Giáo án Ngữ văn 9 Bài Ôn tập Tập làm văn mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 80. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.

- Tích hợp với Tiếng Việt và Văn.

2.Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và hiểu được mối quan hệ giữa TLV- TV- VBản

3.Thái độ:

- Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần TLV

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài , đọc chuẩn kiến thức

kĩ năng.

2.Học sinh :

+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài : trả lời các câu hỏi bài tập.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

*Kiểm diện : Sĩ số9A :

9C :

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

- Kết hợp kt kiến thức cũ trong quá trình ôn.

3.Bài mới :

Trong học kì I chúng ta đã tìm hiểu hai kiểu bài thuyết minh và tự sự, giờ học này chúng ta cùng ôn tập lại bộ kiến thức TLV đã học trong học kì I.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS hệ thống hoá các kiến thức TLVđã học:

- Gv: Nêu hình thức ôn tập phân nhóm – giải quyết các câu hỏi (mỗi nhóm 1 câu).

Nhóm 1 trình bày câu hỏi 1

Giáo viên kết luận

H:Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh:

Gv nhận xét kết luận

H:Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự.

- Y/c hs nêu đoạn văn thuyết minh.

H:Văn bản TM có yếu tố miêu tả, TS giống và khác với VB miêu tả, tự sự ở điểm nào?

H:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I :

H :Vai trò, vị trí và t/d của y/t m/t nội tâm và nghị luận trong vb tự sự :

H : Thế nào là đối thoại độc thoại và độc thoại nội tâm ?

H: Nhận xét về ngôi kể và vai trò của từng ngôi kể?

1. Câu1:Các nội dung lớn và trọng tâm:

a, Văn bản thuyết minh: Trọng tâm là luyện tập việc kết hợp giữa thuyết minh với các yếu tố như nghị luận giải thích, miêu tả.

b, Văn bản tự sự:

- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm nhân vật, giữa tự sự với nghị luận.

-Một số nội dung mới trong văn bản tự sự như đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong tự sự, người kể chuyện và vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự.

2. Câu 2: Vai trò vị trí, tác dụng của biện pháp nghệ thuật và miêu tả trong văn bản thuyết minh:

Thuyết minh là giúp cho người đọc, người nghe, hiểu biết về đối tượng, do đó:

- Cần phải giải thích các thuật ngữ, các khái niệm có liên quan đến tri thức về đối tượng, giúp cho người đọc, người nghe dễ dàng hiểu biết về đối tượng.

- Cần phải miêu tả để giúp người nghe có hứng thú khi tìm hiểu về đối tượng, tránh gây sự khô khan nhàm chán.

3. Câu3: Phân biệt văn thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự với văn miêu tả, tự sự.

a. Văn bản thuyết minh:

-Trung thành với đăc điểm của đối tượng một cách khách quan ,khoa học.

- Cung cấp đầy đủ tri thức về đối tượng cho người nghe, người đọc.

b.Văn bản lập luận giải thích:

-Dùng vốn sống trực tiếp (do tuổi đời và hoàn cảnh sống quyết định) và vốn sống gián tiếp (học tập qua sách vở và qua các phương tiện thông tin) để giải thích một vấn đề nào đó, giúp người nghe, người đọc hiểu vấn đề đó.

- Giới thiệu cho người nghe, người đọc một cách hiểu vấn đề theo một quan điểm, lập trường nhất định.

c. Văn bản miêu tả:

- Xây dựng hình tượng về một đối tượng nào đó thông qua quan sát ,liên tưởng so sánh và cảm xúc chủ quan của người viết.

- Mang đến cho người nghe, người đọc một cảm nhận mới về đối tượng.

*Giống nhau:

- Cả vb tự sự và văn bản thuyế minh có yếu tố m/t và t/sư đều có chứa y/t m/t và tự sựlàm nổi bật sự việc và đối tượng thuyết minh.

* Khác nhau: Đối với vb tự sự và vb m/t chủ yếu dùng y/t tự sự và m/t nhằm tái hiếnự việc, sự vật hiện tượng. Yếu tố tự sự hay miêu tả là y/t nền tảng.

- Trong vb thuyết minhcó chứa y/t m/t, tự sự thì các y/t này dc đưa vao làm cho đối tượng thuyết minh thêm nổi bật còn phương thức giới thiệuvà giải thích là cơ bản.

- Để bài viết sinh động hấp dẫn, tránh sự khô khan, người viết có thể dùng so sánh, nhân hoá (văn miêu tả)

4. Câu 4:Nội dung văn bản tự sự ở SGK Ngữ văn 9 tập I :

- Nhận diện các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoai và độc thoại, đọc thoại nội tâm, người kể chuyện trong văn bản tự sự.

-Thấy rõ vai trò ,tác dụng của các yếu tố trên trong văn bản tự sự.

-Kĩ năng kết hợp các yếu tố trên trong một văn bản tự sự.

*Vai trò, vị trí và t/d của y/t m/t nội tâm và nghị luận trong vb tự sự :

- Miêu tả nội tam để tái hiện lại ý nghĩ cảm xúc và tâm trạng nv từ đó làm cho ng đọc có ấn tượng về nv đc kể.

- Y/t nghị luận làm cho bài văn tự sự giàu tính triết lí làm nổi bật quan điểm tư tưởng của ng viết về chủ đề của t/p.

5. Câu 5: Đối thoại : có ít nhất 2 ng tham dự cuộc g/t có lời chao và lời đáp.

- Độc thoại: Tự nói với chính mình.

- Độc thoại nội tâm:Lời nói diễn ra trong ý nghĩ của nv.

- Vai trò,tác dụng : Thể hiện rõ suy nghĩ,đặc điểm tính cách của nv, phẩm chất của nv đc thể hiện qua các hình thức giao tiếp.

6.Câu 6:

- Ngôi kể trong văn bản tự sự

- Kể ở ngôi thứ nhất: người kể dễ đi sâu vào tâm tư tình cảm miêu tả được những diễn biến tinh vi phức tạp đang diễn ra trong tâm hồn nhân vật

- Kể ở ngôi thứ 3 : miêu tả bao quát được các đối tượng 1 cách kquan sinh động tạo ra cái nhìn nhiều chiều, có thể kể tự do hơn bởi ng kể k bị gò ép về t/g và k/g kể.

- Hạn chế khi bộc lộ nội tâm nv.

4. Củng cố- luyện tập:

-Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.

- HS hỏi thêm kiến thức ( nếu có)

1. Viết đoạn văn có yếu tố miêu tả nội tâm.

2. Viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

3.Viết đoạn văn tự sự có sử dụng cả yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuấn bị tiếp các câu hỏicòn lại ở bài Ôn tập (tiếp)

- Về nhà ôn bài đã học.

****************************************

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 81. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.

- Tích hợp với Tiếng Việt và Văn.

2.Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và hiểu được mối quan hệ giữa TLV- TV- VBản

3.Thái độ:

- Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần TLV

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài, đọc chuẩn kiến thức kĩ năng.

2.Học sinh :

+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài : trả lời các câu hỏi bài tập.

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

*Kiểm diện : Sĩ số9A :

9C:

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

- Kết hợp kt kiến thức cũ trong quá trình ôn.

3.Bài mới :

- Trong tiết học trước các em đã ôn tập các kiểu bài thuyết minh, tự sự.Trong các tiết ôn tập này chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập mqh giữa các kiểu văn bản và sự tương hỗ nhau trong học Tv- TLV – Vb.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS ôn tập theo các câu hỏi SGK( tiếp)

H: So sánh văn bản tự sự ở lớp 9 và lớp dưới ?

H:ND VBTS ở lớp 9 có gì giống và khác so với các ND về kiểu văn bản này đã học ở lớp dưới?

H: Hãy giải thích tại sao trong 1 vb đã có các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi là VBTS.

H: Có 1 VB nào mà chỉ vận dụng 1 PT biểu đạt duy nhất không?

7. VBTS lớp 9 so sánh với các lớp dưới.

* Giống nhau: Có nhân vật chính, nhân vật phụ, cốt truyện, sự vật chính phụ.

* Khác nhau: Lớp 9 có thêm

+ Kết hợp tự sự +biểu cảm+ miêu tả nội tâm.

+ Kết hợp tự sự + nghị luận.

- Đối thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

- Người kể chuyện vai trò người kể chuyện trong văn bản tự sự

8. Giải thích:

a) Gọi tên một văn bản ,người ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.

Ví dụ:

-Phương thức tái tạo hiện thực bằng cảm xúc chủ quan: Văn bản miêu tả.

-Phương thức lập luận: Văn bản nghị luận.

-Phương thức tác động vào cảm xúc: Văn biểu cảm.

-Phương thức tái tạo hiện thực bằng nhân vật và cốt truyện: Văn bản tự sự.

(Không nên tuyệt đối hóa ranh giới giữa các phương thức)

b) Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự vì các yếu tố ấy chỉ có ý nghĩa bổ trợ cho phương thức chính là "Kể lại hiện thực bằng con người và sự việc ".

c) Trong thực tế , ít gặp hoặc không có văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.

4. Củng cố- luyện tập:

- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.

- HS hỏi thêm kiến thức ( nếu có)

H: phân biệt văn ts ở lớp 9 có già giống và khác các lớp dưới.

H: Sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong một văn bản?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuấn bị tiếp các câu hỏicòn lại ở bài Ôn tập (tiếp)

- Về nhà ôn bài đã học.

****************************************************

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 82. ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN (TIẾP)

I.Mục tiêu bài học :

- Thông qua bài học giúp học sinh hiểu đuợc:

1.Kiến thức :

- Hệ thống hóa kiến thức về Tập làm văn đã học.

- Tích hợp với Tiếng Việt và Văn.

2.Kỹ năng :

- Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức và hiểu được mối quan hệ giữa TLV- TV- VBản

3.Thái độ:

- Có ý thức hệ thống những kiến thức đã học về phần TLV

II. Chuẩn bị tài liệu, thiết bị dạy- học:

1.Giáo viên:

+) Soạn bài, đọc tài liệu tham khảo, nghiên cứu bài , đọc chuẩn kiến thức

kĩ năng.

2.Học sinh :

+) Đọc trước bài, chuẩn bị bài : trả lời các câu hỏi bài tập.

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. Ổn định tổ chức:

*Kiểm diện : Sĩ số9A:

9C:

2.Kiểm tra bài cũ :

- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.

- Kết hợp kt kiến thức cũ trong quá trình ôn.

3.Bài mới :

- Trong tiết học trước các em đã ôn tập các kiểu bài thuyết minh, tự sự.Trong các tiết ôn tập này chúng ta sẽ cùng nhau ôn tập mqh giữa các kiểu văn bản và sự tương hỗ nhau trong học Tv- TLV – Vb.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1. HDHS ôn tập theo các câu hỏi SGK( tiếp)

- Gọi hs đánh dấu khả năng kết hợp?

H:Giải thích câu hỏi 10 SGK?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 11

-Y/c hs nêu vd c/m

Nêu yêu cầu câu hỏi 12

- Yc hs lấy vd

9. Kẻ bảng theo SGK:

- Khả năng kết hợp

(1) TS+ MT+ NL+BC+ TM

(2) MT+TS+BC+TM

(3) NL+MT+BC+TM

(4) BC+TS+MT+NL.

10. Các bài TLV phải có bố cục 3 phần vì:

- Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hs đang ở gđ (tập phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực, khi đã trưởng thành hs có thể viết tự do “phản ánh” như các nhà văn.

10. Các bài TLV phải có bố cục 3 phần vì:

- Khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường, hs đang ở gđ (tập phải rèn luyện theo những yêu cầu chuẩn mực, khi đã trưởng thành hs có thể viết tự do “phản ánh” như các nhà văn.

11. Những kiến thức và kĩ năng về kiểu văn bản tự sự:

- Các kiến thức về tập làm văn đã soi sáng thêm rất nhiềucho việc đọc, hiểu văn bản, tác phẩm vh tương ứng trong SGK ngữ văn.

VD: Khi học về đối thoại và độc thoại nội tâm trong vbts, kiến thức TLV giúp người đọc hiểu sâu sắc hơn các nhân vật truyện Kiều.

Đoạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

12. Những kiến thức về tác phẩm TS các phần đọc hiểu văn bản và phần TV tương ứng đã cung cấp cho hs những tri thức cần thiết để làm văn TS.

Đó là các gợi ý, hướng dẫn bổ ích về nhân vật, cốt truyện, người kể chuyện, ngôi kể, sự việc, các yếu tố miêu tả, nghị luận.

Phân tích ví dụ

- Bức tranh của em gái tôi

- Tôi đi học.

- Trong lòng mẹ, Lặng lẽ Sa Pa, Lão Hạc Chiếc lược ngà …

4. Củng cố - luyện tập:

- Hệ thống kiến thức vừa ôn tập.

- HS hỏi thêm kiến thức ( nếu có)

H: Mối quan hệ về kiến thứcgiữa ba phân môn: TV, TLV, VB ?

5. Hướng dẫn về nhà:

- Chuấn bị : Về nhà ôn bài đã học.

************************************