Giáo án Ngữ văn 9 Bài Truyện Kiều của Nguyễn Du mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TUẦN 6-BÀI 6:

TIẾT 26.“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU

I.Mục tiêu bài học :

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Cuộc đời và sự nghiệp s/t của ND. Nv, sự kiện, cốt truyện của truyện kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của d/t trong một t/p vh trung đại.

- Những g/tr nội dung, nt chủ yếu của T/p truyện Kiều.

2.Kỹ năng :

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một t/g vh trungđại.

3.Thái độ

- GDHS lòng tự hào về tg Nguyễn Du và di sản văn hoá của ông đặc biệt

là Truyện Kiều

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên:

+ Soạnbài,đọc Truyện Kiều-> tóm tắt truyện Kiều,đọc tài liệu tham khảo.

tài liệu chuẩn kiến thức kĩnăng,tranh Truyện Kiều. Những tư liệu về cuộc đời ND, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”

2. Học sinh :

+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài,(trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)

III. Tiến trình các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện : Sĩ số

9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

H: Cảm nhận của em về hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ?

3. Bài mới :

- Một nhà thơ lớn trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại mà có lễ không một người Việt Nam nào không biết đến, ông không những là nhà thơ lớn của dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Những tác phẩm của ông đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng bạn đọc về giá trị hiện thực và giá trị nhân văn sâu sắc. Nhà thơ Tố Hữu đã viết về ông:

Tiếng thơ ai động đất trời

Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày

Vậy cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài học.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc và tìm hiểu chú thích:

- HS đọc phần giới thiệu t/ giả

Nguyễn Du

- Hướng dẫn học sinh giải nghĩa chú thích.

HĐ2. HDHS đọc- hiểu văn bản:

H: Đoạn trích cho em biết về những thông tin gì trong cuộc đời của t/g?

(GV nhấn mạnh những điểm quan trọng)

H: Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia dình như thế nào?

(cha từng đỗ tiến sĩ và làm tể tướng dưới triều Nguyễn, anh làm quan to dưới triều Lê-Trịnh)

H: Thời đại Nguyễn Du sống có gì đặc biệt?

( XHPKVN khủng hoảng sâu sắc, phong trào k/n nông dân liên tục, Tây Sơn 1 phen thay đổi sơ hà- thất bại

-> Nguyễn )

H: Văn bản cung cấp nhngx thông tin gì về bản thân ND ?

( Phiêu bạt 10 năm đất Bắc, đói rét,bệnh,ở ẩn quê nghèo khổ- làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn)

(“ chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”

- Mộng L.Đường nx “ Lời văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy khiến ai đọc đến cũng phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn đến đứt ruột…Nếu không phải có con mắt thông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút lực ấy” )

H: Nhận xét chung về Nguyễn Du?

- Cho hs quan sát tranh

- Cho hs nx tranh

H: Nêu những nét chính trong sự nghiệp s/t củ ND?

(GV giới thiệu thêm 1 số sáng tác lớn của ND

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc

2. Chú thích:

II. đọc- hiểu văn bản:

1. Tác giả Nguyễn Du:

a. Thân thế, cuộc đời :

- Nguyễn Du: ( 1765-1820) tên tự là Tố Như , hiệu là Thanh Hiên.

- Quê ở Tiên Điền , Huyện Nghi Xuân,Tỉnh Hà Tĩnh.

+) Gia đình: Xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.

- Lúc nhỏ sống vinh hoa phú quýđến 9 tuổi mồ côi cha, 12 tuổi mồ côi mẹ -> Tác động lớn đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

+) Thời đại:Ông sống ở cuối thế 18 đầu thế kỷ 19( một thời đại l/s có nhiều biến động) -> chứng kiến bao sự biến đổi trong lịch sử ® tác động tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.

+) Bản thân:ND học giỏi nhưng nhiều lận đận, từng bôn ba nhiều nơi, tiếp xúc nhiều vùng văn hoá khác nhau: phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc sau về ở ẩn tại Hà Tĩnh.

- Ông từng làm quan bất đắc dĩ dưới triều Nguyễn ánh, nhiều lần đi sứ sang Trung Quốc. Ông có đ/k tiếp xúc nhiều cảnh đời và số phận khác nhau.

- ND là người có kiến thức sâu rộng: am hiểu về văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc.

=> Sự từng trải trong cuộc đời đã tạo cho ND có một vốn sống phong phú, là ng có trái tim nhân hậu, giàu t/y thương cảm thông sâu sắc với nỗi đau khổ của nhân dân: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

*Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghĩalớn, một danh nhân văn hoá của dân tộc và thế giới .

b.Sự nghiệp văn học.

*Ông S/t cả vh bằng chữ Hán và chữ Nôm, s/t của ông mang tầm vóc của một thiên tài vh.

- Thơ chữ Hán có 3 tập thơ

“Thanh Hiên Thi tập”

“ Nam trung tạp ngâm”

“ Băc hành tạp lục”

=> gồm 243 bài .

- Sáng tác chữ Nôm có nhiều t/p có g/tr: “ Văn chiêu hồn”, “Truyện Kiều”.

->Xuất sắc nhấtlà “ Truyện Kiều”

( Đoạn trường tân thanh)

4. Củng cố- luyện tập:

BT: Thuyết trìnhngắn gọn về thân thế cuộc đời và sự nghệp văn học của ND

5. Hướng dẫn học ở nhà:

- Học bài cũ, chuẩn bị : Truyện Kiều của ND Tiếp :tóm tắt tác phẩm,

tìm hiểu giátrị nội dung và nghệ thuật.

Trả lời hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản.

**********************************************

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 27.“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU (TIẾP)

I. Mục tiêu bài học :

Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1. Kiến thức :

-Nv, sự kiện, cốt truyện của truyện kiều.

- Thể thơ lục bát truyền thống của d/t trong một t/p vh trung đại.

- Những g/tr nội dung, nt chủ yếu của T/p truyện Kiều

2. Kỹ năng :

- Nhận ra những đặc điểm nổi bật về giá trị nội dung vŕ nghệ thuật của Truyện Kiều.

3. Thái độ

- GDHS lòng tự hào về tg Nguyễn Du và di sản văn hoá của ông đặc biệt

là Truyện Kiều

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy học:

1. Giáo viên:

+ Soạn bài,đọc Truyện Kiều-> tóm tắt truyện Kiều,đọc tài liệu tham khảo,

tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng,tranh Truyện Kiều. Những tư liệu về cuộc đời ND, lời bình cho tác phẩm “ Truyện Kiều”

2. Học sinh :

+ Đọc trước bài, chuẩn bị bài,(trả lời câu hỏi đọc hiểu sgk)

III. Tiến trình các hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức:

Kiểm diện : Sĩ số

9A :

9C :

2. Kiểm tra bài cũ :

H:Nêu đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của đại thi hào

dân tộc Nguyễn Du?

3. Bài mới :

Truyện Kiều - một kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du. Tác phẩm ra đời đến nay

đã gần 2 thế kỉ nhưng tính thời sự tính giáo dục… của tác phẩm đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Vậy nội dung giá trị của truyện kiều thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học “Truyện Kiều” tiết học tiếp theo.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS đọc- hiểu văn bản(tiếp)

- Thuyết trình cho HS hiểu về nguồn gốc t/p- khẳng định sự sáng tạo của ND.

* Sáng tạo về nội dung:

- Kim Vân Kiều Truyện chỉ là một câu Truyện tình ở TQ vào thời Minh. ND đã biến tác phẩm này thành một ca khúc đau lòng thương người bạc mệnh, nói lên “ Những điều trông thấy”trong giai đoạn lịch sử đầy biến động của VN vào cuối thời Lê đàu thời Nguyễn.

* Sáng tạo về nghệ thuật:

- Lược bỏ các chi tiết mưu mẹo và một số chi tiết khác của các nhân vật trong “Kim Vân Kiều Truyện”. Sáng tạo thêm một số chi tiết mới, tô đậm câu chuyện về tình người; biến các sự kiện chính của tác phẩm thành đối tượng để bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật và người kể ; chuyển trọng tâm của truyện từ sự kiện sang nội tâm của nhân vật chính. Ngòi bút tả cảnh, tả tình, tả người rất điêu luyện của ND đã làm cho các nhân vậtchân thực hơn, sâu sắc hơn.

- Sáng tạo từ nghệ thuật tự sự -> nghệ thuật kể chuyện bằng thơ đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên…

- HS đọc phần tóm tắt.

-Gọi 3 hstóm tắt 3 phần

- Một HS tóm tắt toàn bộ tp

( GV có thể đan xen những câu Kiều phù hợp)

H: Theo emND truyện Kiều có những giá trị lớn nào ?

H: Hiện thực nào của xã hội được phản ánh trong truyện Kiều?

H: Thái độ của tác giả khi nói về các nhân vật( Bọn quan lại, tay chân, buôn thịt bán người:Sở Khanh,Tú Bà, MGS, Bạc Bà, Bạc Hạnh,Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến…) tán ác , bỉ ổi…?

H: Qua phần tóm tắt t/p em hình dung XH được p/a trong truyện Kiều là XH ntn?

H: Những nhân vật: MGS, HTHiến, BBà, BHạnh, Sở Khanh….là những kẻ ntn?

H: Theo em giá trị nhân đạo của một t/p thường được thể hiện qua những nội dung nào?

(Cảm nhận của em về c/s, thân phận của TK cũng như của người phụ nữ trong XH cũ?)

H: Chuyện tình giữa Thuý kiều phản ánh giá trị nhân đạo nào của chuyện k?

H: ND xây dựng trong t/p 1nhân vật AH, là ai? Mục đích?

( Gv thuyết trình 2 thanh tựu lớn về nghệ thuật)

- GV minh hoạ cách sử dụng ng2, tả cảnh TN..

( Đặc trưng thể loại truyện thơ )

HĐ2. HDHS tổng kết:

H: Nêu cảm nhận của em về Truyện Kiều?

- Đọc ghi nhớ SGK

II. TruyệnKiều

1. Nguồn gốc tác phẩm

- Truyện Kiều có nguồn gốc từ một tác phẩm văn học Trung Quốc: “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là hết sức lớn mang ý nghĩa q/đ sự thành công của truyện Kiều.Nguyễn Du bằngtài năng NT và tấm lòng nhân đạo sâu xa của mình, nhà thơ đã “thay máu đổi hồn” làm cho tp văn học bình thường trở thành một kiệt tác vĩ đại, mang dấu ấn ngàn đời.

2. Tóm tắt tác phẩm :

-Truyện Kiều gồm 3 phần

+) Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước.

+)Phần thứ hai:Gia biến và lưu lạc

+)Phần thứ ba : Đoàn tụ

3. Giá trị truyện Kiều

a.Giá trị nội dung:

* Giá trị hiện thực:

- Truyện Kiều là bức tranh hiện thực

về xã hội đương thời qua những bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những con người bị áp bức đau khổ , đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ

( xã hội mà đồng tiền đổi trắng thay đen được số phận con người)

+)Tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến: bọn sai nha, quan sử

kiện cho đến họ Hoạn danh gia, quan tổng đốc trọng thần , rồi bọn ma cô chủ chứa…đều ích kỉ tham am, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.

+) Nói lên sức mạnh ma quái của đồng tiền làm tha hoá con người , làm đảo điên: “dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”; giẫm đạp lên lương tâm con người và xoá mờ công lí “ Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”

*Giá trị nhân đạo:

- Cảm thương sâu sắc trước những khổ đau của con người.

- Trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất ® ước mơ khát vọng chân chính.

- Truyện kiều đề cao tình yêu tự do, phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ.

- Truyện kiều phản ánh ước mơ về tự do và công lí ( hình tượng Từ Hải anh hùng đội trời đạp đất)

b.Giá trị nghệ thuật:

- Truyện Kiều là kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên tất cả các phương diện ngôn ngữ, thể loại:

+) Ngôn ngữ Ngôn ngữ tiếng Việt đạt tới đỉnh cao của ngôn ngữnghệ thuật có chức năng biểu đạt , biểu cảm , thẩm mỹ(Vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ: giàu, đẹp)

+ Thể loại: thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ. Nghệ thuật tự sự (kể chuyện) đã có những bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, con người.

- Ngôn từ: trực tiếp( lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp( lời tác giả mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật).

- Khắc hoạ nhân vật: Dáng vẻ bên ngoài, đời sống nội tâm bên trong,

- Miêu tả thiên nhiên đa dạng: cảnh chân thực sinh động, tả cảnh ngụ tình.

III. Tổng kết:

*Ghi nhớ: SGK/ 80

4.Củng cố, luyện tập:

- Chốt lại những nội dung chính ?nội dung ,nghệ thuật truyện Kiều?

H:Tóm tắt ngắn gọn truyện Kiều?

H: Vì sao nói Nguyễn Du có công sáng tạo lớn trong truyện Kiều?

5. Hướng dấn hs học bài ở nhà:

- Học bài. Nắm chắc nội dung, nghệ thuật truyện Kiều.

- Chuẩn bị: “ Chị em Thuý Kiều”:

+)Đọc thuộc văn bản - xem chú thích

+) Trả lời câu hỏi trong mục đọc hiểu

+) Xác định vị trí đoạn trích

+) Chia bố cục đoạn trích.

*********************************************