Cung chứa góc

Câu 1 Trắc nghiệm

Đường tròn đường kính \(CD\) là quỹ tích của điểm nào dưới đây

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Quỹ tích các điểm \(M\) nhìn đoạn thẳng \(CD\) cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính \(CD.\)

Câu 2 Trắc nghiệm

Cho hình vẽ sau, chọn kết luận đúng:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Quan sát hình vẽ ta thấy các điểm \(B,D\) thuộc cung chứa góc \({80^0}\) dựng trên đoạn \(AC\), còn điểm \(E\) thuộc cung chứa góc \({75^0}\) dựng trên đoạn \(AC\).

Do đó chỉ có đáp án \(2\) điểm \(B,D\) cùng thuộc cung chứa góc \({80^0}\) dựng trên đoạn \(AC\) là đúng

Câu 3 Trắc nghiệm

Cho tam giác \(ABC\) có \(BC\) cố định và góc \(A\) bằng \(60^\circ \) . Gọi \(D\) là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm \(D\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có \(\widehat A = 60^\circ  \Rightarrow \widehat B + \widehat C = 120^\circ \) nên \(\widehat {BDC} + \widehat {DBC} = \dfrac{{120^\circ }}{2} = 60^\circ  \Rightarrow \widehat {BDC} = 120^\circ \)  

 Quỹ tích của điểm D là hai cung chứa góc \(120^0\) dựng trên đoạn BC.

Câu 4 Trắc nghiệm

Cho tam giác ABC vuông tại A, có cạnh BC cố định. Gọi M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC. Tìm quỹ tích điểm M khi A di động.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Tam giác ABC có:

\(\widehat A + \widehat B + \widehat C = {180^0}\)  (tính chất tổng 3 góc trong tam giác) $ \Leftrightarrow \widehat B + \widehat C = 90^\circ  \Leftrightarrow \dfrac{1}{2}\widehat B + \dfrac{1}{2}\widehat C = 45^\circ $

Vì M là tâm đường tròn nội tiếp tam giác nên BM, CM là phân giác các góc \(\widehat B,\widehat C\).

Suy ra ta có: \(\widehat {MBC} + \widehat {MCB} = {45^0}\)

 Xét tam giác BMC có: \(\widehat {MBC} + \widehat {MCB} + \widehat {CMB} = {180^0}\)\( \Leftrightarrow \widehat {CMB} = {180^0} - {45^0} = {135^0}\)

* Ta có  B, C cố định \(\widehat {CMB} = {135^0}\)  không đổi

\( \Rightarrow \)   Quỹ tích điểm M là 2 cung chứa góc \({135^0}\)dựng trên BC.

Câu 5 Trắc nghiệm

Cho các hình vuông $ABCD$ có cạnh $AB$ cố định. Tìm quỹ tích giao điểm $O$ của hai đường chéo của các hình vuông đó.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Xét hình vuông $ABCD$ có hai đường chéo $AC$ và $BD$ vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Suy ra  \(AO \bot BO \Rightarrow \) \(\widehat {AOB} = {90^\circ }\)

Ta có \(\widehat {AOB} = {90^0}\)   không đổi mà $A,B$ cố định

\( \Rightarrow \)  Quỹ tích điểm $O$ là nửa đường tròn đường kính $AB$ trừ hai điểm $A$ và $B.$

Câu 6 Trắc nghiệm

Cho tam giác đều $ABC$ . Tìm quỹ tích các điểm $M$ nằm trong tam giác đó sao cho \(M{B^2} = M{A^2} + M{C^2}\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Vẽ tam giác $AMN$ đều ($N$ khác phía $C$ đối với $AM$ ).

Xét \(\Delta BNA\) và \(\Delta AMC\) có:

\(AN = AM\) (vì tam giác $AMN$ đều)

\(BA = BC\) (vì tam giác $ABC$ đều)

\(\widehat {NAB} = \widehat {MAC}\) (vì cùng bằng \({60^\circ } - \widehat {BAM}\) )

Suy ra \(\Delta ANB = \Delta AMC(c.g.c)\) nên ta có $NB = MC$.

Ta có:   \(M{B^2} = M{A^2} + M{C^2} = M{N^2} + N{B^2}\) nên \(\widehat {MNB} = {90^\circ }\). 

Suy ra \(\widehat {BNA} = {90^0} + {60^0} = {150^0}\), do đó \(\widehat {AMC} = \widehat {BNA} = {150^0}\).

$B,C$ cố định

\( \Rightarrow \)  Quỹ tích điểm $M$ là hai cung chứa góc \({150^0}\) dựng trên$AC$ , trừ hai điểm $A$ và$C$ .

Câu 7 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $B$ . Tìm quỹ tích các điểm $M$ nằm trong tam giác đó sao cho \(2M{B^2} = M{A^2} - M{C^2}\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Vẽ tam giác $MBD$ vuông cân tại $B$ ($M$ và $D$ khác phía đối với $BC$ ).

Xét \(\Delta ABM\) và \(\Delta CBD\) có:

\(BM = BD\) (vì tam giác $MBD$ vuông cân tại $B$ )

\(BA = BC\) (vì tam giác $ABC$ vuông cân tại $B$ )

\(\widehat {MBA} = \widehat {CBD}\) (vì cùng bằng \({90^\circ } - \widehat {MBC}\) )

Suy ra \(\Delta ABM = \Delta CBD(c - g - c)\) nên ta có $AM = CD$.

Ta có:  \(2M{B^2} = M{A^2} - M{C^2}\)

\( \Rightarrow 2M{B^2} + M{C^2} = M{A^2} \)\(\Rightarrow {\left( {MB\sqrt 2 } \right)^2} + M{C^2} = C{D^2} \)\(\Rightarrow M{D^2} + M{C^2} = C{D^2}\)

nên \(\widehat {DMC} = {90^0}\).  Suy ra \(\widehat {BMC} = \widehat {BMD} + \widehat {DMC} \)\(= 45^\circ  + 90^\circ  = {135^0}\).  Mà $B,C$ cố định

\( \Rightarrow \) Quỹ tích điểm M là cung chứa góc \({135^0}\) dựng trên $BC$ , trừ hai điểm $B$ và $C$ .

Câu 8 Trắc nghiệm

Cho Cho đường tròn đường kính $AB$ cố định, $M$ là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia $MA$ lấy điểm $I$ sao cho $MI = \dfrac{3}{2}MB$ . Quỹ tích các điểm $I$ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Tam giác $AMB$ vuông tại$M$ , ta có \(\widehat {AMB} = {90^\circ }\). Mặt khác ta có: \(\widehat {AMB} + \widehat {IMB} = {180^\circ },\) suy ra \(\widehat {IMB} = {90^\circ }\)

hay tam giác $BMI$ vuông tại$M$ . Trong tam giác vuông $BMI$ ta có \(tan\widehat {MIB} = \dfrac{{MB}}{{MI}} = \dfrac{2}{3}\)

Suy ra \(\widehat {MIB} = {a^0}\) không đổi hay \(\widehat {AIB} = {a^0}\) không đổi. Mà $A,B$ cố định

\( \Rightarrow \) Quỹ tích điểm $I$ là $2$  cung chứa góc \({a^0}\) dựng trên $AB$ với \(\tan a = \dfrac{2}{3}\)

Câu 9 Trắc nghiệm

Cho đoạn thẳng $AB$ cố định và một điểm \(C\) di chuyển trên đường tròn tâm \(B\) bán kính \(BA\). Dựng hình bình hành \(ABCD\). Gọi \(O\) là giao điểm của hai đường chéo hình bình hành. Tìm quỹ tích điểm \(O\) khi \(C\) di chuyển trên đường tròn \(\left( {B;BA} \right)\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Do \(ABCD\) là hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau nên là hình thoi, do đó hai đường chéo \(AC\) và \(BD\) vuông góc với nhau tại \(O\)

Suy ra  \(AO \bot BO \Rightarrow \) \(\widehat {AOB} = {90^\circ }\)

Ta có \(\widehat {AOB} = {90^0}\)   không đổi, A, B cố định

\( \Rightarrow \)  Quỹ tích điểm O là đường tròn đường kính AB.

Nếu \(C \equiv A\) thì \(O \equiv A\) nên \(A\) thuộc quỹ tích.

Nếu \(C\) đối xứng với \(A\) qua \(B\) thì \(O \equiv B\).

Vậy hai điểm \(A,B\) cũng thuộc quỹ tích         

Câu 10 Trắc nghiệm

Quỹ tích các điểm \(M\) nhìn đoạn thẳng \(AB\) cho trước dưới một góc vuông là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Quỹ tích các điểm \(M\) nhìn đoạn thẳng \(AB\) cho trước dưới một góc vuông là đường tròn đường kính \(AB\).

Câu 11 Trắc nghiệm

Với đoạn thẳng \(AB\) và góc \(\alpha \) \(\left( {0^\circ  < \alpha  < 180^\circ } \right)\) cho trước thì quỹ tích các điểm \(M\) thỏa mãn \(\widehat {AMB} = \alpha \) là 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Với đoạn thẳng \(AB\) và góc \(\alpha \) \(\left( {0^\circ  < \alpha  < 180^\circ } \right)\) cho trước thì quỹ tích các điểm \(M\) thỏa mãn \(\widehat {AMB} = \alpha \) là hai cung chứa góc \(\alpha \) dựng trên đoạn \(AB\).

Hai cung chứa góc \(\alpha \) nói trên là hai cung tròn đối xứng nhau qua \(AB\). Hai điểm \(A,B\) được coi là thuộc quỹ tích.

Câu 12 Trắc nghiệm

Cho tam giác \(ABC\) có \(BC\) cố định và góc \(A\) bằng \(50^\circ \). Gọi \(D\) là giao điểm của ba đường phân giác trong của tam giác. Tìm quỹ tích điểm \(D\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có \(\widehat A = 50^\circ  \Rightarrow \widehat B + \widehat C = 130^\circ \) nên \(\widehat {BDC} + \widehat {DBC} = \dfrac{{130^\circ }}{2} = 65^\circ  \Rightarrow \widehat {BDC} = 115^\circ \)  

Quỹ tích của điểm $D$ là hai cung chứa góc \(115^\circ \) dựng trên đoạn $BC$.

Câu 13 Trắc nghiệm

Cho các hình thoi $ABCD$ có cạnh $AB$ cố định. Tìm quỹ tích giao điểm $O$ của hai đường chéo của hình thoi đó.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Xét hình thoi $ABCD$ có hai đường chéo $AC$ và $BD$ vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường.

Suy ra  \(AO \bot BO \Rightarrow \)  \(\widehat {AOB} = {90^0}\)

Ta có \(\widehat {AOB} = {90^0}\)   không đổi mà $A,B$ cố định

\( \Rightarrow \)  Quỹ tích điểm $O$ là nửa đường tròn đường kính $AB$ trừ hai điểm $A$$B.$

Câu 14 Trắc nghiệm

Cho nửa đường tròn đường kính \(AB\). Gọi \(M\) là điểm chính giữa  của cung \(AB\) . Trên cung \(AM\) lấy điểm \(N\). Trên tia đối của tia \(MA\) lấy điểm \(D\) sao cho \(MD = MB\), trên tia đối của tia \(NB\) lấy điểm \(E\) sao cho \(NA = NE\), trên tia đối của tia \(MB\) lấy điểm \(C\) sao cho \(MC = MA\) .

Các điểm nào dưới đây cùng thuộc một đường tròn ?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Các tam giác \(\Delta ANE,\,\Delta AMC,\,\Delta BMD\)  lần lượt vuông cân tại $N,M,M$ nên \(\widehat {AEB} = \widehat {ADB} = \widehat {ACB} = 45^\circ \)

$AB$ cố định nên các điểm $A,B,C,D,E$ cùng thuộc một đường tròn.

Câu 15 Trắc nghiệm

Cho hình vuông \(ABCD\). Trên cạnh \(BC\) lấy điểm \(E\) , trên tia đối của tia \(CD\) lấy điểm \(F\) sao cho \(CE = CF\). Gọi \(M\) là giao điểm của hai đường thẳng \(DE\) và  \(BF\). Tìm quỹ tích của điểm \(M\) khi \(E\) di động trên cạnh \(BC\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Ta có \(\Delta DEC = \Delta BFC\left( {c - g - c} \right)\) \( \Rightarrow \widehat {EDC} = \widehat {EBM}\) \( \Rightarrow \widehat {EDC} + \widehat {DEC} = \widehat {EBM} + \widehat {BEM} \Rightarrow \widehat {EMB} = 90^\circ \)

Hay \(\widehat {BMD} = 90^\circ \)  nên $M$ thuộc đườngtròn đường kính$BD$ . Mà \(E \in BC\) nên quỹ tích của điểm $M$ là cung \(BC\)  của đường tròn đường kính $BD$ .

Câu 16 Trắc nghiệm

Cho tam giác đều $ABC$ . Tìm quỹ tích các điểm $M$ nằm trong tam giác đó sao cho \(M{A^2} = M{B^2} + M{C^2}\)

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vẽ tam giác $BMN$ đều ($N$ khác phía $C$ đối với$BM$ ).

Xét \(\Delta BNA\)\(\Delta BMC\) có:

\(BN = BM\) (vì tam giác $BMN$ đều)

\(BA = BC\) (vì tam giác $ABC$ đều)

\(\widehat {NBA} = \widehat {MBC}\) (vì cùng bằng \({60^0\ } - \widehat {ABM}\) )

Suy ra \(\Delta BNA = \Delta BMC(c.g.c)\) nên ta có $NA = MC$.

Ta có:   \(M{A^2} = M{B^2} + M{C^2} = M{N^2} + N{A^2}\) nên \(\widehat {MNA} = {90^0}\)

Suy ra \(\widehat {BNA} = {90^0} + {60^0} = {150^0}\), do đó \(\widehat {BMC} = \widehat {BNA} = {150^0}\).

$B,C$ cố định

\( \Rightarrow \)  Quỹ tích điểm $M$ là hai cung chứa góc \({150^0}\) dựng trên$BC$ , trừ hai điểm $B$ và $C$ .

Câu 17 Trắc nghiệm

Cho tam giác $ABC$ vuông cân tại $A$ . Tìm quỹ tích các điểm $M$ nằm trong tam giác đó sao cho \(2M{A^2} = M{B^2} - M{C^2}\).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Vẽ tam giác $MAD$ vuông cân tại $A$ ($M$ và $D$ khác phía đối với$AC$ ).

Xét \(\Delta BAM\) và \(\Delta CAD\) có:

\(AM = AD\) (vì tam giác $MAD$ vuông cân tại$A$ )

\(BA = AC\) (vì tam giác $ABC$ vuông cân tại$A$ )

\(\widehat {MAB} = \widehat {CAD}\) (vì cùng bằng \({90^0} - \widehat {MAC}\) )

Suy ra \(\Delta BAM = \Delta CAD(c - g - c)\) nên ta có $BM = CD$.

Ta có:  \(2M{A^2} = M{B^2} - M{C^2}\)

\( \Rightarrow 2M{A^2} + M{C^2} = M{B^2} \Rightarrow {\left( {MA\sqrt 2 } \right)^2} + M{C^2} = C{D^2} \Rightarrow M{D^2} + M{C^2} = C{D^2}\)

nên \(\widehat {DMC} = {90^0}\).  Suy ra \(\widehat {AMC} = {135^0}\).  Mà $A,C$ cố định

\( \Rightarrow \) Quỹ tích điểm M là cung chứa góc \({135^0}\) dựng trên$AC$ , trừ hai điểm $A$$C$ .

Câu 18 Trắc nghiệm

Cho hình bình hành $ABCD$ , hai đường chéo cắt nhau tại $I$ . Từ $A$ kẻ các đường vuông góc với $BC$ , $CD$ , $DB$ thứ tự tại $H,E,K$ . Xét các khẳng định sau:

I. Bốn điểm $A,H,C,E$ nằm trên một đường tròn.

II. Bốn điểm $A,K,D,E$ nằm trên một đường tròn.

III. Bốn điểm $A,H,K,B$ nằm trên một đường tròn.

IV. Bốn điểm $K,I,E,H$ nằm trên một đường tròn.

Chọn khẳng định đúng.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

\(AH \bot BC,AE \bot CD \Rightarrow \) bốn điểm $A,H,C,E$ nằm trên đường tròn đường kính$AC$ , $I$ là trung điểm của $AC$

\( \Rightarrow \) $I$ là tâm đường tròn đường kính $AC$

$ \Rightarrow \widehat {HIE} = 2\widehat {HAE} = 2\left( {\widehat {HAC} + \widehat {EAC}} \right)$ \( = 2\left( {{{90}^0} - \widehat {ACB} + {{90}^0} - \widehat {ACE}} \right) = 2\left( {{{180}^0} - \widehat {BCD}} \right)\)

Lại có \(AH \bot BC,AK \bot BD,AE \bot CD\) nên  bốn đỉnh \(A,K,E,D\) nằm trên đường tròn đường kính \(AD\) và  bốn đỉnh \(A;K;H;B\) nằm trên đường tròn đường kính \(AB\) \( \Rightarrow \widehat {EKD} = \widehat {EAD}\)\(\widehat {BKH} = \widehat {BAH}\)

\( \Rightarrow \widehat {HKE} = {180^0} - \widehat {EKD} - \widehat {BKH} = {180^0} - \widehat {EAD} - \widehat {BAH}\\ = {90^0} - \widehat {EAD} + {90^0} - \widehat {BAH} = \widehat {ADC} + \widehat {ABC} = 2\left( {{{180}^0} - \widehat {BCD}} \right)\)

Suy ra $K$$I$ cùng nhìn đoạn $HE$ dưới một góc \(2\left( {{{180}^0} - \widehat {BCD}} \right)\)

Vậy $K,I,E,H$ nằm trên một đường tròn.

Câu 19 Trắc nghiệm

Cho đường tròn đường kính $AB$ cố định, $M$ là một điểm chạy trên đường tròn. Trên tia đối của tia $MA$ lấy điểm $I$ sao cho $MI = 2MB$. Quỹ tích các điểm $I$ là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Tam giác $AMB$ vuông tại$M$ , ta có \(\widehat {AMB} = {90^0 }\). Mặt khác ta có: \(\widehat {AMB} + \widehat {IMB} = {180^0 },\) suy ra \(\widehat {IMB} = {90^0 }\)

hay tam giác $BMI$ vuông tại $M$ . Trong tam giác vuông $BMI$ ta có \(\tan\widehat {MIB} = \dfrac{{MB}}{{MI}} = \dfrac{1}{2}\)

Suy ra \(\widehat {MIB} = {a^0}\) không đổi hay \(\widehat {AIB} = {a^0}\) không đổi. Mà $A,B$ cố định

\( \Rightarrow \) Quỹ tích điểm $I$$2$  cung chứa góc \({a^0}\) dựng trên $AB$ với \(\tan a = \dfrac{1}{2}.\)

Câu 20 Trắc nghiệm

Cho tam giác$ABC$ , gọi $I$ là tâm đường tròn nội tiếp tam giác, $P$ là một điểm trong tam giác thỏa mãn \(\widehat {PBA} + \widehat {PCA} = \widehat {PBC} + \widehat {PCB}\). Xét các khẳng định sau:

I. $P$ nhìn đoạn $BC$ dưới một góc \({90^0} + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\)              II.  $I$ nhìn đoạn $BC$ dưới một góc \({90^0} + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\)   

Kết luận nào sau đây đúng?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Theo giả thiết ta có:\(\widehat {PBA} + \widehat {PCA} = \widehat {PBC} + \widehat {PCB} \Rightarrow \widehat {PBA} + \widehat {PCA} + \widehat {PBC} + \widehat {PCB} = 2\left( {\widehat {PBC} + \widehat {PCB}} \right)\)

\( \Rightarrow 2\left( {\widehat {PBC} + \widehat {PCB}} \right) = \widehat B + \widehat C \Rightarrow 2\left( {{{180}^0} - \widehat {BPC}} \right) = \widehat B + \widehat C = {180^0} - \widehat {BAC}\)\( \Rightarrow \widehat {BPC} = {90^0} + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\)

Mặt khác \(\widehat {BIC} = {180^0} - \left( {\widehat {IBC} + \widehat {ICB}} \right) = {180^0} - \dfrac{1}{2}\left( {\widehat {ABC} + \widehat {ACB}} \right)\)

\( = {180^0} - \dfrac{1}{2}\left( {{{180}^0} - \widehat {BAC}} \right) = {90^0} + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\)

Suy ra $P$$I$ luôn nhìn đoạn $BC$ về cùng một phía dưới cùng một góc \({90^0} + \dfrac{1}{2}\widehat {BAC}\).