Cho các chất sau: etilen, vinyl clorua, metyl axetat, metyl acrylat, glyxin. Số chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
Các chất có thể tham gia phản ứng trùng hợp là:
+ Etilen (CH2=CH2)
+ Vinyl clorua (CH2=CH-Cl)
+ Metyl acrylat (CH2=CH-COOCH3)
→ 3 chất
Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là
Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-)n là poli etilen.
Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp?
Tơ xenlulozơ axetat là tơ bán tổng hợp.
Sợi len, tơ tằm là tơ thiên nhiên.
Tơ nilon - 6,6 là tơ tổng hợp.
Monome không tham gia phản ứng trùng hợp là
- Etilen (CH2=CH2), acrilonitrin (CH2=CH-CN), metyl metacrylat (CH2=C(CH3)-COOCH3) đều có chứa liên kết C=C kém bền nên có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime.
- ε-amino caproic không thỏa mãn điều kiện nên không tham gia trùng hợp tạo polime.
Poli(vinyl clorua)(PVC) được điều chế từ phản ứng trùng hợp chất nào sau đây
PVC poli vinyl clorua có CTHH là CH2=CHCl
Tơ nào sau đây thuộc loại được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
B. Poli (phenol fomanđêhit) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa phenol và anđehit fomic
C. Tơ nilon 6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của axit ađipic và hexametylen điamin
nHOOC-[CH2]4-COOH + nH2N- [CH2]6-NH2 \(\buildrel {{t^0},p,xt} \over\longrightarrow \) (-CO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n + nH2O
D. Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của etilen glicol và axit terephtalic
HO-CH2-CH2-OH + HOOC-C6H4-COOH \(\buildrel {{t^0},p,xt} \over\longrightarrow \) (-O-CH2-CH2-O-CO-C6H4-CO-)n + nH2O
Loại tơ nào sau đây điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
Tơ nitrin được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Cho các polime sau: nilon 6-6; poli (vinyl clorua); poli (metyl metacrylat); teflon; tơ lapsan; polietilen; polibutadien. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là: nilon 6-6; tơ lapsan → có 2 polime
Chất nào sau đây không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp :
Chất không có liên kết bội kém bền thì không tham gia được phản ứng trùng hợp
→ toluen (C6H5CH3) không có liên kết đôi kém bền nên không tham gia trùng hợp được
Cho các polime sau: polietilen, poliacrilonitrin, tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là
Các polime tổng hợp: polietilen, poli (acrilonitrin), nhựa novolac, cao su buna-N, tơ nilon-6,6.
Phát biểu nào sau đây là đúng :
A sai vì tơ visco là tơ bán tổng hợp
B sai vì etylen terephtalat được tạo tử phản ứng trùng ngưng etylen glycol và axit terephtalic
C sai vì phản ứng trùng hợp tạo ra cao su buna - N
D đúng
Hạt nhân của hầu hết các nguyên tử do các loại hạt sau cấu tạo nên
Đáp án C
Chất nào sau đây thuộc loại polime tự nhiên:
Chất thuộc loại polime tự nhiên: tinh bột
Amino axit, saccarozo, chất béo là chất tự nhiên nhưng không phải polime
Polime nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?
- Poli(hexametylen ađipamit) được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng.
- Poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin được điều chế bằng phương pháp trùng hợp.
Tơ nào dưới đây được điều chế bằng phương pháp trùng ngưng?
Tơ được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là tơ nilon-6,6.
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh
Polime có cấu trúc phân nhánh là amylopectin
Các polime còn lại có cấu trúc mạch thẳng
Chất nào sau đây không có phản ứng trùng hợp?
A. Etilen: nCH2=CH2 \(\overset{t^o,xt,p}{\rightarrow}\) (-CH2-CH2-)n
B. Vinyl clorua: nCH2=CHCl \(\overset{t^o,xt,p}{\rightarrow}\) (-CH2-CHCl-)n.
C. Stiren: nC6H5-CH=CH2 \(\overset{t^o,xt,p}{\rightarrow}\) [-CH(C6H5)-CH2-]n.
D. Benzen có liên kết đôi nhưng bền nên không tham gia phản ứng trùng hợp.
Cho các polime: poli(vinyl clorua), nilon-6, xenlulozơ, polibutađien, amilopectin. Số polime thuộc loại polime thiên nhiên là
Polime thiên nhiên là các polime có sẵn trong tự nhiên.
⟹ Các polime thiên nhiên trong dãy trên là: xenlulozơ, amilopectin (2 polime).
Cho các polime: tơ nitron, xenlulozơ, polibutađien, tơ lapsan. Polime thiên nhiên là
Xenlulozơ thuộc loại polime thiên nhiên.
Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
Tơ nilon -6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylen điamin.
HOOC-[CH2]4-COOH + H2N-[CH2]6-H2N \(\xrightarrow{{{t^0},p,xt}}\) (-HO-[CH2]4-CO-NH-[CH2]6-NH-)n + 2nH2O
Tơ olon, polietilen, cao su Buna được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.