Ngày soạn:
Ngày giảng:
TIẾT 126.MÂY VÀ SÓNG
( R. Ta-go)
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Giúp HScảm nhận ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
-Thấy được đặc sắc nghệ thuật của lối thơ văn xuôi, trong lời kể có xen đối thoại, cách XD hình ảnh thiên nhiên.
2. Kĩ năng:
-Rèn kĩ năng cảm thụ thơ được viết theo lối văn xuôi.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu gia đình, trân trọng tình mẫu tử thiêng liêng.
II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh :
1.Giáo viên : SGK,Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài.
2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời câu hỏi bài tập SGK.
III. Tiến trình c hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
Sĩ số :9A:
9B:
9C:
2. Kiểm tra đầu giờ: Việc chuẩn bị bài của học sinh.
H: Đọc thuộc lũng và nờu giỏ trị nội dung và nghệ thuật bài thơ “Sang thu”
3.Bài mới:GV giới thiệu bài.
Tình mẹ con là đề tài vĩnh cửu của VH n/thuật. Đại thi hào Ta-go (Ấn Độ) cũng có 1 bài thơ rất hay về đề tài này. Đó là bài: Mây và sóng. Để hiểu rõ hơn ND bài thơ chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay.
HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH |
NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT |
HĐ1.HDHSđọc và tìm hiểu chú thích: - GV hướng dẫn đọc- đọc mẫu- gọi hs đọc. - Đọc chú thích * và nêu những nét chính về tác giả? HĐ2.HDHSđọc - hiểu văn bản: H: Xác định thể thơ? H: Cách tổ chức bài thơ có gì đặc biệt ? Các phần có gì giống và khác nhau? Tác dụng của nó trong việc t/hiện chủ đề bài thơ ? H: Những người “ trên mây” đã nói gì với em bé? H: Những ngườitrong sóngđã nói gì với em bé? H: T/giới của mây và sóng có gì hấp dẫn? H: Cách đến với họ có gì đặc biệt và hấp dẫn? H: Em bé đă nói gì với những người sống trên mây và sóng ?tại sao bé không từ chối ngay lời mời của mây và sóng? H: Lí do nào khiến em bé từ chối lời mời gọi? - HS đọc các câu thơ nói về tṛò chơi của em bé. H: Em bé đã t/tượng ra trò chơi đầy thú vị khác ntn ? H: Trò chơi của em hay và thú vị hơn lời rủ rê của những người sống trên mây, sóng ở điểm nào? H: Cảm nhận về cái hay của câu thơ: con lăn…lòng mẹ....chốn nào? HĐ3.HDHS tổng kết: H: Nêu những nét đặc sắc về nội dung và n/thuật của bài thơ ? |
I. Đọc và tìm hiểu chú thích: 1. Đọc: 2. Chú thích: a. Tác giả: -Ta-go(1861- 1941). - Là thơ hiện đại lớn nhất của Ấn Độ. - Để lại 1 gia tài Vhóa n/thuật đồ sộ cả về thơ văn, họa, nhạc. - Với tập “Thơ Dâng” ông đã trở thành nhà văn đầu tiên của Châu Á được giải thưởng Nô-ben về VH 1913. - Thơ Ta-go t/hiện tinh thần d/tộc, dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm. b. Tác phẩm: - Bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan, xuất bản năm 1909 II. Đọc- hiểu văn bản: 1. Thể thơ: Thơ tự do hiện đại, viết dưới dạng văn xuôi. - Phương thức biểu đạt: Thơ tự sự - biểu cảm,miêu tả. 2. Bố cục: - Lời của em bé có thể chia làm 2 phần: từ đầu->…xanh thẳm và còn lại. - Hai phần giống nhau về số dòng thơ, có sự lặp lại về từ ngữ, cấu trúc, cách XD h/ảnh. Mỗi phần lời của em bé gồm:lời mời gọi, lời từ chối của em bé, t/chơi của em bé. - Lời tâm tình của em được đặt vào 2 tình huống thử thách khác nhau-> diễn tả tình cảm dạt dào, dâng trào của em bé. 3. Phân tích: a.Lời mời gọi của những người sống trên mây, trên sóng: - Những người sống trên mây: Chơi từ khi thức dậy- chiều tà, bình minh vàng, vầng trăng bạc. - Những người sống trong sóng: Ca hát từ sáng sớm- hoàng hôn, ngao du nơi này , nơi nọ. -> Vẽ ra một t/giới hấp dẫn giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu, với những tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp nơi này nơi khắp đó đây. - Cách đến với họ: + Đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời… + Đến bờ biển cả, nhắm nghiền mắt lại… -> Lời mời gọi của những người sống trên mây, sóng chính là tiếng gọi của t/giới diệu kì, lung linh huyền ảo đầy hấp dẫn. b. Lời chối từ của em bé: - Mẹ mình đang đợi ở nhà,làm sao có thể rời. - Mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ. -> Sức níu giữ của t́nh mẫu tử. Tình y/thương mẹ đă thắng lời mời gọi đầy hấp dẫn của những người sống trên mây và sóng. Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài t/hiện chính ở sự khắc phục ham muốn ấy. c. Trò chơi của em bé: - Em hóa thân chính mình là mây, rồi thành sóng, c̣òn mẹ là trăng và bến bờ kì lạ. - Hay, thú vị: không chỉ có mây mà c̣òn có trăng- hiện thân của mẹ, không phải chỉ để đùa vui như những người sống trên mây, sóng, mà để sống dưới 1 mái nhà cho em được ôm ấp, được đón nhận ánh sáng dịu dàng. Em không chỉ có sóng mà c̣òn có bến bờ kì lạ- hiện thân của mẹ, bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng đón tiếp em. - Câu thơ tạo ra 1 h/ảnh t/trưng mang màu sắc triết lí đậm đà nhất. So sánh tình mẹ con gắn với q/hệ mây- trăng, biển- bờ, t/giả nâng t/cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ. - Đến câu cuối: Không ai biết…chốn nào - Nói như vậy có nghĩa là mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, chia cắt được mẹ con ta, cũng có nghĩa tình mẫu tử ở khắp nơi t/liêng, bất diệt. III. Tổng kết: 1. ND: Bài thơ t/hiện t/yêu t/tha, sâu nặng của đứa con với mẹ, ca ngợi tình mẫu tử t/liêng, bất diệt, tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả với trẻ thơ. 2. NT: Là thơ văn xuôi, trong đó lời kể có xen đối thoại, dùng phép lặp lại, nhưng có sự biến hóa và p/triển. XD h/ảnh t/nhiên giàu ý nghĩa t/trưng. |
4. Củng cố, luyện tập:
H: Đọc diễn cảm lại bài thơ?
H:Nêu cảm nhận của mình vềnội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
5. Hướng dẫn về nhà:
- VN học thuộc lòng bài thơ, nắm ND bài học.
- Vẽ 1 bức tranh minh họa cho bài thơ.
- Xem trước bài: Ôn tập thơ đọc trả lời câu hỏiđọc hiểusgk.
********************************