BÀI 21: LÍT
I. Mục tiêu:
- Giúp HS bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích( sức chứa); biết ca 1 lít, chai 1 lít, biết lít là đơn vị đo dung tích. Biết đọc, viết tên gọi và kí hiệu của lít.
- Biết cộng trừ các số theo đơn vị lít, biết giải toán liên quan đến đơn vị lít.
- HSKT: bước đầu làm quen với biểu tượng về dung tích
II. Đồ dùng dạy – học:
- Giáo viên: chai 1 lít, cốc, bình nước.
- Học sinh: 1 vài chiếc cốc khác nhau
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Nội dung |
Cách thức tiến hành |
A. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) - Bài 2: tính64 + 3648 + 52 B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: 2. Hình thành KT mới a. Làm quen với biểu tượng dung tích (sức chứa) b. Giới thiệu ca 1 lít, chai 1 lít, đơn vị lít c. Thực hành Bài 1: Đọc, viết theo mẫu Bài 2: Tính (theo mẫu) 9 l+ 8 l= 17 l17 l– 6 l= 11 l Bài 3: (HSKT không làm) Còn bao nhiêu lít Bài 4: (HSKT không làm) Tóm tắt Lần đầu bán: 16l Lần sau bán: 25l Cả hai lần: ….lít ? 3. Củng cố, dặn dò: (2 phút) |
H: Lên bảng thực hiện (2 em) H+G: Nhận xét, đánh giá,… G: Nêu mục đích yêu cầu giờ học G: Lấy bình nước, 1 số chai và cốc kích cỡ khác nhau, đổ nước đầy H: Quan sát, so sánh về sức chứa …. - Nêu nhận xét H+G: Nhận xét, bổ sung G: Đưa chai 1 lít, ca 1 lít và rót nước đầy H: Quan sát G: Nói đây là 1 lít nước - Để so sánh sức chứa 1 cái chai, 1 cái ca ta dùng đơn vị đo là lít - Giới thiệu cách viết tắt (l), ghi bảng H: Luyện viết H: Nêu yêu cầu bài tập G:Đưa mẫu, phân tích H: làm bài vào vở - 2 em lên bảng thực hiện H+G: Nhận xét, bổ sung H: Nêu yêu cầu bài tập G:HD cách làm H: làm bài vào vở - 3 em lên bảng thực hiện H+G: Nhận xét, bổ sung H: Nêu yêu cầu BT và cách thực hiện G: Giúp HS nắm yêu cầu của BT H: làm bài theo nhóm - HS lên bảng làm bài (1 em) H+G: Nhận xét, đánh giá. H: Đọc đề toán H+G: Phân tích, tóm tắt H: Làm bài theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày kết quả H+G: Chữa bài, đánh giá kết quả nhóm G: Nhận xét chung giờ học H: Ôn lại bài ở nhà |