lòng.

+) Tiếng gió, tiếng sóng kêu quanh “ghế ngồi” -> âm thanh dữ dội -> biểu tượng tai hoạ khủng khiếp sắp giáng xuống -> nỗi lo sợ hãi hùng.

+)Nghệ thuật:

-Từ láy

+ Cảnh xa - gần; màu sắc: đậm – nhạt; âm thanh: tĩnh - động; tình: từ buồn man mác->lo sợ hãi hùng.

=>Nỗi lo âu kinh sợ Kiều ngày càng tăng

- Điệp ngữ“Buồn trông” -> điệp khúc của tâm trạng diễn tả nỗi buồn triền miên dai dẳng dồn dập kéo đến.

- Câu hỏi tu từ không trả lời -> sự bế tắc, tuyệt vọng.

TL: Tâm trạng cô đơn,thân phận vô định,nỗi buồn tha hương,nỗi nhớ ng yêu và cha mẹ cùng sự bàng hoàng lo sợ. hãi hùng, bế tắc, tuyệt vọng, và cũng báo trước 1 duyên phận sẽ bị xô đẩy vùi dập k biết rồi sẽ đi đâu về đâu.

III.Tổng kết

- Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm nhân vật: Diễn biến tâm trạng qua (ngôn ngữ độc thoại, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình)

- Nội dung: Thương cảm cảnh ngộ Thuý Kiều; ngợi ca vẻ đẹp thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều.

* Ghi nhớ: SGK – 96

4. Củng cố,luyện tập:

H: Đọc thuộc bài thơ? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật đoạn trích?

5. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học thuộc lòng, Phân tích từng đoạn trong bố cục.

- Chuẩn bị: Lục Vân Tiên: Đọc tác giả- tác phẩm trong chú thích (*)

- Đọc tóm tắt tác phẩm,đoạn trích, tìm bố cục- Trả lời câu hỏi đọc hiểu SGK.

*************************************