Kim loại nào sau đây không bị oxi hóa bởi ion Fe3+?
Ag đứng sau Fe3+ trong dãy điện hóa học nên không bị oxi hóa bởi Fe3+
Sắt có số oxi hóa +3 trong hợp chất nào sau đây?
Sắt có số oxi hóa +3 trong Fe2(SO4)3.
Muối X tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa màu nâu đỏ. X là
Muối FeCl3 tác dụng với NaOH tạo thành kết tủa nâu đỏ:
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl
Phản ứng giữa cặp chất nào sau đây có thể sử dụng để điều chế muối Fe(III)?
- Xét A: FeO + HCl → FeCl2 + H2O
- Xét B: 3FeCO3 + 10HNO3 loãng → 3Fe(NO3)3 + 3CO2 + NO + 5H2O
- Xét C: Fe(OH)2 + H2SO4 loãng → FeSO4 + 2H2O
- Xét D: Fe + 2Fe(NO3)3 → 3Fe(NO3)2
Lưu ý: Khi sắt và hợp chất của sắt phản ứng với HNO3 hay H2SO4 đặc sẽ tạo muối sắt(III).
Cho các chất: Mg, Cu, NaOH, HCl. Số chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là
Chất phản ứng được với dung dịch Fe(NO3)2 là Mg, NaOH, HCl.
Mg + Fe(NO3)2 → Fe + Mg(NO3)2
Fe(NO3)2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaNO3
9Fe(NO3)2 + 12HCl → 4FeCl3 + 5Fe(NO3)3 + 3NO + 6H2O
Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
Trong FeO, sắt có số oxi hóa là +2.
Công thức hóa học của sắt(III) nitrat là
Công thức hóa học của sắt(III) nitrat là Fe(NO3)3.
Hỗn hợp FeO và Fe2O3 tác dụng với lượng dư dung dịch nào sau đây không thu được muối sắt (II)
A. 2FeO + 4H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O
Fe2O3 + 3H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3H2O
⟹ chỉ thu được muối sắt (III)
B. FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
⟹ thu được muối sắt (II) và (III)
C. FeO + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
Fe2O3 + 3H2SO4 loãng → Fe2(SO4)3 + 3H2O
⟹ thu được muối sắt (II) và (III)
D. FeO + CH3COOH → (CH3COO)2Fe + H2O
Fe2O3 + CH3COOH → (CH3COO)3Fe + 3H2O
⟹ thu được muối sắt (II) và (III)
Sắt có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?
Trong FeSO4 sắt có số oxi hóa +2
Còn tất cả các hợp chất còn lại Fe có số oxi hóa +3
Cho các nhận định sau:
(1) Thép và gang đều là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác, trong đó thép có hàm lượng cacbon thấp hơn nhiều so với gang.
(2) Thép thường được luyện từ quặng oxit sắt.
(3) Nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách khử các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
(4) Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao.
(5) Gang giòn và cứng hơn thép.
Số nhận định đúng là
(2) sai vì gang thường được luyện tử quặng oxit sắt.
(3) sai vì nguyên tắc sản xuất thép là làm giảm hàm lượng các tạp chất C, S, Mn,… có trong gang bằng cách oxi hóa các tạp chất đó thành oxit rồi biến thành xỉ và tách ra khỏi thép.
Vậy có 3 nhận định đúng là (1), (4) và (5).
Hợp chất sắt(II) sunfat có công thức là
Sắt(II) sunfat có công thức hóa học là FeSO4.
Nếu vật làm bằng hợp kim Fe – Zn bị ăn mòn điện hóa thì trong quá trình ăn mòn
Trong pin điện Fe – Zn thì Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là anot (cực âm) và bị oxi hóa.
Luyện gang từ 10 tấn quặng hematit chứa 64% Fe2O3 thu được m tấn gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất, hiệu suất của quá trình sản xuất là 85%. (Biết C = 12; O = 16; Fe = 56). Giá trị của m là
Bước 1: Tính khối lượng sắt thu được theo lý thuyết
Khối lượng Fe2O3 đem luyện gang là 10.64% = 6,4 (tấn)
Xét quá trình luyện gang:
Fe2O3 → 2Fe
160 2.56 (tấn)
6,4 → x (tấn)
⟹ \({m_{Fe(LT)}} = x = \dfrac{{6,4.2.56}}{{160}} = 4,48\) (tấn)
Vì gang chứa 2,5% cacbon và tạp chất hay chứa 97,5% sắt
⟹ \({m_{gang(LT)}} = \dfrac{x}{{97,5\% }} = 4,59\) (tấn).
Bước 2: Tính khối lượng sắt thực tế thu được
\({m_{gang(TT)}} = {m_{gang(LT)}}.H = 4,59.85\% = 3,91\) (tấn). (Do H = 85%).
Vậy m = 3,91 (tấn).
Sắt có số oxi hoá +2 trong hợp chất nào sau đây?
Sắt có số oxi hoá +2 trong hợp chất FeCl2.
Số oxi hóa của sắt trong hợp chất FeO và Fe(NO3)3 lần lượt là:
Số oxi hóa của sắt trong hợp chất FeO và Fe(NO3)3 lần lượt là: +2 và +3
Ở nhiệt độ thường, không khí ẩm oxi hóa được hiđroxit nào sau đây?
Ở nhiệt độ thường, không khí ẩm oxi hóa được Fe(OH)2
PTHH: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3
Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
Công thức hóa học của sắt (III) oxit là Fe2O3
Dung dịch FeCl2 không tham gia phản ứng với
A. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl
B. 2FeCl2 + Cl2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2FeCl3
C. 10FeCl2 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 3K2SO4 + 6MnSO4 + 10Cl2↑ + 24H2O
D. Không phản ứng
Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là
Tính chất hóa học chung của hợp chất sắt (II) là tính oxi hóa và tính khử.
Nung nóng hỗn hợp Ba(OH)2 và Fe(OH)2 ngoài không khí cho đến khi khối lượng không thay đổi thu được chất rắn X. X chứa
Phương trình phản ứng:
Ba(OH)2 là bazơ tan => Không bị nhiệt phân
4Fe(OH)2 + O2 \(\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \) 2Fe2O3 + 4H2O