Giáo án Ngữ văn 9 Bài Trả bài Tập làm văn số 6 mới nhất

Ngày soạn:

Ngày giảng:

TIẾT 144.TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

-Qua việc giáo viên đánh giá các ư­u, khuyết điểm trong bài viết của học sinh, hs biết được những mặt cần phát huy và những lỗi cần khắc phục trong bài làm.

- Khắc phục các nhược điểm của bài TLV số 7 và các bài viết văn khác.

2. Kĩ năng:

- Giúp HS biết tự đánh giá bài làm, rút kinh nghiệm, sửa chữa các sai sót về bố cục, câu văn, dùng từ, chính tả, thành thục hơn kĩ năng làm văn NL về một đoạn thơ, bài thơ.

3. Thái độ:

- Có ý thức tìm hiểu rèn luyện các kĩ năng làm bài, học tập nghiêm túc.

II. Chuẩn bị tài liệu- tbdh :

1.Giáo viên : SGK,Sgv đọc các tài liệu tham khảo liên quan,chuẩn kiến thức kĩ năng, soạn bài, chấm bài , chuẩn bị nội dung nhận xột đỏnh giỏ.

2. Học sinh : Chuẩn bị bài, đọc và trả lời các câu hỏi đọc hiểu SGK.

III. Tiến trình hoạt động dạy- học:

1. ổn định tổ chức:

Sĩ số :

9A:

9B:

9C:

2. Kiểm tra đầu giờ:

H : Nêu các bướclàm bài,cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3.Bài mới:GV giới thiệu bài.

-Các em đã viết bài Tập làm văn số 7, bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Để nắm được mặt mạnh, mặt yếu cần khắc phục trong bài viết của mình, từ đó rút ra kĩ năng thuần thục khi viết các bài Tập làm văn sau, chúng ta sẽ tìm hiểu qua giờ trả bài .

HĐ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

HĐ1.HDHS báo cáo các nội dung đã chuẩn bị .

- Yêu cầu các nhóm thảo luận về các vấn đề về địaphương đã chuẩnbị - cử đại diện nhóm trình bày các nội dung đã thảo luận và chọn ra.

HĐ2.HDHSnhận xét đánh giá

- GV yêu cầu các nhóm nhận xét đánh giá nhóm bạn.

- Trình bày theo nhóm:

+ Đại diện nhóm 1 lên trình bày.

-> Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Đại diện nhóm 2 lên trình bày.

-> Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Đại diện nhóm 3 lên trình bày.

-> Lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và bổ sung

HĐ2.HDHSsửa lỗi diễn đạt, lỗi chính tả:

- GV hướng dẫn học sinh sửa lỗi trong vở ghi.

I.Đề bài:

Cảm nhận và suy nghĩ của em về t/cảm cha con trong bài “Nói với con” của Y Phương .

1. Tìm hiểu đề và tìm ý:

- Thể loại : Văn nghị luận về 1 đoạn thơ, bài thơ.

- Nội dung : lời tâm sự của người cha , niềm tự hào về quê hương, mong ướcđối với con đc thể hiện trong bài thơ.

- Phạm vi KT: bài thơ “Nói với con”

2. Lập dàn bài:

a.Mở bài:

a. Mở bài: GT tác giả, tác phẩm.

-Nêu cảm nhận chung về tác phẩm.

b. Thân bài:

* Bài thơ đã t/hiện tình cảm cha con thắm thiết qua lời nói chân thành, giọng điệu thiết tha, trìu mến (2điểm)

- Gợi k/khí gia đình ấm áp, gợi cuội nguồn sinh dưỡng với con người.

* Bài thơ thể hiện niềm tựhào hãnh diện của người cha về s/sống mạnh mẽ, bền bỉ của q/hương.( 3 điểm)

- Tự hào về truyền thống l/động, p/tục tốt đẹp của q/hương.

- Tự hào về những con người nơi quê hương bền bỉ ý chí nghị lực và niềm tin trong cuộc sống.

- Truyền cho con, ý chí, nghị lực và niềm tin khi bước vào đời.

* Bài thơ gợi lên trong lòng người đọc về hình ảnh một vùng đất có những con người yêu quê hương, yêu lao động, cần cù chịu thương chịu khó, giàu ý chí nghị lực và niềm tin, giúp ta hiểu thêm về phong cách sống mộc mạc giản dị nhưng cũng rất kiên cường của một dân tộc miền núi phíaBắc . Giúp ta thêm yêu mến , xúc động trước những lời nói của cha với con, hiểu thấm thía tình cha con, nguyện phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, biết kế thừa, giữ vững t/thống của q/hương, d/tộc.

c. Kết bài :KĐ: bài thơ t/hiện t/cảm cha con thắm thiết.

- LH, mở rộng các TP cùng đề tài.

II. Nhận xét đánh giá bài làm:

1. Ưu điểm:

- Học sinh hiểu đề nắm được yêu cầu của đề bài và phương pháp làm bài, có nhiều bài viết tương đối tốt, điểm cao.

- Nắm đ­ược phư­ơng pháp làm bài

- Nêu được ý cơ bản, giải quyết theo yêu cầu của đề .

- Một số bài cũng biết tách ý và lập luận chặt chẽ.

- Cảm xúc về tình cha con được nêu chân thực, gợi cảm.

2. Nhược điểm:

- Nhiều bài viết còn sơ sài .

- Một số bài diễn đạt còn vụng, lủng củng , chưa hợp lí về bố cục. Cách đặt câu, dùng từ còn nhiều hạn chế.

- Một số bài chưa nêu được những n/xét, s/nghĩ của cá nhân về tình cha con.

- Bài lập luận hệ thống ý còn sơ sài, chưa khai thác triệt để các nội dung trong bài.

- Chữ viết còn cẩu thả và sai chính tả nhiều.

III. Sửa lỗi:

- Sửa lỗi trong bài viết, theo yêu cầu của giáo viên.

4. Củng cố, luyện tập:

- GV nhận xét chung và biểu dương những bài làm tốt .

5.Hướng dẫn về nhà:

- Về nhà: xem lại cách làm bài văn nghị luận về đoạn thơ, bài thơ, lập dàn ý chi tiết cho bài viết.

-Viết lại đề văn theo dàn ý đã chữa.

********************************************