Cho các phát biểu sau:
(a) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, thấy dung dịch thu được xuất hiện màu xanh tím.
(b) Thành phần chính của tinh bột là amilopectin.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Anilin (C6H5NH2) tan tốt trong nước tạo dung dịch có môi trường bazo.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
Phát biểu đúng là: (a), (b) → có 2 phát biểu đúng
(c) sai, chỉ có các tripeptit trở nên mới có phản ứng màu với Cu(OH)2 tạo hợp chất màu xanh tím.
(d) sai, anilin không tan trong nước.
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
X, Y, Z, T lần lượt là
X tráng gương nên X không thể là etyl amin ⟹ X là glucozơ ⟹ loại D
Y tác dụng Br2 tạo kết tủa trắng ⟹ Y không thể là saccarozơ, Y là anilin ⟹ loại C
T làm quỳ tím chuyển xanh nên T là etyl amin, T không thể là saccarozơ ⟹ loại B
Kết quả thí nghiệm của các hợp chất hữu cơ A, B, C, D, E như sau:
Các chất A, B, C, D, E lần lượt là:
A pư với dd AgNO3/NH3 thu được kết tủa Ag→ trong A có nhóm –CHO trong phân tử
B pư với Cu(OH)2/OH‑ đun nóng thu được Cu2O kết tủa đỏ gạch → trong A có nhóm –CHO trong phân tử
C pư với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dd màu xanh lam → C là axit hoặc có nhiều nhóm –OH kề nhau trong phân tử
D làm mất màu dd nước Br2 → D có liên kết không no trong phân tử (liên kết đôi, ba hoặc có nhóm –CHO)
E làm quỳ tím hóa xanh → E có môi trường bazơ (dd bazơ hoặc amin)
Kết hợp với đáp án, thứ tự A, B, C,D,E tương ứng thỏa mãn là: Metyl fomat, etanal, axit metanoic, glucozơ, metyl amin.
Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + H2O (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4
(3) nX3 + nX4 → nilon-6,6 + 2nH2O (4) 2X2 + X3 → X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
Xét phản ứng (3) thì X3 và X4 tạo nên nilon-6,6 nên 2 chất này là HOOC - [CH2]4 - COOH
và H2N - [CH2]6 - NH2
Mà ở phản ứng (2) X3 tạo ra từ phản ứng + H2SO4 nên X3 là HOOC - [CH2]4 - COOH và X4 là H2N - [CH2]6 - NH2
Ta có:
(1) HOOC - [CH2]4 - COOC2H5 + 2NaOH → NaOOC - [CH2]4 - COONa + C2H5OH + H2O
X X1 X2
(2) NaOOC - [CH2]4 -COONa + H2SO4 → HOOC - [CH2]4 - COOH + Na2SO4
X1 X3
(3) nHOOC - [CH2]4 - COOH + nH2N - [CH2]6 - NH2 → -(OC - [CH2]4 - CONH - [CH2]6 - NH)n + 2nH2O
X3 X4 Nilon - 6,6
(4) 2C2H5OH + HOOC - [CH2]4 - COOH → C2H5OOC - [CH2]4 - COOC2H5 + 2H2O
X2 X3 X5
X5 là C2H5OOC - [CH2]4 - COOC2H5 nên MX5 = 202
Cho các phát biểu sau:
(1) Anilin có tính bazo, tính bazo yếu hơn amoniac
(2) Ở điều kiện thường, metylamin và dimetylamin là những chất khí có mùi khai
(3) Trimetylamin là 1 amin bậc 3
(4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
(5) Glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
(6) Tinh bột thuộc polisaccarit
(7) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị α-amino axit
(8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
Số phát biểu đúng là:
(1) Anilin có tính bazo, tính bazo yếu hơn amoniac
→ Đúng. Vì anilin có nhóm C6H5 gắn trực tiếp với N → mật độ điện tích âm trên nguyên tử N của nhóm NH2 giảm → giảm lực bazo
(2) Ở điều kiện thường, metylamin và đimetylamin là những chất khí có mùi khai
→ Đúng
(3) Trimetylamin là 1 amin bậc 3
→ Đúng. Trimetylamin (CH3)3N có 3 nhóm CH3 gắn vào N → Trimetylamin là amin bậc 3
(4) Dung dịch của các amino axit đều không làm đổi màu quỳ tím
→ Sai. Những amino axit có số COOH khác số NH2 sẽ làm đổi màu quỳ tím (VD: Lysin có 2 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH sẽ làm quỳ tím chuyển xanh)
(5) Glucozo bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng
→ Đúng
(6) Tinh bột thuộc polisaccarit
→ Đúng
(7) Liên kết peptit là liên kết -CO-NH- giữa 2 đơn vị a-amino axit
→ Đúng
(8) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
→ Sai. Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng hợp CH2=CH2
Vậy có 6 ý đúng
Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X,Y,Z,T với thuốc thử được ghi ở bảng sau
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là:
- X, T làm quỳ tím hóa xanh, tác dụng với dung dịch FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu.
⟹ X, T là etylamin và đimetylamin.
PTHH: 3C2H5NH2 + 3H2O + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3C2H5NH3Cl
(CH3)2NH + H2O + FeCl3 → Fe(OH)3↓ + 3(CH3)2NHCl
- Y tạo kết tủa trắng sáng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng và tạo dung dịch xanh lam khi tác dụng với Cu(OH)2
⟹ Y là glucozơ.
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
$HOC{H_2}{{\text{[}}CHOH]_4}CHO + 2AgN{O_3} + 3N{H_3} + {H_2}O\xrightarrow{{{t^o}}}HOC{H_2}{{\text{[}}CHOH]_4}COON{H_4} + 2Ag + 2N{H_4}N{O_3}$
- Z tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh làm.
⟹ Z là saccarozơ.
PTHH: 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O
Đáp án: C
Cho các nhận định sau:
(a) Ở điều kiện thường, trimetylamin là chất lỏng, tan tốt trong nước.
(b) Ở trạng thái kết tinh, các amino axit tồn tại dưới dạng ion lưỡng cực.
(c) Polipeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) Dung dịch anilin trong nước làm xanh quỳ tím.
Số nhận định đúng là
(a) sai, điều kiện thường, trimetylamin là chất khí.
(b) đúng
(c) sai, oligopeptit mới gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α - aminoaxit và là cơ sở tạo nên protein.
(d) sai, vì tính bazo của anilin rất yếu nên không làm đổi màu giấy quỳ tím
=> có 1 nhận định đúng
Tiến hành thí nghiệm các dung dịch X1; X2; X3 và X4 với thuốc thử theo bảng sau:
Dung dịch X1, X2, X3, X4, lần lượt là
Quan sát các đáp án:
X1 tạo hợp chất màu tím với Cu(OH)2 ⟹ X1 là lòng trắng trứng ⟹ Loại C.
X2 tạo hợp chất màu xanh với dung dịch I2 ⟹ X2 là hồ tinh bột ⟹ Loại B.
X3 tạo Ag với AgNO3/NH3 ⟹ X3 là fructozơ ⟹ Loại A.
Phát biểu nào sau đây là sai ?
A sai. Vì khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng (polipeptit) thì sẽ xảy ra phản ứng biure => tạo sản phẩm có màu tím đặc trưng
B, C, D đúng.
Phát biểu nào sau đây sai?
A sai, vì lysin có số nhóm -NH2 > -COOH nên làm quỳ tím chuyển xanh.
B đúng, vì metylamin tạo được liên kết H với H2O nên tan nhiều trong nước.
C đúng, vì protein đơn giản được cấu tạo nên từ các α-amino axit.
D đúng, vì mỗi mắt xích Gly, Ala, Val có 1 nguyên tử N
Cho các phát biểu sau
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tử nitơ.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
Những phát biểu đúng là
(1) Trong các phân tử amin, nhất thiết phải chứa nguyên tử nitơ.
→ Đúng, vì khi thay nguyên tử H của NH3 bằng gốc hiđrocacbon ta thu được amin.
(2) Các amin chứa từ 1C đến 4C đều là chất khí ở điều kiện thường.
→ Sai, chỉ có 4 amin ở điều kiện thường là CH3NH2, (CH3)2NH, (CH3)3N và C2H5NH2
(3) Trong phân tử đipeptit mạch hở có chứa hai liên kết peptit.
→ Sai, đipeptit chỉ chứa 1 liên kết peptit
(4) Trong phân tử metylamoni clorua, cộng hóa trị của nitơ là IV.
→ Đúng
(5) Dung dịch anilin làm mất màu nước brom.
→ Đúng, PTHH: \({C_6}{H_5}N{H_2} + 3B{{\rm{r}}_2} \to {C_6}{H_2}B{{\rm{r}}_3}N{H_2} \downarrow + 3HB{\rm{r}}\)
Cho các phát biểu sau đây:
(1) Glyxin, alanin là các α-amino axit.
(2) C4H9N có thể là một amin no, đơn chức, mạch hở.
(3) Amin bậc II luôn có tính bazơ mạnh hơn amin bậc I.
(4) CH3NH2 là amin bậc I.
(5) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
(6) Amin có trong cây thuốc lá là nicotin.
(7) Ở điều kiện thường, metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là chất khí.
Số phát biểu đúng là
(1) Glyxin, alanin là các α-amino axit.
→ Đúng
(2) C4H9N có thể là một amin no, đơn chức, mạch hở.
→ Sai, amin no đơn chức mạch hở có dạng CnH2n+3N
(3) Amin bậc II luôn có tính bazơ mạnh hơn amin bậc I.
→ Sai, ví dụ (C6H5)NH có tính bazo yếu hơn rất nhiều so với C6H5NH2, so sánh trên chỉ đúng với các amin no, mạch hở
(4) CH3NH2 là amin bậc I.
→ Đúng
(5) Sau khi mổ cá, có thể dùng giấm ăn để giảm mùi tanh.
→ Đúng, vì mùi tanh của cá chủ yếu do các amin gây ra, ta dùng giấm để phản ứng với các amin này tạo thành hợp chất không có mùi tanh và dễ bị rửa trôi
(6) Amin có trong cây thuốc lá là nicotin.
→ Đúng
(7) Ở điều kiện thường, metylamin, etylamin, đimetylamin và trimetylamin là chất khí.
→ Đúng
Vậy có 5 phát biểu đúng
Có các phát biểu sau:
(a) H2NCH2CO-HNCH2CH2COOH có chứa 1 liên kết peptit trong phân tử.
(b) Etylamin, metylamin ở điều kiện thường đều là chất khí, mùi khai, độc.
(c) Anilin làm xanh giấy quỳ tím.
(d) Thủy phân đến cùng protein đơn giản trong môi trường axit chỉ thu được các a-amino axit.
(e) Nhỏ vài giọt axit nitric đặc vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa vàng.
Số phát biểu đúng là
(a) Sai, vì liên kết peptit tạo từ các a-amino axit mà H2NCH2CH2COOH không phải là a-amino axit
(b) Đúng
(c) Sai, vì Anilin chỉ có tính bazo rất yếu không làm đổi màu quỳ tím
(d) Đúng
(e) Đúng, đây là hiện tượng đông tụ protein
Vậy có 3 phát biểu đúng
Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
Gọi CTPT của amin là CnH2n+2-2k-x(NH2)x
Amin no k = 0, đơn chức x = 1 => CTPT của amin là CnH2n+1NH2 = CnH2n+3N (n ≥ 1)
Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là
$k = \pi + v = \dfrac{{2.7 - 9 + 2 + 1}}{2} = 4$
=> Số đồng phân amin bậc một, chứa vòng benzen, có cùng công thức phân tử C7H9N là:
Tìm phát biểu sai.
Phát biểu sai là: Metylamin là chất lỏng có mùi khai tương tự amoniac.
Các amin CH3-NH2, (CH3)2-NH, (CH3)3N, C2H5-NH2 là các chất khí, mùi khai, tan nhiều trong nước.
Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là
Vì etylamin có khối lượng phân tử lớn hơn metylamin => nhiệt độ sôi: metylamin < etylamin
+) Etylamin không có liên kết hiđro nên nhiệt độ sôi: etylamin < ancol etylic < axit
=> thứ tự đúng là: metylamin < etylamin < ancol etylic < axit axetic.
Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là
Gốc ankyl đẩy e làm tăng tính bazơ, gốc benzyl hút e làm giảm tính bazơ
→ Sắp xếp theo chiều giảm dần tính bazơ:
(C2H5)2NH > C2H5NH2 > NH3 > C6H5NH2 > (C6H5)2NH
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
Gọi CT của X là RNH2
$RN{H_2} + HCl\xrightarrow{{}}RN{H_3}Cl$
Áp dụng tăng giảm khối lượng ta có : nHCl = namin $= \dfrac{{15 - 10}}{{36,5}} = \dfrac{{10}}{{73}}\,\,mol$
→ Mamin $= \dfrac{{10}}{{\dfrac{{10}}{{73}}}} = 73 \to R + 16 = 73 \to R = 57$ → R là C4H9
Số đồng phân cấu tạo của X là
(1). CH3CH2CH2CH2NH2 (2). CH3CH2CH(NH2)CH3
(3). (CH3)2CHCH2NH2 (4). (CH3)2C(NH2)CH3
(5). CH3NHCH2CH2CH3 (6). CH3NHCH(CH3)2
(7). CH3CH2NHCH2CH3 (8). (CH3)2NCH2CH3
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
Gọi CTPT của amin đơn chức là CxHyN
${C_x}{H_y}N + \left( {x + \dfrac{y}{4}} \right){O_2}\xrightarrow{{}}xC{O_2} + \dfrac{y}{2}{H_2}O + \dfrac{1}{2}{N_2}$
${n_{C{O_2}}} = \dfrac{{8,4}}{{22,4}} = 0,375mol\,;\,{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{10,125}}{{18}} = 0,5625mol\,;\,{n_{{N_2}}} = \dfrac{{1,4}}{{22,4}} = 0,0625mol$
$\to {n_{amin }} = 2{n_{{N_2}}} = 0,125mol$
$ \to x = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_{amin }}}} = \dfrac{{0,375}}{{0,125}} = 3\,\,;\,\,y = \dfrac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_{amin }}}} = \dfrac{{2.0,5625}}{{0,125}} = 9\,\, \to {C_3}{H_9}N$