Giáo án Toán 2 bài 23: Ngày, giờ mới nhất

Ngày, giờ

I/ MỤC TIÊU:

1Kiến thức: Giúp học sinh:

- Nhận biết được một ngày có 24 giờ, biết các buổi và tên gọi các giờ tương ứng trong một ngày: bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: ngày, giờ.

- Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm, khoảng thời gian, các buổi sáng, trưa, chiều, tối, đêm) và đọc giờ đúng trên đồng hồ.

- Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày.

2. Kĩ năngXem giờ đúng, chính xác.

3Thái độPhát triển tư duy toán học cho học sinh.

II/ CHUẨN BỊ:

1Giáo viênMặt đồng hồ bằng bìa có kim ngắn, kim dài.

2Học sinh: Sách, vở BT, bảng con, nháp.

III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS.

1Bài cũ: (4')

Luyện tập phép trừ có nhớ, tìm số trừ.

Ghi:

100 – 27

100 - 9

100 – x = 46

- Nhận xét, cho điểm.

2Dạy bài mới: (27')

Giới thiệu bài.

Hoạt động 1: Giới thiệu ngày giờ.

- Mỗi ngày có ban ngày và ban đêm, hết ngày rồi lại đến đêm. Ngày nào cũng có buổi sáng, trưa, chiều, tối.

Hỏi đáp: Lúc 5 giờ sáng em đang làm gì?

- Lúc 11 giờ trưa em đang làm gì?

- Lúc 3 giờ chiều em đang làm gì?

- Lúc 8 giờ tối em đang làm gì?

- Mỗi khi HS trả lời GV quay kim trên mặt kim đồng hồ chỉ đúng câu trả lời của HS.

Giảng giải: Một ngày có 24 giờ. Một ngày được tính từ 12 giờ đêm hôm trước đến 12 giờ đêm hôm sau.

- Hướng dẫn học sinh đọc bảng phân chia thời gian trong ngày.

- 2 giờ chiều còn gọi là mấy giờ?

- 23 giờ còn gọi là mấy giờ?

- Phim truyền hình thường được chiếu vào lúc 18 giờ tức là lúc mấy giờ chiều?

- Đôi khi ta cũng có thể nói 14 giờ, 23 giờ, 20 giờ ….

- Trực quan: Đồng hồ minh họa.

Hoạt động 2: Luyện tập.

Bài 1:

- Gọi 2 em lên bảng. Lớp tự làm.

- Đồng hồ thứ nhất chỉ mấy giờ?

- Điền số mấy vào chỗ chấm?

- Em tập thể dục lúc mấy giờ?

- Yêu cầu học sinh làm tương tự phần còn lại.

- Nhận xét, cho điểm.

Bài 2: Gọi 1 em đọc đề.

- Các bạn nhỏ đi đến trường lúc mấy giờ?

- Đồng hồ nào chỉ 7 giờ sáng?

- Đọc câu trên bức tranh?

- 17 giờ còn gọi là mấy giờ chiều?

- Đồng hồ nào chỉ 5 giờ chiều?

- Bức tranh 4 vẽ gì?

- Đồng hồ nào chỉ 10 giờ đêm?

- Bức tranh cuối cùng?

- GV hỏi các vấn đề khác.

- Nhận xét, cho điểm.

Bài 3:

- GV giới thiệu đồng hồ điện tử sau đó đối chiếu làm.

- Nhận xét, cho điểm.

3Củng cố:(4')

- Một ngày có bao nhiêu giờ? Một ngày bắt đầu và kết thúc như thế nào? Một ngày có mấy buổi? Buổi sáng tính từ mấy giờ đến mấy giờ?

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò-Học bài.

- 2 em đặt tính và tính, tìm x. Lớp bảng con.

- Ngày, giờ.

- Em đang ngủ.

- Em đang ăn cơm cùng các bạn.

- Em đang học bài tại lớp.

- Em đang xem ti vi.

- 5- 6 em đọc bảng phân chia thời gian.

- Vài em đọc lại (trong SGK)

- 14 giờ.

- 11 giờ đêm.

- 6 giờ chiều.

- Quan sát.

- Xem giờ được vẽ trên mặt đồng hồ rồi ghi số chỉ giờ vào chỗ chấm tương ứng.

- Chỉ 6 giờ.

- Số 6.

- Lúc 6 giờ sáng.

- Làm bài. Nhận xét Đ – S.

* HSKK làm 2 bài

- 1 em đọc đề.

- Lúc 7 giờ sáng.

- Đồng hồ C.

- Em chơi thả điều lúc 17 giờ.

- 5 giờ chiều.

- Đồng hồ D.

- Em ngủ lúc 10 giờ đêm.

- Đồng hồ B.

- Em đọc truyện lúc 8 giờ tối. Đồng hồ A chỉ 8 giờ tối.

- HS tập quay kim đồng hồ chỉ giờ em làm việc đó (4- 5 em)

- Làm bài, 20 giờ còn gọi là 8 giờ tối.

- 2- 3 em trả lời.