Khi điện phân dung dịch CuCl2, ở catot xảy ra
Khi điện phân dung dịch CuCl2, ở catot xảy ra : Cu+2 + 2e → Cu
→ xảy ra sự khử ion Cu2+
Trong thí nghiệm 2, thể tích khí thoát ra tại anot ở điều kiện tiêu chuẩn là
Bước 1: Viết các bán phản ứng xảy ra ở catot và anot
- Tại catot: Cu2+ + 2e → Cu
- Tại anot: 2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Bước 2: Tính thể tích khí thu được
- Ta có: \({n_{Cu}} = \dfrac{{6,4}}{{64}} = 0,1\,\,mol\)
- Bảo toàn e: ne(catot) = ne(anot) ⟺ \(2{n_{Cu}} = 4{n_{{O_2}}} \to {n_{{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{Cu}} = \dfrac{1}{2}.0,1 = 0,05\left( {mol} \right)\)
⟹ \({V_{{O_2}}} = 0,05.22,4 = 1,12\) (lít)
- Vậy thể tích khí thoát ra ở anot là 1,12 lít.
Khi bắt đầu xuất hiện khí ở catot thì dừng điện phân. Chất tan có trong dung dịch sau điện phân là
- Khi bắt đầu xuất hiện khí ở catot tức là H2O vừa điện phân tại catot thì ta dừng lại nên coi như H2O chưa bị điện phân.
- Bán phản ứng điện phân:
* Tại catot:
Ag+ + 1e → Ag
Cu2+ + 2e → Cu
Fe2+ + 2e → Fe
⟹ Al3+ không bị điện phân nên còn nguyên trong dung dịch.
* Tại anot:
Ion NO3- không bị điện phân nên nước điện phân:
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Vậy dung dịch sau phản ứng có chứa: Al3+, NO3-, H+
Vậy chất tan có trong dung dịch sau điện phân là Al(NO3)3 và HNO3.
Trong thí nghiệm 1, thứ tự điện phân tại catot là
Khi điện phân dung dịch, ở điện cực catot:
+ Nếu dung dịch có chứa nhiều cation thì cation nào có tính oxi hóa mạnh hơn sẽ bị điện phân trước.
+ Một số cation không bị điện phân như K+, Na+, Ca2+, Ba2+, Mg2+, Al3+,...
Khi đó nước bị điện phân theo bán phản ứng: 2H2O + 2e → H2 + 2OH-
- Ta thấy, ion Al3+ không bị điện phân.
- Mặt khác, dựa vào dãy điện hóa ta có tính oxi hóa của các cation kim loại: Ag+ > Cu2+ > Fe2+.
Vậy thứ tự điện phân tại catot là: Ag+, Cu2+, Fe2+, H2O.
Trong Thí nghiệm 2, bán phản ứng xảy ra tại 2 cực của bình điện phân là
- Tại catot xảy ra bán phản ứng: Cu2+ + 2e → Cu.
- Tại anot xảy ra bán phản ứng: Cu → Cu2+ + 2e (cực dương tan dần nên được gọi là hiện tượng dương cực tan).
Sau khi kết thúc Thí nghiệm 1, bạn sinh viên rửa sạch catot bằng nước cất sau đó sấy khô và đem cân thấy khối lượng catot tăng lên 28,80 gam so với ban đầu. Biết trong suốt quá trình điện phân không thấy khí thoát ra tại catot. Thể tích khí thoát ra ở anot (đktc) là
Bước 1: Tính số mol Cu
Khối lượng catot tăng là khối lượng của Cu bám vào
\(\to {n_{Cu}} = \dfrac{{28,8}}{{64}} = 0,45\left({mol} \right)\)
Bước 2: Tính thể tích khí thu được
- Catot (-): Do trong quá trình điện phân không thấy khí thoát ra ở catot nên H2O không bị điện phân tại catot.
Cu2+ + 2e → Cu
- Anot (+): Ion SO42- không bị điện phân nên H2O bị điện phân.
2H2O → 4H+ + O2 + 4e
- BT e: \({n_{e(cat{\rm{o}}t)}} = {n_{e(an{\rm{o}}t)}} \Leftrightarrow 2{n_{Cu}} = 4{n_{{O_2}}}\)
\(\Rightarrow {n_{{O_2}}} = \dfrac{1}{2}{n_{Cu}} = \dfrac{1}{2}.0,45 = 0,225\left({mol} \right)\)
\({V_{{O_2}}} = 0,225.22,4 = 5,04\left(l \right)\).
Trong Thí nghiệm 1, bán phản ứng xảy ra tại catot (-) là
Điện phân dung dịch CuSO4 với catot (-) làm bằng graphit, anot (+) làm bằng Cu:
Catot (-): Cu2+ + 2e → Cu
Anot (+): 2H2O → 4H+ + O2 + 4e
Trong thí nghiệm 2, số gam kim loại Cu bám lên điện cực trong bình (1) tại thời điểm t giây là
Bước 1: Tính số mol e trao đổi của bình 1
- Khi bắt đầu xuất hiện khí ở catot tức là H2O vừa điện phân tại catot thì ta dừng lại nên coi như Ag+ bị điện phân vừa hết và H2O chưa bị điện phân.
\({n_{AgN{O_3}}} = 0,1.1 = 0,1\left( {mol} \right)\)
- Tại catot (-) của bình 2:
Ag+ + 1e → Ag
0,1 → 0,1 (mol)
⟹ ne (bình 2) = 0,1 mol.
Do 2 bình điện phân mắc nối tiếp nên mol electron trao đổi như nhau nên ⟹ ne (bình 1) = ne (bình 2) = 0,1 mol.
Bước 3: Tính khối lượng Cu thu được
- Bình (1): \({n_{CuS{O_4}}} = 0,1.1 = 0,1\left( {mol} \right)\)
- Ta thấy: \({n_{e(binh\,1)}} < 2{n_{C{u^{2 + }}}}\) nên Cu2+ chưa bị điện phân hết
Tại catot (-): Cu2+ + 2e → Cu
0,1 → 0,05 (mol)
- Khối lượng Cu bám lên điện cực trong bình (1) là mCu = 0,05.64 = 3,2 (g)
Trong thí nghiệm 1, phát biểu nào sau đây đúng khi nói về dung dịch X?
Bước 1: Viết các quá trình điện phân ở hai cực của thiết bị.
Bán phản ứng xảy ra trên mỗi điện cực:
+ Tại catot (-): 2H2O + 2e → 2OH- + H2
+ Tại anot (+): 2Cl- → Cl2 + 2e
Bước 2: Đánh giá môi trường của dung dịch sau điện phân.
Do đó dung dịch thu được có môi trường kiềm nên làm phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
Trong thí nghiệm 1, bán phản ứng xảy ra tại catot là
Khi điện phân dung dịch, tại catot ion Na+ không bị điện phân nên xảy ra sự điện phân H2O.
Bán phản ứng xảy ra tại catot là 2H2O + 2e → H2 + 2OH-.
Từ Thí nghiệm 2, khối lượng dung dịch giảm là
- Tại catot (-) có các cation đi về: Cu2+; Na+ và H2O.
- Tại anot (+) có các anion đi về: Cl-; NO3- và H2O.
\({n_{Cu}} = \dfrac{{6,4}}{{64}} = 0,1\,mol\)
- Các quá trình trao đổi electron:
+ Tại catot (-) xảy ra quá trình khử
Cu2+ + 2e → Cu
0,2 ← 0,1 (mol)
+ Tại anot (+) xảy ra quá trình oxi hóa
2Cl- → Cl2 + 2e
- Áp dụng bảo toàn e: \(2{n_{Cu}} = 2{n_{C{l_2}}} \to {n_{C{l_2}}} = {n_{Cu}} = 0,1\,mol\)
Ta có: mdd giảm = mCu↓ + mCl2↑ = 6,4 + 0,1.71 = 13,5 gam.
Nếu trong Thí nghiệm 1, sinh viên đó thay điện cực Cu bằng điện cực than chì thì bán phản ứng xảy ra ở anot là:
Sử dụng điện cực bằng than chì thì tại anot sẽ xảy ra quá trình oxi hóa Cl-.
Bán phản ứng xảy ra tại anot (+): 2Cl- → Cl2 + 2e.
Từ Thí nghiệm 1, cho biết bán phản ứng nào xảy ra ở anot?
Sử dụng điện cực là Cu nên tại anot xảy ra quá trình oxi hóa Cu chứ không phải Cl-.
Bán phản ứng xảy ra tại anot (+): Cu → Cu2+ + 2e.
Điện phân dung dịch hỗn hợp AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Các chất lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự
Khi điện phân, ở catot, ion có tính oxi hóa mạnh hơn bị điện phân trước.
Do đó thứ tự điện phân ở catot như sau:
Ag+ + 1e → Ag
Fe3+ + 1e → Fe2+
Cu2+ + 2e → Cu
Fe2+ + 2e → Fe
Các chất lần lượt xuất hiện tại catot theo thứ tự Ag, Cu, Fe.
Sản phẩm thu được khi điện phân NaOH nóng chảy là gì ?
NaOH → Na + O2 + 2H2O
=> ở catot (-): Na và ở anot (+): O2 và H2O.
Trong quá trình điện phân dung dịch AgNO3, ở cực dương xảy ra phản ứng
Cực dương (+):2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Ở cực âm (catot) bình điện phân nào có xảy ra quá trình đầu tiên 2H2O + 2e →2OH- + H2 khi điện phân dung dịch ?
- Điện phân nước xảy ra khi cation không bị điện phân => cation không bị điện phân là K+
Điện phân với điện cực trơ, màng ngăn xốp một dung dịch chứa các ion Fe2+, Fe3+, Cu2+ và Cl-. Thứ tự điện phân xảy ra ở catot (theo chiều từ trái sang phải) là
Thứ tự điện phân là: Fe3+, Cu2+, Fe2+.
Phương trình điện phân dung dịch CuSO4 với điện cực trơ là
Phương trình điện phân dung dịch CuSO4: 2CuSO4 + 2H2O → 2Cu + 2H2SO4 + O2
Điện phân dung dịch NaCl điện cực trơ, không có vách ngăn. Sản phấm thu được gồm
Phương trình điện phân có màng ngăn: 2NaCl + 2H2O → 2NaOH + H2 + Cl2
Nếu không có màng ngăn thì: Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O
=> phương trình điện phân: NaCl + H2O → NaClO + H2