Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 81%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,05 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X lại thu được 3,94 gam kết tủa. Giá trị của m là
CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O
0,03 ← 0,05-0,02
2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2
0,04 ← 0,02 ← 0,02
Ba(HCO3)2 → BaCO3 + CO2 +H2O
0,02 ← 0,02
=> nCO2 = 0,03 + 0,04 = 0,07 mol
=> n tinh bột bị lên men $ = 0,5.{n_{C{O_2}}}$= 0,035 mol
=> m = $0,035.162.\dfrac{{100}}{{81}}$ = 7,0 gam
Từ 180 gam gulocozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic ( hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên mem giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên mem giấm là:
${C_6}{H_{12}}{O_6}{\text{ }}\xrightarrow{{{H_1} = 80\% }}{\text{ }}2{C_2}{H_5}OH{\text{ }}\xrightarrow{{{H_2} = ?}}{\text{ }}2C{H_3}COOH$
LT: 0,1 0,2
${n_{C{H_3}COOH(TT)}} = {n_{NaOH}} = 0,144{\text{ }}mol$
Mà ${n_{C{H_3}COOH(TT)}} = {n_{C{H_3}COOH(LT)}}.{H_1}.{H_2} = > {H_2} = \dfrac{{0,144}}{{0,2.0,8}}.100\% = 90\% $
Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong thu được 165 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng dung dịch X giảm đi 66,0 gam so với khối lượng nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là
m dd giảm=m kết tủa – mCO2 => mCO2 = m kết tủa - m dd giảm = 165 - 66 = 99 gam
=> ${n_{C{O_2}}} = \frac{{99}}{{44}} = 2,25{\text{ }}mol$
Tinh bột → 2CO2
1,125 ← 2,25 mol
$m = 1,125.162.\frac{{100}}{{90}} = 202,5{\text{ }}gam$
Từ 20 kg gạo nếp chứa 81% tinh bột, khi lên men thu được bao nhiêu lít ancol 960? Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 81% và ancol etylic có khối lượng riêng D = 0,789 g/ml.
Quá trình: (C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH (H = 81%)
Bỏ qua hệ số n trong quá trình tính toán để thuận tiện
ntb = $\dfrac{{20.0,81}}{{162}}{\text{ = }}0,1{\text{ }}\left( {kmol} \right)$
=> nancol = 2ntb = 0,2 (kmol) (theo lí thuyết)
Vì H = 81% => nancol thực tế = 0,2.0,81 = 0,162 (kmol) => mancol = 0,162.103.46 = 7452 (g)
${V_r} = \dfrac{{{m_r}}}{D} = \dfrac{{7452}}{{0,789}} \approx 9444,9(ml) = 9,445(l)$
Độ rượu = $\dfrac{{{V_r}}}{{V{{\mkern 1mu} _{{\text{dd}}{\kern 1pt} r}}}}.100\% = > {\mkern 1mu} {V_{dd{\kern 1pt} r}} = \dfrac{{9,445.100\% }}{{{{96}^0}}} = 9,838(l)$
Thủy phân hoàn toàn 0,01 mol saccarozơ trong môi trường axit, với hiệu suất 60% thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X thu được dung dịch Y, đem dung dịch Y toàn bộ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
$Saccarozo + {H_2}O\xrightarrow{{{H^n},{\kern 1pt} {t^0}}}Glucozo + Fructozo$
${n_{Glu}} = {n_{Fruc}} = 0,01.60\% = 0,006\,\,mol$
${n_{Ag}} = 2{n_{Glu}} + 2{n_{Fruc}} = 2.(0,006 + 0,006) = 0,012\,\,mol$
$ \to {m_{Ag}} = 0,012.108 = 2,592{\mkern 1mu} \,\,gam$
Từ m gam tinh bột điều chế ancol etylic bằng phương pháp lên men với hiệu suất của cả quá trình là 85%. Lượng CO2 sinh ra từ quá trình trên được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 40g kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào X , để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 200 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
X + NaOH có thêm kết tủa => X có HCO3-
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,4
2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2
Ca(HCO3)2 + NaOH → CaCO3 + NaHCO3 + H2O
Kết tủa max có = 0,2 mol
=> nCO2 bđ = 0,4 + 0,2.2 = 0,8 mol
Quá trình : C6H10O5 → C6H12O6 → 2CO2
Mol x → 2x.85% = 0,8 mol
=> x = 0,4706 mol
=> m = 76,24 gam
Thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Cho m1 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a mol Ag.
- Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a mol Ag. Biểu thức liên hệ giữa m1 và m2 là
*Thí nghiệm 1: $n{_{fruc}} = \dfrac{{{n_{Ag}}}}{2}$ = 0,5a (mol) => m1 = 0,5a.180 = 90a (gam)
* Thí nghiệm 2:
Saccarozơ → Glu + Fruc → 4Ag
\(\frac{a}{4}\) \( \leftarrow \) a
=> nsaccarozơ pư = 0,25a (mol)
=> n saccarozơ bđ = $0,25a.\dfrac{{100}}{{75}} = \dfrac{a}{3}\left( {mol} \right) = > {{\mathbf{m}}_{\mathbf{2}}} = {\mathbf{342}}.\dfrac{{\mathbf{a}}}{{\mathbf{3}}} = {\mathbf{114a}}\left( {gam} \right)$
=> 19m1 = 15m2
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất 75%, hấp thụ toàn bộ khí CO2 sinh ra vào dung dịch chứa 0,03 mol Ba(OH)2, thu được kết tủa và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch NaOH vào X, đến khi kết tủa lớn nhất thì cần ít nhất 6 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH +2nCO2 ( %H = 75%)
$C{O_2} + \underbrace {Ba{{(OH)}_2}}_{0,03{\kern 1pt} mol}\xrightarrow{{}}\left\{ \begin{gathered}BaC{O_3} \downarrow (1) \hfill \\Ba{(HC{O_3})_2}\xrightarrow{{ + 0,006{\kern 1pt} {\kern 1pt} mol{\kern 1pt} NaOH}}BaC{O_3}\downarrow + NaHC{O_3} + {H_2}O \hfill \\ \end{gathered} \right.$
Vì lượng NaOH cần dùng ít nhất để thu được kết tủa lớn nhất
=> phản ứng xảy ra theo tỉ lệ mol NaOH : Ba(HCO3)2 = 1 : 1
Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3↓ + NaHCO3 + H2O
0,006 (mol)←0,006 (mol)
BTNT Ba => ${n_{BaC{O_3}(1)}} = {n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}} - {n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}}} = ?{\text{ }}\left( {mol} \right)$ = 0,03 – 0,006=0,024 (mol)
BTNT C => ${n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{O_3}(1)}} + 2{n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}}}$ = 0,024 + 2.0,006 = 0,036 (mol)
Từ sơ đồ => ${n_{tb}} = \dfrac{1}{2}.{n_{C{O_2}}}$ = 0,018 mol
=> mtb lí thuyết = 0,018.162 = 2,916 (g)
Vì H = 75% => mtb thực tế cần lấy = mtb lí thuyết / 0,75 = 3,888 (gam)
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 50 gam kết tủa và dung dịch X. Thêm dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X, thu được kết tủa . Để lượng kết tủa thu được là lớn nhất thì cần tối thiểu 100ml dung dịch NaOH. Giá trị của m là
Do NaOH cần dùng là ít nhất nên ta có
NaOH + Ca(HCO3)2 → NaHCO3 + CaCO3 + H2O
0,1 0,1
BTNT C: ${n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} + 2{n_{Ca{{\left( {HC{O_3}} \right)}_2}}}$ = 0,5 + 2.0,1 = 0,7 mol
C6H10O5 → 2CO2
0,35 0,7
=> m tinh bột = $\dfrac{{0,35.162}}{{0,75}}$ = 75,6 gam
Một mẩu saccarozơ có lẫn một lượng nhỏ glucozơ. Đem đốt cháy hoàn toàn lượng chất rắn này rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy lội qua 300 ml dung dịch Ba(OH)2 2M, thu được 59,1 gam kết tủa, tiếp tục đung nóng dung dịch sau phản ứng lại thu thêm kết tủa. Nếu thủy phân hoàn toàn mẫu vật trên trong môi trường axit, sau đó trung hòa dung dịch rồi cho tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam Ag. Giá trị của m là
* Đốt cháy chất rắn và dẫn sản phẩm qua dung dịch Ba(OH)2:
nBa(OH)2 = 0,6 mol
nBaCO3 = 0,3 mol
Do tiếp tục đun nóng dung dịch lại thu được kết tủa nên dung dịch có chứa muối Ba(HCO3)2
BTNT Ba => ${n_{Ba{{\left( {HC{O_3}} \right)}_2}}} = {n_{Ba{{\left( {OH} \right)}_2}}}-{n_{BaC{O_3}}} $ = 0,6 – 0,3 = 0,3 mol
BTNT C: ${n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{O_3}}} + 2{n_{Ba{{\left( {HC{O_3}} \right)}_2}}} $ = 0,3 + 2.0,3 = 0,9 mol
* Thủy phân chất rắn trong môi trường axit rồi cho sản phẩm tráng bạc:
BTNT C => ${n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = \dfrac{{{n_{C{O_2}}}}}{6} = \dfrac{{0,9}}{6} = 0,15{\text{ }}mol$
=> ${n_{Ag}} = 2{n_{{C_6}{H_{12}}{O_6}}} = 0,3{\text{ }}mol$
=> m = 0,3.108 = 32,4 gam