Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm xenlulozo và saccarozo cần dùng 0,96 mol O2, thu được CO2 và H2O. Nếu đun nóng m gam X với dung dịch H2SO4 loãng, dư; thu lấy toàn bộ sản phẩm hữu cơ cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư), thu được x gam Ag. Giá trị của x là
*Phản ứng đốt cháy X:
C6H10O5 + 6 O2 → 6 CO2 + 5H2O
a → 6a
C12H22O11 + 12 O2 → 12 CO2 + 11 H2O
b → 12b
→ nO2 = 6a + 12b = 0,96 mol
→ 2a + 4b = 0,32
*Phản ứng thủy phân X:
C6H10O5 → C6H12O6 → 2Ag
a → 2a
C12H22O11 → C6H12O6 (glu) + C6H12O6 (fruc) → 4Ag
b → 4b
→ nAg = 2a + 4b = 0,32
→ mAg = 0,32.108 = 34,56 gam
Thủy phân 34,2 gam saccarozơ với hiệu suất 80% thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nsac = 34,2 : 342 = 0,1 (mol)
nsac (phản ứng) = 0,1 * H% = 0,08 (mol)
Xét phản ứng tráng bạc
1 sac → 1glu + 1fruc
nAg = 2.nglu +2.nfruc = 2. 2nsac(pứ)= 0,08 * 4 = 0,32 (mol)
mAg = 0,32 * 108 = 34,56 (gam)
Khi cho 36 g hỗn hợp X gồm gluczơ và fructozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thu được bao nhiêu g Ag?
Do glucozơ và fructozơ đều có CTPT là C6H12O6 => ∑nglucozơ, fructozơ = \(\frac{{36}}{{180}}\) = 0,2 (mol)
C6H12O6 → 2Ag
0,2 mol → 0,4 mol
=> mAg = 0,4.108 = 43,2 gam.
Thủy phân 13,68 gam saccarozơ trong môi trường axit với hiệu suất 75% thu được dung dịch X. Trung hòa X rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được khối lượng Ag là
nsaccarozo = 13,68 : 342 = 0,04 mol
nsac (phản ứng) = 0,04 * H% = 0,03 (mol)
Xét phản ứng tráng bạc
1 sac → 1glu + 1fruc
nAg = 2.nglu +2.nfruc = 2. 2nsac(pứ)= 0,03 * 4 = 0,12 (mol)
mAg = 0,12 * 108 = 12,96 (gam)
Khi thủy phân 68,4 gam saccarozo trong dung dịch axit H2SO4 loãng (hiệu suất phản ứng thủy phân đạt 80%) thu được dung dịch Y. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch NaOH rồi thực hiện phản ứng tráng bạc (bằng AgNO3 trong NH3) thu được tối đa m gam kim loại Ag. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
nsac = 68,4 : 342 = 0,2 (mol)
Vì %H = 80% nên số mol sac phản ứng là: nsac = 0,2.80% = 0,16 (mol)
1 sac → 1 glu + 1 fruc
0,16 → 0,16 0,16 (mol)
nAg = 2nglu + 2nfruc = 4nsac pư = 4.0,16 = 0,64 (mol)
→ mAg = 0,64.108 = 69,12 (g) gần nhất với 60,1 gam
Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozo trong môi trường axit, với hiệu suất 60% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
nSaccarozo thực = nLý thuyết . H% = 0,01 . 60% = 0,006 mol
=> nAg = 2(nGlucozo + nFructozo) = 2n sac(pu) = 0,024 mol
=> mAg = 108.0,024 = 2,592g
Thủy phân hoàn toàn 13,68 gam saccarozơ rồi chia sản phẩm thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thì thu được x gam kết tủa.
Phần 2 cho tác dụng với dung dịch nước brom dư, thì có y gam brom tham gia phản ứng.
Giá trị x và y lần lượt là:
nsac = 13,68 : 342 = 0,04 mol
nsac ở mỗi phần là: 0,04 : 2 = 0,02 (mol)
Xét phần 1
nAg = 2 * (nGlu + nFruc) = 4 * nSac = 0,08 (mol)
=> x = 0,08 * 108 = 8,64 (gam)
Xét phần 2
nBr2 = nGlu = 0,02 (mol)
y = mBr2 = 0,02 * 160 = 3,2 (gam)
Cho các chất sau: glucozơ, fructozơ, axit fomic, saccarozơ, glixerol, anđehit axetic. Số chất tham gia phản ứng tráng bạc là
- Các gluxit có phản ứng tráng gương gồm: glucozo, fructozo.
- Tất cả các anđehit, axit fomic và este, muối của axit axetic đều có phản ứng tráng gương.
Chất không tham gia phản ứng tráng gương là
- Các chất không tham gia phản ứng tráng gương là: tinh bột
Cho dãy các chất : C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ ). Trong các dãy chất sau, dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
- Các chất tham gia phản ứng tráng gương: HCHO; HCOOH; CH3CHO; C12H22O11( mantozơ).
Cho cacbohiđrat X không phản ứng tráng bạc. Đun nóng 1 mol X trong dung dịch axit, sau đó cho hỗn hợp sau phản ứng tráng bạc thu được 4 mol Ag. Vậy X là chất nào sau đây:
X không phản ứng tráng bạc => loại C và D.
Thủy phân 1 mol X thu được 4 mol Ag => X là Saccarozơ vì thủy phân tạo 1 mol Glu và 1 mol Fruc
Đun nóng dung dịch chứa 9 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng bạc thu được tối đa là
nglu = 9 : 180 = 0,05 (mol)
1glu → 2Ag
=> nAg = 2nglu = 0,1 (mol) => mAg = 10,8 (g)
Cho 100 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 10,8 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là :
nAg = 10,8 : 108 = 0,1 (mol)
1glu → 2Ag
=> nGlu = 0,1 : 2 = 0,05 (mol)
=> CMglu = n : V = 0,05 : 0,1 = 0,5 (M)
Tính lượng kết tủa bạc thu được khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dd chứa 2,16g glucozơ.(Biết H = 60%)
nGlu= 0,1 (mol)
\( - H\% = \frac{{{n_{glu\,thuc\,te}}}}{{{n_{glu\,ly\,thuyet}}}}.100\% = > n{\,_{glu\,thuc\,te}} = 0,012mol\)
=> nAg = 0,012 . 2 = 0,024 (mol)
=> mAg = 2,592.60/100= 1,5552g
Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với dd AgNO3/NH3 thì thu được 3,24g Ag. Giá trị m là (biết H= 45%):
nAg = 0,03 (mol)
\( - H\% = \frac{{{n_{Ag\,thuc\,te}}}}{{{n_{Ag\,ly\,thuyet}}}}.100\% = > n{\,_{Ag\,ly\,thuyet}} = \frac{1}{{15}}mol\)
=> nGlu = \(\frac{1}{{15}}\) : 2 = 1/30 (mol)
=> mGlu = 6g
Cho hỗn hợp 21,6g glucozo và 36g fructozo phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
- nglu = 0,12 (mol); nfruc = 0,2 mol
- nAg =2 (nGlu + nfruc) = 0,64mol
=> mAg = 69,12g
Dung dịch chứa 21,6 gam glucozơ và 34,2 gam saccarozơ khi tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 sẽ được bao nhiêu gam bạc?
Chỉ có glu phản ứng với AgNO3 còn saccarozo không phản ứng
nglu = 21,6: 180 = 0,12 (mol) => nAg = 2nglu = 0,24 (mol)
=> mAg = 0,24. 108 = 25,92 (g)
Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 10,8 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 3,2 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là
nglu = nBr2 = 3,2: 160 = 0,02 (mol)
nAg = 10,8 : 108 = 0,1(mol) => nglu + nfruc = 0,05 (mol)
=>nfruc = 0,05 – 0,02 = 0,03 (mol)
Thủy phân 6,84 gam mantozơ với hiệu suất 60%. Dung dịch thu được sau phản ứng cho tác dụng với dd AgNO3/ NH3 dư. Khối lượng Ag kết tủa là:
nman = 6,84 : 342 = 0,02 (mol)
=> nglu (lí thuyết) = 2nman = 0,04 (mol).
\(H\% = \dfrac{{{n_{thuc\,te}}}}{{{n_{ly\,thuyet}}}}.100\% = > {n_{glu\,thuc\,te}} = 0,04.\,60\% = 0,024mol\)
nman dư = 0,02 – 0,012 = 0,008 (mol)
nAg = 2nglu (thu được)+ 2nman dư = 0,064 (mol)
=> mAg = 0,064 . 108 = 6,912 (g)
Cho 100ml dung dịch mantozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam bạc kết tủa. Nồng độ mol (hoặc mol/l) của dung dịch matozơ đã dùng là
nAg = 2,16 : 108 = 0,02 (mol)
=> nman = ½. nAg = 0,01 (mol)
CM = n : V = 0,01 : 0,1 = 0,1 (M)