Giáo án Toán 2 bài 8: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc mới nhất

Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc

I/ MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

  • Nhận biết đường gấp khúc.
  • Biết tính độ dài đường gấp khúc (khi biết độ dài các đoạn thẳng của đường gấp khúc đó)
  • Giáo dục học sinh hứng thú học toán, tính nhanh, chính xác.

* HSKK làm bài 2.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

  • Giáo viên: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2. Mô hình đường gấp khúc gồm 3 đoạn (có thể khép kín được thành hình tam giác), phiếu bài tập.
  • Học sinh: SGK, bảng con, phấn màu. Vở nháp, vở bài tập.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. KIỂM TRA BÀI CŨ:

- Gọi HS lên bảng làm các bài tập về nhà của tiết học trước, kiểm tra một số vở của HS khác.

- GV chữa bài, nhận xét và ghi điểm cho HS

B. BÀI MỚI:

1) Giới thiệu, ghi đề: Đường gấp khúc - Độ dài đường gấp khúc

2) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

- GV hướng dẫn học sinh quan sát đường gấp khúc ABCD vẽ sẵn trên bảng.

- GV chỉ vào hình vẽ và giới thiệu đường gấp khúc ABCD. Hướng dẫn học sinh nhận dạng đường gấp khúc ABCD.

- GV nêu một số câu hỏi hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài học theo SGK:

+ Đường gấp khúc ABCD gồm mấy đoạn thẳng?

+ Đó là các đoạn thẳng nào? Hãy nêu tên các đoạn thẳng đó?

- GV yêu cầu học sinh đo độ dài đoạn thẳng

- GV yêu cầu học sinh nêu cách tính đoạn thẳng đường gấp khúc.

- Gọi vài học sinh nhắc lại

- GV kết luận đường gấp khúc ABCD dài 9 cm.

3) Luyện tập thực hành:

Bài 1:Nối các điểm để được đường gấp khúc

- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài

- Cho học sinh làm bài vào phiếu bài tập.

- Gọi học sinh lên bảng thực hiện.

- GV nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

Bài 2: Tính đô dài đường gấp khúc theo mẫu GV giải thích thêm cho học sinh và yêu cầu học sinh tính độ dài đường gấp khúc MNPQ.

- Gọi học sinh lên bảng thực hiện.

- GV nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

Bài 3: Tính độ dài đoạn dây

- Gọi học sinh đọc đề toán.

- GV yêu cầu học sinh nhận xét về đường gấp khúc

+ Độ dài đường gấp khúc này bằng bao nhiêu?

+ Ta có thể tính được độ dài đường gấp khúc như thế nào? Bằng cách nào?

- GV nhận xét và ghi điểm cho học sinh.

IV- CỦNG CỐ, DẶN DÒ:

- GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau

+ HS lên bảng làm bài tập, cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của bạn.

- Học sinh lắng nghe giới thiệu.

- HS theo dõi GV hướng dẫn nội dung bài học.

- HS trả lời theo yêu cầu của GV

- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.

- HS thực hành đo dài đường gấp khúc ABCD.

- Học sinh nhắc lại.

- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.

- Học sinh thực hiện theo yêu cầu.

* HSKK lên bảng thực hiện

- HS đọc yêu cầu và nội dung của đề bài

- HS thực hiện theo yêu cầu của giáo viên

- HS theo dõi giáo viên hướng dẫn làm bài tập.

- Học sinh đọc đề toán.

- Hình tam giác có 3 cạnh.

- Độ dài đường gấp khúc này bằng 12 cm

- Cộng độ dài 3 đoạn thẳng(3 cạnh của tam giác)

- 1 HS lên bảng làm. Lớp làm bảng con.