Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 165. TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức: Giúp hs:
- Hệ thống hóa kiến thức Tập làm văn từ lớp 6 đến lớp 9
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ nănglàm văn tíc hợp kiến thức trong học văn, làm văn.
3.Thái độ:
-Ý thức học và làm bài nghiêm túc.
II. Chuẩn bị tài liệu- tb dạy- học :
1. GV:soạn bài - đáp án, đọc kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo,SGK.
2. Học sinh :
- Chuẩn bịôn theo nội dung SGK.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số :
9A:
9D:
2. Kiểm tra đầu giờ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
3.Bài mới:
Sự cần thiết phải hiểu rõ các kiểu VB, các phương thức biểu đạt và sự kết hợp các phơng thức đó trong 1 văn bản ntn? Đó là những yêu cầu chính của tiết tổng kết TLV. Giờ học này cô cùng các em tổng kết lại.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS tìm củng cố vềcác kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS *Đọc bảng tổng kết và trả lời các câu hỏi. H: Sự khác nhau của các kiểu VB trên ? H: Hãy nêu rõ phơng thức biểu đạt của mỗi kiểu văn bản trên ? - Ví dụ: +Mục đích của VB TS là gì? +Mục đích của VB nghị luận là gì? +Mục đích của VB miêu tả là gì? H: Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? vì sao? H: Các phương thức biểu đạt có thể phối hợp thực hiện trong một văn bản đợc không?Vì sao? Ví dụ minh hoạ? (Ví dụ: Truyện ngắn Bến Quê - Nguyễn Minh Châu) VD về truyện ngắn “Bến Quê” ® việc kết hợp miêu tả, biểu cảm qua các đoạn văn, câu văn. H: Kiểu VB và thể loại tác phẩm VH có gì giống và khác nhau? (Gợi ý: Có mấy kiểu VB?) (Có mấy thể loại văn học?) H: Cho VD cụ thể ? H: Kiểu VBTS và thể loại VH tự sự khác nhau ntn? (Gợi ý: VBTS đợc thể hiện trong VH, trong loại hình nào khác nữa?) (Thể loại VH tự sự chỉ thể hiện trong tac phẩm VH nào?) H: Tình giống và khác nhau ntn? H: Nêu đặc điểm của thể loại VH trữ tình? H: Cho VD minh hoạ? (Gợi ý văn xuôi biểu cảm (tuỳ bút) có là VH trữ tình không?) H:Sự kết hợp đó cần ở mức độ nào? H: Tại sao lại nh vậy? H: Cho ví dụ minh hoạ? |
I.Các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS 1)Sự khác nhau của các kiểu văn bản: - Khác nhau về phương thức biểu đạt bao gồm: Mục đích, các yếu tố, các phương pháp, cách thức, ngôn từ. -Ví dụ: Kiểu văn bản tự sự Là trình bày diễn biến sự việc (sự kiện) biểu lộ ý nghĩa. Khác với kiểu văn bản miêu tả là tái hiện lại sự vật, sự việc, hiện tợng làm rõ tính chất, thuộc tính... 2)Các kiểu văn bản có thể thay thế cho nhau được hay không? vì sao? -Các kiểu văn bản không thể thay thế cho nhau được , vì mỗi kiểu văn bản sử dụng một phương thức biểu đạt chính với mục đích khác nhau. 3)Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp được với nhau trong một văn bản cụ thể hay không?vì sao? Nêu một ví dụ minh hoạ. - Các phương thức biểu đạt có thể kết hợp với nhau trong một văn bản vì không có một văn bản nào sử dụng đơn độc một phương thức biểu đạt; có kết hợp mới tăng được hiệu quả diễn đạt. Ví dụ: Truyện ngắn “Bến Quê” (Nguyễn Minh Châu) - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự, kiểu văn bản tự sự nhng tác giả đã kết hợp nhiều phơng thức biểu đạt khác nh: Miêu tả, biểu cảm để làm rõ tình cảm , cảm xúc của nhân vật Nhĩ trong truyện. 4)Kiểu văn bản và hình thức thể hiện, thể loại tác phẩm VH có gì giống nhau và khác nhau. -Kiểu văn bản: Có 6 kiểu văn bản ứng với 6 phơng thức biểu đạt . -Thể loại VH: Truyện (Tự sự); Thơ (Trữ tình); Kí, Kịch... + Giống nhau: Trong kiểu văn bản đã thể hiện đợc thể loại. + Khác nhau: Thể loại VH là xét đến những dạng thể cụ thể của một tác phẩm VH, với phạm vi hẹp hơn. 5)Sự khác nhau: -Văn bản tự sự: Được thể hiện trong VH là truyện; Đợc thể hiện trong bản tin (Tường thuật)... -Thể loại văn học tự sự chỉ có thể là truyện (Truyện ngắn, truyện dài) 6)Giống nhau và khác nhau +Giống nhau: Đều đợc thể hiện rõ yếu tố biểu cảm. + Khác nhau: Kiểu văn bản biểu cảm nói rõ về phơng thức biểu đạt, mục đích. Thể loại văn học trữ tình: Nói rõ về loại thê VH nh thơ trữ tình, văn xuôi trữ tình (tuỳ bút) Ví dụ: Tuỳ bút: Mùa xuân của tôi Vũ Bằng Ví dụ: Các bài thơ hiện đại. 7)Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự Cần ở mức độ vừa đủ để làm rõ yêu cầu nghị luận; Phương thức chính vẫn là nghị luận. |
4.Củng cố, luyện tập
H: GV hệ thống các nd đã ôn tập - Các kiểu văn bản đã học.
H: Tại sao phải có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB?
H:Lấy ví dụ: Một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều
phương thức biểu đạt ?
5. Hướng dẫn học ở nhà(1p)
- Học bài cũ .
- Chuẩn bị: Tổng kết tập làm văn(tiếp).
*****************************************
Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 166 . TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN (TIẾP)
I. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: Giúp hs: Hiểu Sự khác nhau giữa kiểu vb và thể loại văn học.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tổng hợp, hệ thống hoá kiến thức về các kiểu vb đã học. Đọc hiểu các kiểu vb theo đặc trưng của kiểu vb ấy.
- Nâng cao năng lực đọc và viết kiểu vb thông dụng.
- Kết hợp hài hoà, hợp lí các kiểu vb trong thực tế làm bài.
3.Thái độ:
-Ý thức học và làm bài nghiêm túc.
II. Chuẩn bị tài liệu- tb dạy- học :
1. GV:soạn bài - đáp án, đọc kiến thức kĩ năng, tài liệu tham khảo,SGK.
2. Học sinh :
- Chuẩn bịôn theo nội dung SGK.
III. Tiến trình hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số :
9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
H: Tại sao phải có sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một VB?
Lấy ví dụ: Một văn bản tự sự, nghị luận có sự kết hợp nhiều phương thức biểu đạt ?
3.Bài mới:Để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9, phân biệt và nhận biết sự kết hợp của các kiểu VB khi viết văn, phân biệt kiểu VB và thể loại VH, rèn kỹ năng đọc, cảm thụ các kiểu VB. Các em cùng tìm hiểu tiết hai của bài Tổng kết TLV.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1. HDHS củng cố vềmối quan hệgiữa phầnvăn và TLV: H: Phần văn và TLV có mối quan hệ với nhau ntn ? H: Hãy nêu VD cho thấy mối quan hệ đó trong chơng trình đã học? (Ví dụ: Văn bản: Ýnghĩa văn chương – Hoài Thanh) H: Phần TV có qh ntn? với phần và TLV? H: Việc bổ sung và qh chặt chẽ ntn? ?Cho VD cụ thể? (Ví dụ: Truyện ngắn; ví dụ một văn bản nghị luân, một văn bản thuyết minh...). *G/V: Chú ý: Đây là yêu cầu tích hợp ngang trong môn Ngữ văn. HĐ2. HDHS củng cố vềmối quan hệgiữa phầnvăn và TLV: *Yêu cầu của mục III: Phát vấn, đàm thoại để làm rõ các mục 1,2,3. H: Đích biểu đạt của 3 kiểu VB đó là gì? H: Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh? (So sánh, nêu số liệu, nêu khái niệm, phân tích, tổng hợp...). H: Văn bản TSthường kết hợp các yếu tố nghị luận, miêu tả, biểu cảm? Vì sao? H: Ngôn ngữ, lời văn trong mỗi kiểu VB trên ntn? H: Yêu cầu đối với luận điểm; luận cứ, lập luận trong văn nghị luận? +Mạnh lạc, rõ ràng +Chặt chẽ +Sát thực. |
II) Phần TLV trong chương trình Ngữ văn THCS: 1) Phần văn vàTLV có mối quan hệ rất chặt chẽ luôn bổ sung cho nhau: Giúp việc học văn đạt hiệu quả. Văn bản là ngữ liệu để minh hoạ cho các kiểu văn bản, làm rõ phơng pháp kết cấu, cách thức diễn đạt. ®Giúp cho học sinh học tập được cách viết TLV. -Ví dụ: Văn bản : “ý nghĩa văn chơng” của tác giả Hoài Thanh giúp cho việc viết TLV nghị luận rất có hiệu quả. 2) Phần Tiếng Việt có quan hệ nh thế nào với phần Văn và TLV? Nêu VD chứng minh: -Có quan hệ rất chặt chẽ bổ sung kiến thức và kĩ năng giữa các phần. -Ví dụ: Các kiến thức về câu, về từ loại, về thành phần câu, các kiến thức về từ,khả năng của từ Tiếng việt ... giúp cho biểu đạt và biểu cảm văn bản, giúp cho việc sử dụng khi viết TLV. -Ví dụ cụ thể: Truyện ngắn:”Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê) III)Các kiểu văn bản trọng tâm: 1)Văn bản thuyết minh: - Đích biểu đạt -Yêu cầu chuẩn bị để làm được VB thuyết minh. - Các phương pháp thường dùng trong VB thuyết minh. - Ngôn ngữ trong VB thuyết minh. 2)Văn bản tự sự: - Đích biểu đạt - Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự. -Thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm. ®Tác dụng: Sinh động, chặt chẽ, có sức truyền cảm. - Ngôn ngữ trong văn bản tự sự 3)Văn bản nghị luận: - Đích biểu đạt. -Các yếu tố tạo thành VB nghị luận - Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ và lập luận. - Nêu dàn bài chung cho 4 dạng nghị luận đã học ở kỳ II lớp 9. * Dàn bài chung: - Mở bài: Giới thiệu sự việc có vấn đề - Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định - Kết bài: KL, KĐ, PP lời khuyên. |
4. Củng cố, luyện tập:
H:Việc tích hợp khi học môn ngữ văn ở lớp 9.
H:Các kiểu VB trọng tâm.
H:Làm dàn bài cho văn nghị luận, vấn đề xã hội, vấn đề VH.
5. Hướng dẫnhọc ở nhà:
- Kiểm tra các nội dung của tiết tổng kết và phần luyện tập.
- Tìm hiểu tiếp phần II, III cho tiết 2, chú ý các kiểu VB trọng tâm.
*******************************