Các dạng bài tập về phóng xạ

Câu 21 Trắc nghiệm

Một chất phóng xạ có chu kỳ bán rã T . Thời gian để khối lượng chất phóng xạ còn lại bằng \(\dfrac{{\sqrt 2 }}{4}\) lần khối lượng chất phóng xạ ban đầu là :

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

\(m = {m_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}} = \dfrac{{\sqrt 2 }}{4}{m_0} \Leftrightarrow {2^{ - \dfrac{t}{T}}} = {2^{ - 1,5}} \Rightarrow t = 1,5T\)

Câu 22 Trắc nghiệm

Một mẫu chất phóng xạ nguyên chất sau thời gian t có số hạt nhân đã phân rã gấp 15 lần số hạt nhân chưa bị phân rã. Khoảng thời gian kể từ lúc số hạt nhân phóng xạ trong mẫu chất này giảm 2 lần cho đến lúc giảm 4 lần là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

- Ta có số hạt nhân đã phân rã gấp 15 lần số hạt nhân chưa bị phân rã:

\(\Delta N = 15N \Leftrightarrow {N_0}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right) = 15.{N_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}} \Rightarrow t = 4T \Rightarrow T = \dfrac{t}{4}\)

- Thời điểm số hạt nhân phóng xạ trong mẫu giảm đi 2 lần: \({N_0}{.2^{ - \dfrac{{{t_1}}}{T}}} = \dfrac{{{N_0}}}{2} \Rightarrow {t_1} = T\)

- Thời điểm số hạt nhân phóng xạ trong mẫu giảm đi 4 lần: \({N_0}{.2^{ - \dfrac{{{t_2}}}{T}}} = \dfrac{{{N_0}}}{4} \Rightarrow {t_2} = 2T\)

- Khoảng thời gian kể từ lúc số hạt nhân phóng xạ trong mẫu chất này giảm 2 lần cho đến lúc giảm 4 lần: \(\Delta t = {t_2} - {t_1} = T = \dfrac{t}{4}\)

Câu 23 Trắc nghiệm

\({}_{11}^{24}Na\) là chất phóng xạ β- với chu kì bán rã 15 h. Ban đầu có một lượng \({}_{11}^{24}Na\) thì sau một khoảng thời gian bao lâu lượng chất phóng xạ trên bị phân rã 64%? 

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{\Delta m}}{{{m_0}}}.100\%  = 64\% \\ \Leftrightarrow \dfrac{{{m_0}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right)}}{{{m_0}}} = 0,64\\ \Leftrightarrow 1 - {2^{ - \dfrac{t}{{15}}}} = 0,64\\ \Rightarrow {2^{ - \dfrac{t}{{15}}}} = 0,36 \Rightarrow  - \dfrac{t}{{15}} = {\log _2}\left( {0,36} \right)\\ \Rightarrow t \approx 22h\end{array}\)

Câu 24 Trắc nghiệm

Một chất phóng xạ có độ phóng xạ ban đầu \({H_0}\), gồm 2 chất phóng xạ có số hạt nhân ban đầu bằng nhau. Chu kì bán rã của chúng lần lượt là \({T_1} = 2h\) và \({T_2} = 3h\). Sau \(6h\), độ phóng xạ của khối chất còn lại là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có:

+ Độ phóng xạ ban đầu của khối chất:

\(\begin{array}{l}{H_0} = {H_{01}} + {H_{02}} = \dfrac{{\ln 2}}{{{T_1}}}{N_0} + \dfrac{{\ln 2}}{{{T_2}}}{N_0}\\ = \dfrac{{\ln 2}}{2}{N_0} + \dfrac{{\ln 2}}{3}{N_0}\\ \Rightarrow {N_0}\ln 2 = \dfrac{6}{5}{H_0}\end{array}\)

+ Độ phóng xạ tại thời điểm \(t = 6h\) là:

\(\begin{array}{l}H = {H_{01}}{.2^{ - \dfrac{t}{{{T_1}}}}} + {H_{02}}{.2^{ - \dfrac{t}{{{T_2}}}}}\\ = \dfrac{{\ln 2}}{{{T_1}}}{N_0}{.2^{ - \dfrac{t}{{{T_1}}}}} + \dfrac{{\ln 2}}{{{T_2}}}.{N_0}{.2^{ - \dfrac{t}{{{T_2}}}}}\\ = \ln 2.{N_0}\left( {\dfrac{{{2^{ - \dfrac{6}{2}}}}}{2} + \dfrac{{{2^{ - \dfrac{6}{3}}}}}{3}} \right) = \dfrac{6}{5}{H_0}\dfrac{7}{{48}} = \dfrac{{7{H_0}}}{{40}}\end{array}\)

Câu 25 Trắc nghiệm

Hạt nhân \({}_{84}^{210}Po\) đứng yên, phân rã α thành hạt nhân chì. Động năng của hạt α bay ra bằng bao nhiêu phần trăm của năng lượng phân rã?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Ta có PTPƯ sau: \({}_{84}^{210}Po \to \alpha  + {}_{82}^{206}Pb\)

+ Theo định luật bảo toàn động lượng ta có: \(\overrightarrow {{p_{Po}}}  = \overrightarrow {{p_\alpha }}  + \overrightarrow {{p_{Pb}}}  = 0 \Rightarrow {p_\alpha } = {p_{Pb}}\)

Mà \({p^2} = 2mK \Rightarrow {m_\alpha }{K_\alpha } = {m_{Pb}}{K_{Pb}} \Rightarrow {K_{Pb}} = \dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_{Pb}}}}{K_\alpha }\)

+ Năng lượng phân rã: \(\Delta E = {K_\alpha } + {K_{Pb}} - {K_{Po}} = {K_\alpha } + {K_{Pb}}\)

\(\Delta E = {K_\alpha } + \dfrac{{{m_\alpha }}}{{{m_{Pb}}}}{K_\alpha } = \dfrac{{{m_{Pb}} + {m_\alpha }}}{{{m_{Pb}}}}{K_\alpha } \Rightarrow \dfrac{{{K_\alpha }}}{{\Delta E}} = \dfrac{{{m_{Pb}}}}{{{m_{Pb}} + {m_\alpha }}} = \dfrac{{206}}{{206 + 4}} = 0,981 = 98,1\% \)

Câu 26 Trắc nghiệm

Môt hạt nhân X ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến đổi thành hạt nhân con Y. Gọi m1, m2; v1 và v2 ; K1 và K2 tương ứng là khối lượng, tốc độ, động năng của hạt α và hạt Y. Hệ thức đúng là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

+ Phương trình phóng xạ: \({}_Z^AX \to {}_2^4\alpha  + {}_{Z - 2}^{A - 4}Y\)

+ Bảo toàn động lượng ta có: \(0 = \overrightarrow {{p_\alpha }}  + \overrightarrow {{p_\gamma }}  \Rightarrow {p_\alpha } = {p_\gamma } \Rightarrow {m_1}{v_1} = {m_2}{v_2} \Rightarrow \dfrac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \dfrac{{{m_2}}}{{{m_1}}}(1)\)

+ Lại có: \({p^2} = 2mK \Rightarrow 2{m_1}{K_1} = 2{m_2}{K_2} \Rightarrow \dfrac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \dfrac{{{K_1}}}{{{K_2}}}(2)\)

Từ (1) và (2) \(\frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{{K_1}}}{{{K_2}}}\)

Câu 27 Trắc nghiệm

Một hạt nhân có số  khối A phóng xạ α. Lấy khối lượng của hạt nhân tính theo đơn vị  u bằng số  khối của nó. Tỉ số giữa khối lượng hạt nhân con và khối lượng hạt nhân mẹ sau 2 chu kì bán rã

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+ Phương trình phóng xạ: \({}_Z^AX \to {}_2^4\alpha  + {}_{Z - 2}^{A - 4}Y\)

+ Khối lượng hạt nhân mẹ còn lại sau 2 chu kì là: \({m_X} = {m_0}{.2^{\dfrac{{ - t}}{T}}} = {m_0}{.2^{ - 2}}\)

+ Khối lượng hạt nhân con sinh ra sau 2 chu kì là: \({m_Y} = {m_0}.\dfrac{{{A_{con}}}}{{{A_{me}}}}\left( {1 - {2^{\dfrac{{ - t}}{T}}}} \right) = {m_0}.\dfrac{{A - 4}}{A}\left( {1 - {2^{ - 2}}} \right)\)

Ta có:  \(\dfrac{{{m_Y}}}{{{m_X}}} = \dfrac{{\dfrac{{A - 4}}{A}\left( {1 - {2^{ - 2}}} \right){m_0}}}{{{2^{ - 2}}{m_0}}} = \dfrac{{A - 4}}{A}\left( {{2^2} - 1} \right) = \dfrac{{3\left( {A - 4} \right)}}{A}\)

Câu 28 Trắc nghiệm

Hạt nhân \({}^{{A_1}}X\)phóng xạ và biến thành một hạt nhân bền \({}^{{A_2}}Y\). Coi khối lượng của các hạt nhân X, Y tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Biết chất phóng xạ X có chu kì bán rã là T. Ban  đầu, có  một mẫu X nguyên chất thì sau thời gian 3T, tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

+ Khối lượng Y sinh ra sau 3T: \({m_Y} = {m_{con}} = {m_0}.\dfrac{{{A_{con}}}}{{{A_{me}}}}\left( {1 - {2^{ - 3}}} \right) = {m_0}.\dfrac{{{A_2}}}{{{A_1}}}\left( {1 - {2^{ - 3}}} \right)\)

+ Khối lượng X còn lại sau 3T: \({m_X} = {m_0}{.2^{ - 3}}\)

=> Tỉ số giữa khối lượng của chất Y và khối lượng của chất X là: \(\dfrac{{{m_Y}}}{{{m_X}}} = 7\dfrac{{{A_2}}}{{{A_1}}}\)

Câu 29 Trắc nghiệm

Chất pôlôni \({}_{84}^{210}Po\) là phóng xạ hạt \(\alpha\) có chu kỳ bán rã là 138 ngày. Ban đầu giả sử mẫu quặng \(Po\) là nguyên chất và có khối lượng \(210g\), sau \(276\) ngày người ta đem mẫu quặng đó ra cân. Hãy tính khối lượng còn lại của mẫu quặng, coi khối lượng các hạt lấy gần bằng số khối.

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

+ Phương trình phản ứng : \({}_{84}^{210}Po \to {}^4\alpha  + {}^{206}X\)

+ Khối lượng của mẫu quặng sẽ bằng khối lượng còn lại của Po và khối lượng của hạt nhân con X. (Hạt α phân tán ra ngoài môi trường dưới dạng tia phóng xạ).

+ Khối lượng Po còn lại trong mẫu: \({m_{Po}} = {m_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}} = {210.2^{ - \dfrac{{276}}{{138}}}} = 52,5g\)

+ Khối lượng hạt nhân X sinh ra trong mẫu: \({m_X} = {m_0}.\dfrac{{{A_X}}}{{{A_{Po}}}}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right) = 210.\dfrac{{206}}{{210}}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{{276}}{{138}}}}} \right) = 154,5(g)\)

+ Vậy khối lượng của mẫu quặng: \(m{\rm{ }} = {\rm{ }}{m_{Pb}} + {\rm{ }}{m_X} = {\rm{ }}52,5{\rm{ }} + {\rm{ }}154,5{\rm{ }} = {\rm{ }}207\left( g \right)\).

Câu 30 Trắc nghiệm

Hạt nhân urani \({}_{92}^{238}U\)sau một chuỗi phân rã, biến đổi thành hạt nhân chì \({}_{82}^{206}Pb\). Trong quá trình đó, chu kì bán rã của \({}_{92}^{238}U\) biến đổi thành hạt nhân chì là 4,47.109 năm. Một khối đá được phát hiện có chứa 1,188.1020 hạt nhân \({}_{92}^{238}U\) và 6,239.1018 hạt nhân \({}_{82}^{206}Pb\). Giả sử khối đá lúc mới hình thành không chứa chì và tất cả lượng chì có mặt trong đó đều là sản phẩm phân rã của \({}_{92}^{238}U\). Tuổi của khối đá từ khi được hình thành cho đến khi được phát hiện là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

+ Số hạt nhân U chứa trong mẫu: \({N_U} = {N_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}} = 1,{188.10^{20}}\)

+ Số hạt nhân con tạo thành: \({N_{Pb}} = \Delta {N_U} = {N_0}.\left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right) = 6,{239.10^{18}}\)

\(\dfrac{{{N_U}}}{{{N_{Pb}}}} = \dfrac{{{2^{ - \dfrac{t}{T}}}}}{{1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}}} = \dfrac{{1,{{188.10}^{20}}}}{{6,{{239.10}^{18}}}} \Rightarrow \dfrac{t}{T} = 0,074 \Rightarrow t = 3,{3.10^8}\)năm

Câu 31 Trắc nghiệm

Đồng vị \({}_{92}^{238}U\) sau một chuỗi các phân rã thì biến thành chì \({}_{82}^{206}Pb\) bền, với chu kì bán rã \(T = 4,47\) tỉ năm. Ban đầu có một mẫu chất 238U nguyên chất. Sau \(2\) tỉ năm thì trong mẫu chất có lẫn chì 206Pb với khối lượng \({m_{Pb}} = 0,2g\) Giả sử toàn bộ lượng chì đó đều là sản phẩm phân rã từ 238U. Khối lượng 238U ban đầu là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Khối lượng Pb được tạo thành :

\(\begin{array}{l}{m_{Pb}} = {m_{0U}}.\dfrac{{{A_{Pb}}}}{{{A_U}}}.(1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}})\\ = {m_{0U}}.\dfrac{{206}}{{238}}.(1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}})\\ \Rightarrow {m_{0U}} = \dfrac{{{m_{Pb}}.238}}{{\left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right).206}} = \dfrac{{0,2.238}}{{\left( {1 - {2^{ - \dfrac{2}{{4,47}}}}} \right).206}} = 0,866g\end{array}\)

Câu 32 Trắc nghiệm

Một chất phóng xạ \(α\) có chu kì bán rã T. Khảo sát một mẫu chất phóng xạ này ta thấy: ở lần đo thứ nhất, trong 1 phút mẫu chất phóng xạ này phát ra 8n hạt \(α\). Sau 414 ngày kể từ lần đo thứ nhất, trong 1 phút mẫu chất phóng xạ chỉ phát ra n hạt α. Giá trị của T là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

+ Số hạt \(α\) phát ra chính là số hạt nhân đã bị phân rã. Gọi \({N_0}\) là số hạt nhân chất phóng xạ trước khi đo lần thứ nhất.

+  Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}\Delta {N_1} = {N_0}(1 - {2^{ - \dfrac{{{t_1}}}{T}}}) = 8n.\\\Delta {N_2} = N{'_0}(1 - {2^{ - \dfrac{{{t_1}}}{T}}}) = n.\end{array} \right.\)

\(\Rightarrow \dfrac{{N'}_0}{{N_0^/}} = 8\)

Lại có: \({N'_0}=N_0.2^{-\dfrac{t}{T}}\)

\(\Rightarrow \dfrac{{{N_0}}}{{{N_0}{{.2}^{-\dfrac{t}{T}}}}} = 8 \Rightarrow {2^{\dfrac{t}{T}}} = {2^3}\)

\(\to T = \dfrac{t}{3} = \dfrac{414}{3}= 138\) (ngày)

Câu 33 Trắc nghiệm

Một lượng chất phóng xạ có khối lượng ban đầu là \({m_0}\). Sau 4 chu kỳ bán rã khối lượng chất phóng xạ còn lại là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Khối lượng chất phóng xạ còn lại sau 4 chu kì bán rã là:

\(m = {m_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}} = {m_0}{.2^{ - \dfrac{{4T}}{T}}} = {m_0}{.2^{ - 4}} = \dfrac{{{m_0}}}{16}\)

Câu 34 Trắc nghiệm

Hạt nhân X bị phóng xạ thành hạt nhân bền Y. Hình bên là đồ thị biểu diễn sụ phụ thộc của số hạt nhân X và số hạt nhân Y theo thời gian. Lúc \(t = 6\) ngày, tỷ số giữa hạt nhân X và số hạt nhân Y là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: a
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: a
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: a

Số hạt nhân X còn lại sau thời gian t là \({N_X} = {N_0}{.2^{ - \dfrac{t}{T}}}\)

Số hạt nhân Y sinh ra sau thời gian t là \({N_Y} = {N_0}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right)\)

Từ đồ thị ta thấy tại \(t = 2\) ngày số hạt nhân X bằng số hạt nhân Y nên ta có

\({N_0}{2^{\dfrac{{-2}}{T}}} = {N_0}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{2}{T}}}} \right) =  > {2^{-\dfrac{{2}}{T}}} = \dfrac{1}{2} =  >  - \dfrac{{2}}{T} =  - 1 \)

=> \(T = 2\) ngày

Vậy tại \(t = 6\) ngày, tỷ số giữa hạt nhân X và số hạt nhân Y là \(\dfrac{{{N_X}}}{{{N_Y}}} = \dfrac{{{N_0}{{.2}^{\dfrac{{ - 6}}{2}}}}}{{{N_0}\left( {1 - {2^{ - \dfrac{6}{2}}}} \right)}} = \dfrac{{\dfrac{1}{8}}}{{\dfrac{7}{8}}} = \dfrac{1}{7}\)

Câu 35 Trắc nghiệm

Ban đầu có \({{N}_{0}}\) hạt nhân của một đồng vị phóng xạ. Tính từ lúc ban đầu, trong khoảng thời gian \(10\) ngày có \(\frac{3}{4}\) số hạt nhân của đồng vị phóng xạ đó đã bị phân rã. Chu kỳ bán rã của đồng vị phóng xạ này là

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Số hạt nhân bị phân rã sau \(10\) ngày là:

\(\begin{align}& N={{N}_{0}}\left( 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}} \right)=\frac{3}{4}{{N}_{0}}\Rightarrow 1-{{2}^{-\frac{t}{T}}}=\frac{3}{4} \\& \Rightarrow {{2}^{-\frac{t}{T}}}=\frac{1}{4}={{2}^{-2}}\Rightarrow \frac{t}{T}=2\Rightarrow \frac{10}{T}=2\Rightarrow T=5\,\,\left( ngay \right) \\\end{align}\)

Câu 36 Trắc nghiệm

Một nhà vật lý hạt nhân làm thí nghiệm xác định chu kỳ bán rã \(\left( T \right)\) của một chất phóng xạ bằng cách dùng máy đếm xung để đo tỉ lệ giữa số hạt bị phân rã \(\left( {\Delta N} \right)\) và số hạt ban đầu \(\left( {{N_0}} \right)\). Dựa vào kết quả thực nghiệm đo được trên hình vẽ, hãy tính \(T\)?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: d
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: d
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: d

Ta có: \({\left( {1 - \dfrac{{\Delta N}}{{{N_0}}}} \right)^{ - 1}} = \dfrac{1}{{1 - \dfrac{{\Delta N}}{{{N_0}}}}} = \dfrac{1}{{1 - \left( {1 - {2^{ - \dfrac{t}{T}}}} \right)}} = \dfrac{1}{{{2^{ - \dfrac{t}{T}}}}} = {2^{\dfrac{t}{T}}}\)

\( \Rightarrow \ln {\left( {1 - \dfrac{{\Delta N}}{{{N_0}}}} \right)^{ - 1}} = \ln \left( {{2^{\dfrac{t}{T}}}} \right)\)

Từ đồ thị ta thấy:

\(\left\{ \begin{array}{l}t = 6ngay\\\ln {\left( {1 - \dfrac{{\Delta N}}{{{N_0}}}} \right)^{ - 1}} = 0,467\end{array} \right. \Rightarrow \ln \left( {{2^{\dfrac{6}{T}}}} \right) = 0,467 \Rightarrow T = 8,9ngay\)

Câu 37 Trắc nghiệm

Trong các biểu thức sau đây, biểu thức nào đúng với nội dung của định luật phóng xạ? (với m0 là khối lượng của chất phóng xạ ban đầu, m là khối lượng chất phóng xạ còn lại tại thời điểm t, $\lambda $ là hằng số phóng xạ).

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Khối lượng chất phóng xạ còn lại: \(m = \frac{{{m_0}}}{{{2^{\frac{t}{T}}}}} = {m_0}{2^{ - \frac{t}{T}}} = {m_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

Câu 38 Trắc nghiệm

Biểu thức xác định số hạt nhân còn lại sau thời gian t là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: c
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: c
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: c

Số hạt nhân còn lại: \(N = \frac{{{N_0}}}{{{2^{\frac{t}{T}}}}} = {N_0}{2^{ - \frac{t}{T}}} = {N_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

Câu 39 Trắc nghiệm

Biểu thức xác định độ phóng xạ của một chất sau thời gian t là:

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

Độ phóng xạ: \(H = \frac{{{H_0}}}{{{2^{\frac{t}{T}}}}} = {H_0}{2^{ - \frac{t}{T}}} = {H_0}.{e^{ - \lambda t}}\)

Câu 40 Trắc nghiệm

Chất Iốt phóng xạ \({}_{53}^{131}\)I dùng trong y tế có chu kỳ bán rã 8 ngày đêm. Nếu nhận được 100g chất này thì sau 8 tuần lễ còn bao nhiêu?

Bạn đã chọn sai | Đáp án đúng: b
Bạn đã chọn đúng | Đáp án đúng: b
Bạn chưa làm câu này | Đáp án đúng: b

  t = 8 tuần = 56 ngày = 7.T .Suy ra sau thời gian t thì khối lượng chất phóng xạ \({}_{53}^{131}\)I còn lại là :

  \(m = {m_0}{.2^{ - \frac{t}{T}}} = {100.2^{ - 7}}\)= 0,78 gam .