Thực hành xem đồng hồ
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Tập xem đồng hố (ở thời điểm buổi sáng, buổi chiều, buổi tối). Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (chẳng hạn 17 giờ, 23 giờ, …….)
- Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối, …….)
2. Kĩ năng: Biết xem đồng hồ đúng chính xác.
3. Thái độ: Phát triển tư duy toán học cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Tranh bài 1- 2. Mô hình đồng hồ có kim quay.
2. Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, nháp.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV |
HOẠT ĐỘNG CỦA HS. |
1. Bài cũ: (4') - Một ngày có bao nhiêu giờ? - Một ngày bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? - Một ngày chia làm mấy buổi? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ? - Nhận xét, cho điểm. 2. Dạy bài mới: (27') Giới thiệu bài. Hoạt động 1: Thực hành. - Làm quen với số chỉ giờ lớn hơn 12 (chẳng hạn 17 giờ, 23 giờ, …….). Làm quen với những hoạt động sinh hoạt, học tập thường ngày liên quan đến thời gian (đúng giờ, muộn giờ, sáng, tối, …….) Bài 1: Yêu cầu gì? - Tranh 1: Hỏi: Bạn An đi học lúc mấy giờ? - Đồng hồ nào chỉ lúc 7 giờ sáng? - Giáo viên đưa mô hình đồng hồ và yêu cầu HS quay kim đến 7 giờ. - Tiến hành tương tự các tranh còn lại. - 20 giờ còn gọi là mấy giờ? - 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều? - Hãy dùng cách nói khác để nói lại An đá bóng và xem phim? - Kết luận, cho điểm. Bài 2: Hãy đọc câu hỏi ghi dưới tranh 1? - Muốn biết câu nào đúng câu nào sai ta phải làm gì? - Giờ vào học là mấy giờ? - Bạn học sinh đi học lúc mấy giờ? - Bạn đi học sớm hay muộn? - Câu nào Đ câu nào S? - Hỏi thêm: Để đi học đúng giờ bạn học sinh phải đi học lúc mấy giờ? - Tiến hành tương tự với các tranh còn lại. Bài 3: Quay kim mặt đồng hồ để đồng hồ chỉ: 8 giờ, 11 giờ, 14 giờ, 23 giờ. 3. Củng cố:(4') 13 giờ là mấy giờ? 21 giờ là mấy giờ tối - Nhận xét tiết học. - Dặn dò-Học bài. |
- Ngày giờ. - Một ngày có 24 giờ, từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau, - Chia 5 buổi: Buổi sáng từ 1 giờ sáng đến 10 giờ sáng. - Thực hành xem đồng hồ. - Đồng hồ nào chỉ thời gian thích hợp với giờ ghi trong tranh. - Bạn An đi học lúc 7 giờ sáng. - Đồng hồ B chỉ 7 giờ sáng. - HS quay kim trên mặt đồng hồ. - Bạn nhận xét thực hành Đ- S. - HS trả lời. - An thức dậy lúc 6 giờ sáng – Đồng hồ A. - An xem phim lúc 20 giờ – Đồng hồ D. 17 giờ An đá bóng – Đồng hồ C. - 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối. - 17 giờ còn gọi là 5 giờ chiều. - An xem phim lc 8 giờ tối, An đá bóng lúc 5 giờ chiều. - Đi học đúng giờ/Đi học muộn. - Quan sát tranh, đọc giờ quy định trong tranh và xem đồng hồ rồi so sánh. - Là 7 giờ. - Lúc 8 giờ. - Bạn học sinh đi học muộn? - Câu a (S), câu b (Đ) - Đi học trước 7 giờ để đến trường lúc 7 giờ. - Tranh 4: Câu a (Đ). Bạn Lan tập đàn lúc 20 giờ. - HS thực hành quay mặt đồng hồ - 1 giờ trưa, 9 giờ tối. - Tập quay kim đồng hồ, tập xem giờ. |